Nâng cao sức mạnh, năng lực hoạt độngcủa các Ngân hàng

Một phần của tài liệu Hiệu quả hoạt động kinh doanh và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các Ngân (Trang 36 - 38)

II. Các hoạt động cơ bản của Ngân hàng thương mại:

2.2.Nâng cao sức mạnh, năng lực hoạt độngcủa các Ngân hàng

1 Định hướng phát triển kinh tế xã hội của Việt nam trong thập niên

2.2.Nâng cao sức mạnh, năng lực hoạt độngcủa các Ngân hàng

vài ngân hàng thương mại lớn hoặc trên cơ sở sáp nhập, sắp xếp lại các ngân hàng thương mại, đồng thời cổ phần hóa một số ngân hàng thương mại quốc doanh, trong đó số vốn của Nhà nước đủ sức chi phối những ngân

hàng mới này. Qua đây có thể huy động nguồn lực trong công chúng vào

quỹ đạo của thị trường tài chính. Hoặc thông qua hình thức ngân hàng sở

hữu công ty, thực hiện chế độ tham dự đối với hàng loạt tập đoàn sản xuất

kinh doanh, biến ngân hàng thương mại quốc doanh trở thành tập đoàn

mạnh về vốn, về cộng nghệ về năng lực điều hành đủ sức làm “bà đỡ” cho phát triển kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội chủ nghĩa.

Với những giải pháp mang tính định hướng trên đây, chắc rằng hệ

thống ngân hàng Việt Nam sẽ thoát khỏi tình trạng khó khăn trong một thời gian không xa . Tất nhiên cùng với nó, phải có hàng loại giải pháp đồng bộ

như xử lý dứt điểm nợ tồn đọng, nợ xấu của các ngân hàng thương mại, lập

công ty mua bán nợ và chứng khoán hóa các khoản nợ của hệ thống ngân

hàng, huy động vốn qua thị trường chứng khoán... tránh tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào ngân sách Nhà nước. Và điều này không thể giải quyết trong một sớm một chiều được.

2.2 Nâng cao sc mnh, năng lc hot động ca các ngân hàng thương mi. thương mi.

Để tiến hành đổi mới và nâng cao năng lực cạnh tranh của mình các ngân hàng thương mại Việt nam có thể chọn lựa hai cách thức cơ bản:

Tập trung khai thác các lợi thế sẵn có kết hợp với sử dụng một số

thành tựu khoa học công nghệ mới.

Chủ yếu dựa vào sáng tạo và áp dụng tri thức công nghệ mới có tính cạnh tranh cao ở cả trong nước lẫn trên phạm vi quốc tế, xuất phát từ tình hình thực tế hiện nay còn nhiều hạn chế, khó khăn các ngân hàng thương mại chưa thể thực hiện cách thứ hai nên có thể chọn cách trước. Nhưng về

cách thứ hai để đảm bảo cho sự phát triển bền vững, tham gia hội nhập và cạnh tranh quốc tế một cách chủ động và có hiệu quả.

Tăng cường tiếp thu và áp dụng một cách sáng tạo các thành tựu khoa học- kỹ thuật và công nghệ mới kết hợp với việc khôn khéo sử dụng các yếu tố văn hóa dân tộc để tạo ra sắc thái riêng và chất lượng cao trong dịch vụ các ngân hàng thương mại.

Trong quá trình đổi mới, yếu tố con người, đặc biệt là người có tài ngày càng có vị trí, vai trò quan trọng hơn tới sự phát triển và năng lực cạnh tranh của mỗi một ngân hàng. Vì đây là một nhân tố năng động và có tính quyết định nhất trong việc sáng tạo và vận dụng các thành tựu khoa học – công nghệ mới để hoàn thiện và thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách tạo ra năng suất, chất lượng dịch vụ ngân hàng cao hơn.

Thu nhập từ các dịch vụ mới dựa trên tri thức và công nghệ cao ngày càng chiếm tỷ trọng lớn hơn trong tổng thu nhập của hệ thống ngân hàng thương mại. Điều đó có nghĩa, các hoạt động truyền thống như nhận tiền gửi, cho vay tuy vẫn còn nhưng vị trí, vai trò của chúng ngày càng giảm. Hiện nay ở các nước phát triển thực tế thu nhập từ các dịch vụ mới thường chiếm trên 70% tổng thu nhập, trong khi đó ở nước ta tỷ lệ này còn ở mức dưới 30%.

Việc phát triển hệ thống tổ chức của các ngân hàng thương mại ngày càng ít phụ thuộc hơn vào các yếu tố truyền thống như vị trí, địa điểm... mà phụ thuộc nhiều hơn vào các phương thức tổ chức và cơ chế hoạt động mới như thương mại điện tử, hệ thống ngân hàng ảo...

Mức độ cạnh tranh trong hoạt ngân hàng ngày càng cao và gay gắt

hơn vì điều kiện để xuất hiện các đối thủ cạnh tranh tiềm năng ở trong và ngoài nước có xu hướng tăng khi hội nhập quốc tế.

Vậy để tồn tại, phát triển và giành chiến thắng trong cạnh tranh, mỗi một ngân hàng thương mại cần xây dựng và kiên trì thực hiện chiến lược và chính sách phát triển đúng đắn, phù hợp. Trước hết cần tập trung đáp ứng tốt nhất những yêu cầu của khách hàng trong đIều kiện mới, những ngân

hàng thương mại có khả năng cung cấp các dịch vụ cho doanh nghiệp

khách hàng, tăng thị phần, thu nhập và khả năng chi phối nhiều hơn đối với thị trường.

Đối với các hoạt động quản trị ngân hàng cần nâng cao chất lượng và hiệu quả của các quyết định quản lý trên cơ sở nâng cao trình độ tri thức và tầm nhìn của cán bộ lãnh đạo, đồng thời tăng cường công tác nghiên cứu, thu thập và xử lý thông tin để các quyết định được ban hành kịp thời, sát

đúng đem lại hiệu quả cao. Đối với các hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng cần đa dạng hóa và nâng cao chất lượng của các hoạt

động này trên cơ sở mở ra các dịch vụ mới có áp dụng các công nghệ, quy trình hiện đại để xâm nhập vào các thị trường mới và tăng thêm thị phần .

Xây dựng cơ chế, chính sách để tạo ra môi trường thuận lợi, khuyến khích mạnh mẽ hơn các hoạt động sáng tạo nhăm hoàn thiện, nâng cao chất lượng và hiệu quả của các dịch vụ và hoạt động của ngân hàng.

Mỗi ngân hàng cần xây dựng và tổ chức thực hiện tốt chính sách đổi mới công nghệ cho mình, trong đó cần chú trọng vào việc tạo vốn và các nguồn lực cần thiết khác để thực hiện có hiệu quả nhất các chính sách này. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Điều cần chú ý là khi lựa chọn cộng nghệ mới cần tính toán đầy đủ, cân nhắc kỹ tất cả các yếu tố khác có liên quan đểđảm bảo lợi ích lâu dài, khả

năng cạnh tranh cao.

Tăng cường hợp tác và liên kết giữa các ngân hàng thương mại Việt nam để có thể hợp lực giải quyết những vấn đề lớn, đem lại lợi ích chung.

Đồng thời cũng mở rộng hợp tác quốc tế để tranh thủ sự trợ giúp nhiều mặt cả về tài chính, kỹ thuật và đào tạo, tư vấn của các ngân hàng nước ngoài và tổ chức tài chính –tiền tệ quốc tếđể đẩy nhanh quá trình này.

Tăng cường hợp tác, liên kết với các công ty tư vấn, cơ quan nghiên cứu... để nâng cao khả năng định hướng các hoạt động của mình cũng như

dự báo đúng các xu hướng phát triển của thị trường, công nghệ và đánh giá, thẩm định đúng các dự án vay vốn ngân hàng để đầu tư cho các lĩnh vực mới, có áp dụng các công nghệ cao ...

Một phần của tài liệu Hiệu quả hoạt động kinh doanh và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các Ngân (Trang 36 - 38)