Cường độ khai thác.

Một phần của tài liệu nghiên cứu xây dựng các chỉ tiêu nghề lưới kéo đôi ở vịnh bắc bộ (Trang 61 - 69)

3. Một số chỉ tiêu nghề của nghề lưới kéo đôi ở vịnh Bắc Bộ.

3.4. Cường độ khai thác.

Cường độ khai thác của nghề lưới kéo đôi thay đổi theo từng tháng, phụ thuộc và tập quán khai thác của ngư dân. Cường độ khai thác là một kênh thông tin hỗ trợ đánh giá tác động của hoạt động khai thác đối với môi trường và nguồn lợi thủy sản.

Cường độ khai thác được định nghĩa là tỉ lệ tiềm năng bị khai thác so với tổng tiềm năng khai thác của vùng biển. Tiềm năng khai thác của vùng

biển có thể là tổng diện tích hoặc thể tích vùng nước có đối tượng khai thác phân bố. Cường độ khai thác tính theo đơn vị diện tích là tỉ lệ giữa diện tích vùng biển bị lưới quét qua trong một ngày đêm so với tổng diện tích có đối tượng khai thác phân bố. Cường độ khai thác theo thể tích là tỉ lệ khối nước lọc qua miệng lưới trong một năm so với tổng khối nước có đối tượng khai thác phân bố.

Theo kết quả nghiên cứu nguồn lợi bằng máy thủy âm trên tàu MV. SEAFDEC năm 1999 và Tàu Biển Đông 2003, cột nước có các đàn cá đáy phân bố có độ cao từ đáy là 20m. Thực tế, đối tượng khai thác của lưới kéo đôi phân bố khắp nơi ở biển vịnh Bắc Bộ. Toàn vùng biển chủ quyền Việt Nam có diện tích 76.171,7km2 (sau khi thực hiện hiệp định nghề cá vịnh Bắc Bộ, biển chủ quyền Việt Nam còn 67.203 km2). Cường độ khai thác nghề lưới kéo đôi ở vịnh Bắc Bộ như trình bày trong Bảng 32.

Bảng 31. Cường độ khai thác nghề lưới kéo đôi ở vịnh Bắc Bộ. Trước hiệp định Sau hiệp định

Is Iv Is Iv

0.078 0.436 0.019 0,494

Cường độ khai thác nghề lưới kéo ở vịnh Bắc Bộ nhỏ hơn cường độ khai thác hợp lý 0,62 [4]. Tuy nhiên, nguồn lợi cá đáy còn là đối tượng khai thác của nghiều loại ngư cụ khác như: lưới kéo đơn, rê đáy, câu... nên chưa thể kết luận gì về mức độ khai thác nguồn lợi cá tầng đáy ở khu vực này. Căn cứ vào cơ cấu nghề hiện có ở vịnh Bắc Bộ thấy rằng, tỉ lệ đơn vị nghề của lưới kéo đôi so với tổng đơn vị nghề khai thác cá đáy ở vịnh Bắc Bộ nhỏ <30% nên cường độ khai thác cá đáy ở vùng biển này có thể đã vượt quá mức cho phép.

Như vậy, để đánh giá được áp lực của hoạt động khai thác đối với nguồn lợi phải có nghiên cứu đồng thời một số nghề khai thác khác có liên quan. Hơn nữa, nguồn lợi có tính không ổn định theo thời gian nên cần có

nguồn số liệu theo chuỗi thời gian về năng suất khai thác, cường lực, hiệu quả nghề... để đánh giá xu thế biến động của chúng, từ đó đề xuất các giải pháp quản lý ngành phù hợp.

Chương 4

Kết luận và kiến nghị

1. Kết luận.

- Nghề lưới kéo đôi ở vịnh Bắc Bộ phát triển đa dạng cả về kích cỡ tàu thuyền, kích thước ngư cụ, ngư trường và đối tượng khai thác.

- Số lượng tàu công suất nhỏ nhiều hơn và hoạt động ổn định hơn tàu công suất lớn.

- Tỉ suất lợi nhuận và khả năng thu hồi vốn của nhóm tàu công suất nhỏ cao và nhanh hơn nhóm tàu công suất lớn.

- Độ mạnh nghề và cường lực nghề nghề lưới kéo đôi ở vùng biển vịnh Bắc Bộ đạt 2.440,0 PM và 664,2 PU. Trong đó, nhóm tàu công suất từ 150<400CV chiếm tỉ trọng lớn nhất 61,42% và 65,10%.

- Hiệu quả nghề của nghề lưới kéo đôi ở vùng biển vịnh Bắc Bộ đạt 194,126 PE, tương ứng 707,839 triệu đồng/PU. Trong đó, nhóm tàu công suất từ 20<50CV đạt hiệu quả cao nhất.

- Cường độ khai thác ở mức từ 0,40,5 với diện tích vùng biển bị lưới quát qua trong một ngày đêm khoảng 7,8%.

2. Đề xuất.

- Tiếp tục hướng nghiên cứu đối với một số nghề khác cùng hoạt động khai thác trong vùng, cùng đánh bắt những đối tượng với nghề lưới kéo đôi để có đánh giá và nhận định chính xác về cường lực và mức độ khai thác của nghề cá ở vùng biển vịnh Bắc Bộ.

- Nghiên cứu bổ sung đặc điểm phân bố, biến động nguồn lợi làm cơ sở cho tính toán các chỉ số và chỉ tiêu nghề có liên quan.

- Nghiên cứu, xác định các chỉ số, chỉ tiêu nghề theo chuỗi thời gian để có đánh giá về xu hướng biến động qua lại giữa cường lực khai thác và năng suất khai thác của ngư cụ.

- Đề nghị các cơ quan quản lý thuộc Bộ, các tổ chức nghiên cứu phát triển hỗ trợ thực hiện các nghiên cứu tiếp theo để đưa ra được giải pháp điều chỉnh cơ cấu nghề khai thác ở vịnh Bắc Bộ nhằm khai thác hợp lý nguồn lợi.

Tài liệu tham khảo

1.Nguyễn Văn Bản, 2003, Báo cáo đề tài “Điều tra, khảo sát lựa chọn mẫu lưới kéo thích hợp cho nghề lưới kéo khai thác hải sản vùng khơi”, Sở Thủy sản Nghề An, 14tr.

2.Nguyễn Duy Chỉnh, 2005, Báo cáo “Qui hoạch tổng thể nghề cá vịnh Bắc Bộ”, Viện KT&QHTS, 115tr.

3.Bùi Đình Chung, 2001, Nguồn lợi cá biển - Cơ sở phát triển của nghề cá biển Việt Nam, Tuyển tậpcác công trình nghiên cứu biển nghề cá biển, tập II, Viện NCHS, tr 199-210.

4. Nguyễn Văn Động, 1997, Giáo trình cao học “Quản lý nghề cá”, ĐHTS, 67 tr 5.Nguyễn Văn Động, 1998, Báo cáo đề tài “Átlát ngư cụ Việt Nam”, ĐHTS 6.Vũ Duyên Hải, 2003, Bước đầu nghiên cứu kinh tế sinh học nghề cá ở Việt Nam, Tạp chí Thủy sản số12/2003.

7.Nguyễn Long, 1999, Báo cáo đề tài “Lựa chọn các nghề có năng suất cao thích hợp cỡ loại tàu khai thác hải sản xa bờ”, Viện NCHS, 355tr.

8.Nguyễn Long, 2001, Báo cáo đề tài “Đánh giá hiện trạng công nghệ khai thác xa bờ ở một số vùng trọng điểm”, Viện NCHS, 285tr.

9.Lê Trọng Phấn và ctv, 1999, Cơ sở sịnh học vá biển nhiệt đới Việt Nam, Phần I: Vịnh Bắc Bộ, NXB Nông nghiệp, 230tr.

10. Lương Lê Phương, 2005, Báo cáo tham luận “Quản lý nghề cá Việt Nam” tại Hội thảo cao cấp về luật, chính sách và công tác quản lý nghề cá, Bộ Thủy sản – DANIDA, 24-25/01/2005.

11. Đào Mạnh Sơn, 2004, Báo cáo "Nguồn lợi hải sản và Các sinh cảnh quan trọng mang tính xuyên quốc gia, khu vực và toàn cầu ở biển Đông", Dự án UNEP/GEF/SCS “Ngăn ngừa xu hướng suy thoái môi trường biển Đông và vịnh Thái Lan”, 66tr.

12. Phạm Thược, 1994, Báo cáo chuyên đề “Tình hình nguồn lợi hải sản Việt Nam và một số biện pháp sử dụng hợp lý”, Viện NCHS, 91tr.

13. Phạm Thược, 2003, Các khái niệm quản lý nguồn lợi vùng biển và ven bờ, Dự án khu bảo tồn Hòn Mun, 27tr.

14. Bộ Thủy sản, 2005, Báo cáo tổng kết 2004, Hà Nội, 25 tr

15. Bộ Thủy sản, 2004, Dự thảo Chiến lược khai thác hải sản đến 2020, Chuyên đề Hiện trạng nguồn lợi hải sản, 28tr.

16. Sở Thủy sản các tỉnh, 1997-2005, Báo cáo tổng kết năm và phương hương thực hiện nhiệm vụ năm tiếp theo, các tỉnh ven biển vịnh Bắc Bộ.

17. Stuart A. Reeves, Jesper Raakjaer nielsen, 2004, Phương cách làm việc hiệu quả của nhóm chuyên gia kỹ thuật nghề cá biển, dự án ALMRV II, 14tr. 18. A.L. Fridman, 1968, Calculations fof Fishing Gear Designs, News Fishing Books, 241p.

19. FAO, 1999, Technical Guidelines for Responsible Fisheries – Indicators for Sustainable development of Marine Capture Fisheries, Rome-Italia, 68p. 20. J. Ferraris, 2002, Fishing Fleet Profiling Methodology, FAO Fish. Tech. Paper 423, 110p.

21. S. Garcia, 1996, Indicators for Sustainable Development of Fisheries, Workshop on Fisheries Sustainability Indicators, Australia, 22p.

22. Vu Duyen Hai, 2003, Estimating BAC in Thanh Hoa, ALMRV Project, 18p. 23. Vu Duyen Hai, 2003, Estimating BAC in Nghe An, ALMRV Project, 16p. 24. Vu Duyen Hai, 2004, Estimating BAC in Quang Binh, ALMRV Project, 14p. 25. Vu Duyen Hai, 2003, Estimating BAC in Ha Tinh, ALMRV Project, 13p. 26. Vu Duyen Hai, 2005, Estimating BAC in Nam Dinh, Thai Binh and Ninh Binh , ALMRV Project, 24p.

27. Vu Duyen Hai, 2005, Estimating BAC in Quang Ninh, ALMRV Project, 15p. 28. Nguyen Long, Nguyen Van Khang, Vu Duyen Hai, 2001, Fishing Gears and Methods in Southeast Asia, Vol. IV: Vietnam, SEAFDEC, 279 p

29. Masatsune Nomura, Tomeyoshi Yamazaki, 1975, Fishing Techniques, JICA-TOKYO, 206p.

30. C. Stamatopoulos, 2002, Sample-Based Fishery Surveys – A technical Handbook, FAO Fish. Tech. Paper 425, Rome, 156p .

Một phần của tài liệu nghiên cứu xây dựng các chỉ tiêu nghề lưới kéo đôi ở vịnh bắc bộ (Trang 61 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)