Chín hs ch phân biệt g

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế vi mô (Nghề: Quản trị kinh doanh - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 32 - 33)

Chính sách phân biệt giá hồn tồn: (hay cịn gọi là chính sách phân

biệt giá cấp một) là chính sách mà trong đó nhà độc quyền ấn định cho mỗi (nhóm) khách hàng một mức giá tối đa mà ngƣời đó có thể trả. Mức giá đó gọi là giá sẵn sàng trả hay giá đặt trƣớc của ngƣời tiêu dùng. Nếu nhà độc quyền có thể ác định rõ nhu cầu của từng khách hàng hay từng nhóm khách hàng của mình, họ có thể định giá cao nhất mà (nhóm) khách hàng của mình có thể trả. Với cách định giá này, nhà độc quyền sẽ “bòn rút” hết thặng dƣ tiêu d ng của ngƣời tiêu dùng bởi vì nhà độc quyền định cho mỗi khách hàng mức giá tối đa mà họ có thể trả..

Chính sách phân biệt giá cấp 2: Cơ chế hoạt động của chính sách phân

biệt giá này là nhà độc quyền đặt các mức giá khác nhau cho các số lƣợng hay khối lƣợng khác nhau của cùng một hàng hóa dịch vụ. Trƣờng hợp này xảy ra

khi việc sản xuất của nhà độc quyền đạt đƣợc tính kinh tế nhờ quy mơ. Đƣờng AC và MC của nhà độc quyền giảm dần. Nếu thực hiện cơ chế một giá, nhà độc quyền sẽ định giá P0 cho khối lƣợng Q0. Thay vào đó, nhà độc quyền có thể ấn định ba mức giá khác nhau cho 3 khối lƣợng mua khác nhau. Doanh nghiệp sẽ bán Q1 đơn vị sản phẩm với giá P1; Q0 - Q1 sản phẩm ở mức giá P0; v.v. Bằng cách này, doanh nghiệp có thể mở rộng sản lƣợng và bán ra đến Q2, tại đó P2 = AC. Doanh nghiệp sẽ không sản xuất và bán ra thêm nữa vì những sản phẩm tăng thêm đƣợc bán với giá thấp hơn chi phí trung bình. So với việc khơng phân biệt giá, nhà độc quyền có thể sản xuất và bán ra nhiều hơn (Q2 so với Q0). Do vậy, doanh nghiệp có thể tận dụng đƣợc tính kinh tế nhờ quy mơ làm giảm chi phí trung bình. Cả ngƣời tiêu dùng và nhà sản xuất đều có thể có lợi từ việc định giá này.

Chính sách phân biệt giá đối với hai thị trường riêng biệt: Chính sách

phân biệt giá hồn tồn địi hỏi nhà độc quyền phải nắm vững thông tin về cầu của từng (hay nhóm) ngƣời tiêu d ng. Điều này khó có thể làm đƣợc. Một chính sách phân biệt giá khả thi hơn, địi hỏi ít thơng tin hơn là việc nhà độc quyền tách biệt những khách hàng của mình thành một số phân khúc thị trƣờng riêng biệt (chẳng hạn nhƣ: "thành thị - nông thơn"; "trong nƣớc - nƣớc ngồi"; "trong giờ cao điểm - ngoài giờ cao điểm", v.v.) và định các mức giá khác nhau cho từng khúc thị trƣờng đó (chính sách ph n biệt giá này cịn đƣợc gọi là chính sách phân biệt giá cấp ba). Sự phân khúc thị trƣờng có thể dựa vào đặc điểm tiêu dùng của khách hàng. Chẳng hạn, Công ty Viễn thơng có thể phân các khách hàng sử dụng dịch vụ điện thoại ra hai nhóm: nhóm 1, những khách hàng sử dụng điện thoại trong giờ cao điểm từ 8 đến 12 giờ hàng ngày và nhóm 2, những ngƣời sử dụng điện thoại ngồi giờ cao điểm. Những khách hàng nhóm 1 có cầu rất kém co giãn do phải sử dụng điện thoại cho giao dịch, kinh doanh nên có thể định giá cao. Nhóm 2 lại sử dụng cho giải trí, cơng việc riêng nên cầu co giãn hơn và nhƣ vậy doanh nghiệp sẽ định giá thấp hơn. Bằng cách định các mức giá khác nhau cho từng khúc thị trƣờng, nhà độc quyền có thể tăng đƣợc lợi nhuận

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế vi mô (Nghề: Quản trị kinh doanh - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(38 trang)