Tổ chức và quản trị nghiệp vụ tạo nguồn và mua hàng ở DNTM

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị thương mại (Nghề: Quản trị kinh doanh - Cao đẳng) - Trường CĐ Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 43)

4.1 Tổ chức bộ máy nghiệp vụ tạo nguồn và mua hàng ở DNTM 4.1.1 Ở bộ phận quản trị DNTM

- Tổ chức bộ phận phụ trách công tác tạo nguồn và mua hàng của DNTM là một trong những yếu tố quan trọng nhất, quyết định hoạt động tạo nguồn hàng có đạt được mục tiêu và kết quả mong muốn hay không. Với những hợp đồng mua các mặt hàng chủ yếu, quan trọng, có giá trị lớn thường do Tổng Giám đốc DNTM quyết định.

- Phịng kế hoạch KD, trong đó có bộ phận chức năng tạo nguồn và mua hàng (bộ phận thu mua) vừa là tổ chức chuyên môn hoạch định chiến lược và kế hoạch mua hàng, vừa là bộ phận nghiệp vụ thực thi và chỉ đạo tác nghiệp các hoạt động tạo nguồn và mua hàng của DNTM. Bộ phận thu mua được tổ chức theo chuyên mơn hóa mặt hàng hoặc nhóm mặt hàng, theo khu vực địa giới nguồn hàng, để các cán bộ nghiệp vụ chuyên theo dõi, khai thác, phát triển và lựa chọn nguồn hàng đáp ứng yêu cầu của DNTM.

37

4.1.2 Tổ chức mạng lƣới thu mua, tiếp nhận hàng hóa

- Tổ chức hợp lý mạng lưới thu mua phù hợp với đặc điểm điều kiện nguồn hàng, điều kiện SX, điều kiện vận tải là vấn đề hết sức quan trọng để có thể bảo đảm nguồn hàng được đầy đủ, kịp thời, đồng bộ, đúng số lượng, chất lượng và thời gian cần hàng.

- Theo nguyên tắc chuyên doanh, vừa đảm bảo tính chuyên nghiệp, vừa đáp ứng được nhu cầu chất lượng và số lượng, cũng như yêu cầu về quy cách, mẫu mã, mầu sắc, các tiêu chuẩn kỹ thuật, mỹ thuật, vệ sinh, môi trường… và kịp thời đối với các nguồn cung ứng đã sản xuất ra.

- Tùy theo tính chất, đặc điểm của loại hàng hóa, yêu cầu của việc thu mua, giao nhận, vận chuyển, phân phối và đặc điểm của ngành sản xuất, DNTM có thể tổ chức mạng lưới trực tiếp thu mua thành các trạm, xí nghiệp, kho thu mua.

- Tổ chức thu mua với hàng nhập khẩu, ở các ga, cảng (có đội tiếp nhận). Thu mua qua các mạng lưới gián tiếp như đại lý (khối lượng nhỏ, manh mún, không thường xuyên)

4.2 Quản trị nghiệp vụ tạo nguồn và mua hàng của DNTM

- Quản trị nghiệp vụ tạo nguồn hàng là quá trình hoạch định, tổ chức nghiên cứu nguồn hàng nhằm phát triển nguồn hàng phù hợp với nhu cầu của khách hàng của DNTM.

4.2.1 Hoạch định chiến lƣợc và kế hoạch

- Để có nguồn hàng ổn định, lâu dài, phù hợp với nhu cầu của khách hàng cần phải xây dựng chiến lược & kế hoạch tạo nguồn và mua hàng của DNTM hàng năm tiên tiến, khả thi nhằm tổ chức tốt công tác tạo nguồn và mua hàng.

4.2.2 Tổ chức tốt hệ thống thông tin

- Thông tin về nguồn hàng: nguồn hàng chính, hàng quan trọng thiết yếu và những mặt hàng có giá trị cao là vấn đề hết sức quan trọng đối với DNTM.

- DNTM cần tổ chức tốt hệ thống thông tin từ các đơn vị nguồn hàng, nơi giao nhận hàng… về DNTM bằng cách cử đại diện ở các nơi, hợp tác, chọn lọc các cộng tác viên, hoặc bằng các quan hệ thường xuyên với các đơn vị nguồn hàng… để chuẩn bị trước nguồn hàng đáp ứng cho mọi nhu cầu của khách hàng không bị đứt đoạn.

4.2.3 Tổ chức tốt hoạt động tạo nguồn và mua hàng

- Trước hết, người làm công tác tạo nguồn và mua hàng phải có tính

chun nghiệp cao, cả về trình độ kỹ thuật, nghiệm vụ, bản lĩnh KD, nhanh nhạy và trung thành.

38

- Thứ hai, xác định mục tiêu, Chức năng nhiệm vụ, yêu cầu đối với mỗi

bộ phận, đối với mỗi nhóm mặt hàng (hoặc mặt hàng) trên cơ sở xây dựng các chỉ tiêu, tiêu chuẩn, định mức… để mỗi người, nhóm tổ phối hợp chủ động, tích cực thực hiện chức năng nhiệm vụ đã được phân công.

- Thứ ba, áp dụng các biện pháp kinh tế trong hoạt động khai thác tạo

nguồn hàng. Để khuyến khích kịp thời hoạt động tạo nguồn hàng và mua hàng đúng theo yêu cầu. DNTM cần áp dụng các biện pháp kinh tế (thưởng, phạt) để khuyến khích. Các biện pháp kích thích cá nhân, tổ nhóm thu mua hàng.

4.2.4 Quyết định hợp tác tạo nguồn, mua hàng, cũng nhƣ kiểm tra, theo dõi, đ nh gi hoạt động tạo nguồn

Thuộc trách nhiệm của ban lãnh đạo DNTM và bộ phận quản trị mua hàng của DNTM. Vì vậy, hoạt động này cũng phải tuân thủ các nội dung chung của quản trị KD như các hoạt động nghiệp vụ khác như quản trị bán hàng, quản trị tài chính… ở DNTM.

39

CÂU HỎI ƠN TẬP BÀI 2

1. Khái niệm về nguồn hàng, các loại nguồn hàng của doanh nghiệp thương mại? Mối quan hệ giữa các tiêu thức phân loại nguồn hàng?

2. Vị trí của nghiệp vụ tạo nguồn hàng ở doanh nghiệp thương mại. Làm tốt nghiệp vụ này có tác dụng gì? Và làm khơng tốt nghiệp vụ này có những hậu quả gì ?

3. Sự khác nhau giữa tạo nguồn và mua hàng và mối quan hệ giữa tạo nguồn và mua hàng ?

4. Phân tích những nội dung cơ bản của nghiệp vụ tạo nguồn và mua hàng ở doanh nghiệp thương mại ?

40

BÀI 3: DỰ TRỮ HÀNG HÓA VÀ QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO Ở DOANH NGHIỆP THƢƠNG MẠI

Mã chƣơng: MH 42KX6340101 - 03

Giới thiệu:

Hàng hóa là một sản phẩm được sản xuất ra, trước hết nó phải có cơng dụng thỏa mãn một nhu cầu nào đó của xã hội (sản xuất hoặc tiêu dùng) và nó phải được bán ra cho người khác chứ không phải tự tiêu dùng. Như vậy, hàng hóa của doanh nghiệp này cũng có thể là vật tư đầu vào của một DN khác.

Sản phẩm hàng hóa từ khi sản xuất ra đến khi được đem tiêu dùng (sử dụng) thời gian đó sản phẩm hàng hóa ở trong trạng thái dự trữ hàng hóa

Mục tiêu:

Bài này nghiên cứu các loại dự trữ hàng hóa trong nền kinh tế quốc dân và quản trị hàng tồn kho ở doanh nghiệp thương mại

Nội dung:

1. C c loại dự trữ hàng hóa trong nền kinh tế quốc dân, sự hình thành và c c nhân tố ảnh hƣởng đến chúng

1.1 Khái niệm về dự trữ hàng hóa

- Dự trữ hàng hóa là trạng thái sản phẩm hàng hóa chưa được sử dụng (tiêu dùng) theo cơng dụng, mục đích của nó. Là sản phẩm hàng hóa, nó ln phải tuân theo một quá trình vận động từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng. Đó chính là q trình trao đổi hàng hóa, lưu thơng hàng hóa.

- Sản xuất ra hàng hóa là để tiêu dùng, chỉ khi bước vào tiêu dùng sản phẩm trở lại thành sản phẩm đích thực. Dự trữ hàng hóa chính là sự tồn tại của sản phẩm dưới dạng hàng hóa, là sự ngưng đọng của sản phẩm hàng hóa; đó là trạng thái sản phẩm hàng hóa đang trong q trình vận động từ lĩnh vực sản xuất đến lĩnh vực tiêu dùng sản xuất hoặc tiêu dùng cá nhân.

1.2 Sự hình thành dự trữ hàng hóa trong nền kinh tế quốc dân và các nhân tố ảnh hƣởng đến chúng tố ảnh hƣởng đến chúng

1.2.1 Sự hình thành dự trữ hàng hóa trong nền kinh tế quốc dân

- Trong nền kinh tế ngày càng phát triển và mở rộng thì hàng hóa cần phải được trao đổi và lưu thông điều này thể hiện ở những điểm sau:

. Các đơn vị sản xuất ngày càng được chun mơn hóa, sản phẩm của đơn vị sản xuất này trở thành nguyên vật liệu của đơn vị sản xuất khác và chúng cần trao đổi với nhau.

41

. Có khoảng cách về khơng gian và thời gian, cần phải có sự vận động của hàng hóa từ nơi SX đến nơi tiêu dùng.

. Sản xuất và tiêu dùng sản phẩm hàng hóa khơng trùng với nhau về thời gian => Dẫn tới cần phải có sản phẩm hàng hóa dự trữ.

. Sản xuất hàng hóa ở một nơi, tiêu dùng ở nhiều nơi, hoặc ngược lại. Điều này địi hỏi phải có sự vận chuyển hàng hóa từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng.

=> Như vậy, trong nền kinh tế sản xuất hàng hóa thì phải có dự trữ hàng

hóa là một tất yếu khách quan. Nó là một điều kiện để tái sản xuất xã hội liên tục và tiêu dùng liên tục. Dự trữ hàng hóa là một điều kiện của lưu thơng hàng hóa.

1.2.2 Các nhân tố ảnh hƣởng đến dự trữ hàng hóa trong nền kinh tế quốc dân.

- Dự trữ hàng hóa trong nền kinh tế bị tác động bởi hai nhóm nhân tố trái ngược nhau. Đó là:

- Thứ nhất: nhóm nhân tố làm tăng dự trữ hàng hóa trong nền kinh tế

quốc dân.

. SP hàng hóa được sản xuất ra ngày càng nhiều

. Thị trường trong nước và ngoài nước ngày càng phát triển và mở rộng, hàng hóa lưu thơng ngày càng nhiều.

. Hoạt động thương mại ngày càng phát triển nên xây dựng các kho chứa lớn, các phương tiện vận tải có sức chứa lớn, vận chuyển đi xa và nghiên cứu cách bảo quản hàng hóa được lâu và nhiều hơn.

. Cơ chế quản lý thương mại và phong tục tập quán.

-Thứ hai: nhóm những nhân tố làm giảm dự trữ hàng hóa trong nền kinh

tế quốc dân.

. Phân bố lực lượng sản xuất hợp lý: sản xuất gần nơi tiêu thụ; phát triển SX hàng hóa trong nước, giảm được hàng hóa nhập ngoại…

. Cải tiến các điều kiện vận tải thuận tiện

. Cải tiến công tác lưu thơng hàng hóa: giảm bớt thủ tục hải quan, các rào cản thương mại…

. Phát triển các nguồn nguyên nhiên vật liệu mới, tại chổ, sẵn có ở địa phương…

. Cơ chế quản lý thương mại và phong tục tập quán.

1.3 Các loại dự trữ hàng hóa trong nền kinh tế quốc dân

- Trong nền kinh tế quốc dân, có ba loại dự trữ hàng hóa chủ yếu là: dự trữ thành phẩm tiêu thụ ở các DN sản xuất KD (gọi tắc là dự trữ tiêu thụ); dự trữ

42

hàng hóa ở các DNTM và dự trữ hàng hóa trên đường (dự trữ hàng hóa trên các phương tiện vận tải).

Sơ đồ II.1: Tuần hoàn các loại dữ trữ hàng hóa trong nền kinh tế quốc dân

1.3.1 Dự trữ tiêu thụ

- Dự trữ tiêu thụ là dự trữ những thành phẩm đã hoàn thành việc chế tạo, đã nhập kho tiêu thụ của xí nghiệp sản xuất KD và đang chờ xuất bán.

- Ngun nhân chính hình thành dự trữ tiêu thụ là do sự cần thiết phải thực hiện các nghiệp vụ tiêu thụ sản phẩm như: phân loại, chọn lọc, đóng gói hình thành các lơ hàng phù hợp với phương thức tiêu thụ sản phẩm: tiêu thụ trực tiếp, tiêu thụ gián tiếp.

- Dự trữ tiêu thụ nhiều hay ít ở các DN sản xuất -KD là do những nhân tố sao đây quyết định:

. Quy mơ của DN và quy trình cơng nghệ sản xuất quyết định khối lượng và cơ cấu sản phẩm lớn.

. Phương thức tiêu thụ sản phẩm, thị trường tiêu thụ sản phẩm và khách hàng chủ yếu của DN.

- Tiêu thụ sản phẩm là bán hàng hóa của DN để thu tiền. Dự trữ tiêu thụ ở DN lại phụ thuộc vào điều kiện sản phẩm hàng hóa tiêu thụ. Để xác định quy mô của dự trữ tiêu thụ và đánh giá hoạt động tiêu thụ sản phẩm người ta thường dùng các chỉ tiêu về dự trữ tiêu thụ sản phẩm. Có các chỉ tiêu như sau:

43

. Một là: chỉ tiêu dự trữ tiêu thụ hiện vật, ký hiệu là Dtthvật được xác định bằng công thức sau:

Dtthvật = Xbq . Tlk (đvt: tấn …)

Trong đó:

Xbq : Khối lượng hàng hóa tiêu thụ bình qn 1 ngày đêm (tấn) Tlk : Thời gian lưu kho trung bình của hàng hóa tiêu thụ (ngày)

. Hai là: chỉ tiêu dự trữ tiêu thụ tính bằng giá trị (tiền), ký hiệu là Dtt(tiền)

được xác định bằng công thức sau:

Dtt(tiền) = Dtthvật . Gbán tại XN

Trong đó:

Dtthvật : Dữ trữ tiêu thụ tính bằng hiện vật

Gbán tại XN: Giá bán bn tại Xí nghiệp

1.3.2 Dự trữ hàng hóa ở c c DN thƣơng mại

- Dự trữ hàng hóa ở DNTM được hình thành từ khi nhập hàng về DNTM và kết thúc khi DNTM bán hàng (giao hàng) cho khách hàng. Được dự trữ ở kho, trạm, cửa hàng, quầy hàng, siêu thị, đại lý, trung tâm mua sắm của các DNTM.

1.3.3 Dự trữ hàng hóa trên đƣờng

- Dự trữ hàng hóa trên đường được hình thành từ khi bốc xếp hàng hóa lên phương tiện vận tải đến khi hàng hóa được giao cho khách hàng tại kho, trạm, cửa hàng, xí nghiệp.

- Dự trữ hàng hóa trên đường chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố sau đây: . Sự phân bố của nền sản xuất xã hội và sự phát triển của lực lượng SX. . Sự phát triển của cơ sở hạ tầng và của ngành vận tải hàng hóa.

. Cơ chế quản lý của ngành vận tải hành hóa. Việc vận chuyển hàng hóa có thơng suốt, nhanh chóng hay khơng phụ thuộc vào cơ chế quản lý ngành vận tải. Vấn đề giao nhận, gửi hàng, vận tải đa phương thức và bảo đảm an toàn trong vận tải hàng hóa là vấn đề hết sức quan trọng để hàng hóa được vận chuyển đến nơi quy định.

- Đối với mỗi DNTM, có thể xác định được khối lượng hàng hóa dự trữ trên đường cho từng khoảng thời gian (VD một năm). Để xác định khối lượng hàng hóa dự trữ trên đường cần phải dựa vào các căn cứ sau:

. Một là: khối lượng hàng hóa cần phải vận chuyển trung bình một ngày

đêm từ nguồn hàng đến DNTM và khách hàng.

. Hai là: tốc độ vận chuyển trung bình của từng loại phương tiện

44

.Ba là: khoảng cách trung bình vận chuyển hàng hóa của từng loại phương

tiện.

-Người ta có thể dùng cơng thức sau để xác định dự trữ hàng hóa trên đường ở DNTM:

Trong đó:

Dvc: Dự trữ hàng hóa trên đường tính cho 1 loại phương tiện vận tải (tấn….) Qvc: Khối lượng hàng hóa cần vận chuyển trung bình 1 ngày đêm (tấn …) Kvc: Khoảng cách vận chuyển trung bình (km)

Vvc: Tốc độ vận chuyển trung bình 1 ngày đêm của loại phương tiện vận tải (km) - Ngồi ra, trong nền kinh tế quốc dân cịn có các loại dự trữ khác như dự trữ quốc gia, dự trữ vật tư kỹ thuật ở đơn vị SX-KD, dự trữ tiêu dùng.

2. Dự trữ hàng hóa ở DN thƣơng mại

2.1 Sự hình thành dự trữ hàng hóa ở DN thƣơng mại

- Dự trữ hàng hóa ở DNTM được hình thành một cách khách quan do những ngun nhân hình thành dự trữ hàng hóa nói chung của nền kinh tế quốc dân quyết định. Đó là sự phát triển của phân công lao động xã hội và chuyên mơn hóa sản xuất trong các ngành của nền kinh tế quốc dân và sự cần thiết phải trao đổi sản phẩm hàng hóa, lưu thơng hàng hóa để bảo đảm cho q trình tái sản xuất xã hội liên tục. Xét cụ thể sự hình thành dự trữ hàng hóa ở từng DNTM, có những yếu tố sau quyết định:

. Một là, do yêu cầu bảo đảm bán hàng diễn ra liên tục.

. Hai là, dự trữ hàng hóa khơng chỉ để bán hàng liên tục mà còn đáp ứng

yêu cầu mở rộng lưu thông không ngừng và trong trường hợp này quy mô dự trữ hàng hóa phải lớn hơn quy mơ trung bình của lượng cầu, nếu khơng sẽ khơng thỏa mãn được lượng cầu vượt q quy mơ trung bình đó.

. Ba là, dự trữ hàng hóa cịn cần thiết để bảo đảm thời gian đổi mới bản

thân dự trữ hàng hóa đó ở DNTM. Bởi vì trong thời gian hoạt động KD, dự trữ hàng hóa đó khơng ngừng được đi vào lĩnh vực tiêu dùng (tiêu dùng sản xuất và tiêu dùng cá nhân) qua hoạt động bán hàng và để đổi mới dự trữ hàng hóa cần phải có thời gian đặt hàng, giao nhận, vận chuyển sản phẩm đến DNTM.

. Bốn là, trong nền kinh tế thị trường, cuộc cạnh tranh xâm nhập và mở rộng thị trường, mở rộng ảnh hưởng và uy tín, các DNTM có thể sử dụng các biện pháp khác nhau (mua ngay bán ngay…) trong đó dự trữ hàng hóa tồn tại

45

như một phương tiện quan trọng để tăng khả năng cạnh tranh và tìm kiếm lợi

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị thương mại (Nghề: Quản trị kinh doanh - Cao đẳng) - Trường CĐ Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)