So sánh ảnh hưởng của các chất phụ gia nanoclay đến tính chất cơ

Một phần của tài liệu Vật liệu nano composite cao su + sét biến tính (Trang 64)

cơ lý được gia tăng. Độ bền kéo đứt của vật liệu CSTN/I28E cũng diễn biến tương tự theo chiều tăng của hàm lượng sét hữu cơ như khi CSTN được gia cường bằng sét hữu cơ tự điều chế P-DMDOA. Độ bền kéo đứt cũng đạt giá trị cực đại ở 4pkl sét hữu cơ. Độ giãn dài của vật liệu diễn biến không tuyến tính. Tuy nhiên mô đun đàn hồi có xu hướng tăng khi tăng hàm lượng sét hữu cơ chứng tỏ độ cứng của vật liệu được gia tăng dẫn đến phạm vi sử dụng của vật liệu cũng phong phú hơn.

3.2.4. So sánh ảnh hưởng của các chất phụ gia nanoclay đến tính chất cơ lý của vật liệu CSTN vật liệu CSTN

Để đánh giá khả năng gia cường của sét hữu cơ điều chế P-DMDOA với sét hữu cơ thương phẩm I.28E, hàm lượng sét hữu cơ 4 pkl đã được lựa chọn. Tính chất cơ lý của sản phẩm được thể hiện trên bảng 3.8.

Bảng 3.8. Ảnh hưởng của chất phụ gia nanoclay đến tính chất cơ lý của CSTN Chất phụ gia

nanoclay Độ bền kéo đứt (MPa) Độ giãn dài (%) Môđun đàn hồi (N/cm2)

Mẫu trắng 19,324 711,169 4,198

Bentonit Pháp 20,482 635,928 5,777

I.28E 28,377 671,843 6,376

P-DMDOA 28,938 642,851 6,481

Kết quả bảng 3.8 cho thấy, khi cho thêm 4pkl bentonit, tính chất cơ lý của CSTN tăng lên không đáng để so với mẫu trắng không được gia cường. Trong khi đó khi CSTN được gia cường 4pkl bằng I.28E và P-DMDOA độ bền kéo đứt đã gia tăng đáng kể. So sánh khả năng gia cường của 2 loại sét hữu cơ này thấy, các tính chất cơ lý của vật liệu không khác nhau nhiều.

Như vậy, sét hữu cơ tự điều chế P-DMDOA có tính chất không thua kém sét hữu cơ thương phẩm I.28E.

Một phần của tài liệu Vật liệu nano composite cao su + sét biến tính (Trang 64)