II. Các hoạt động cơ bản của Ngân hàng thương mại:
1 Định hướng phát triển kinh tế xã hội của Việt nam trong thập niên
2.1 Tăng cường tiềm lực tài chính của các Ngân hàng thương mại
quốc doanh.
Mục tiêu của giải pháp này nhằm tăng vốn chủ sở hữu, tăng hiệu quả
sử dụng vốn của các trung gian tài chính và bằng một tầm nhìn chiến lược
đó là đặt vị trí ưu tiên hàng đầu đối với phát triển hệ thống ngân hàng trong cơ chế thị trường, vận dụng vào Việt nam theo định hướng xã hội chủ
nghĩa:
Một là, về mặt giải pháp tình thế trước mắt, cần xem xét lại chính sách tài khóa ưu tiên cấp vốn bổ sung cho hệ thống Ngân hàng thương mại
quốc doanh trong chi đầu tư. Không nên để vốn tự có của ngân hàng
thương mại quốc doanh chỉ bằng vốn của một trong những xí nghiệp công nghiệp loại vừa của nền kinh tế quốc dân. Cần xem xét và điều chỉnh lại trong cơ cấu chi tiêu của ngân sách nhà doanh để có thể đáp ứng được một phần khó khăn trước mắt đối với tăng vốn điều lệ cho Ngân hàng thương mại quốc doanh.
Hai là, có thể tiến hanh phát hành trái phiếu chính phủ để tái cấp vốn
cho Ngân hàng thương mại Nhà nước thông qua huy động nguồn vốn nội
lực của công chúng. Tuy nhiên phải tính đến loại trái phiếu có lãi và được bồi hoàn (thanh toán khi đáo hạn). Có như vậy mới thực sự tăng cường năng lực tài chính cho hệ thống ngân hàng quốc doanh.
Ba là, về mặt chiến lược việc tăng cường năng lực tài chính cho Ngân hàng thương mại quốc doanh cũng tức là góp phần tăng cường năng lực cạnh tranh cho cộng đồng các doanh nghiệp của nền kinh tế trong tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và toàn cầu. Nước ta cần phải có một hoặc hai ngân hàng thương mại quốc doanh có mức vốn điều lệ tương đối lớn
ngang tầm khu vực (tương đương vài tỷ USD). Muốn đạt được điều này cần phối hợp nhiều giải pháp :