Nhìn chung, đối tượng khai thác nghề lưới kéo đáy ở vịnh Bắc Bộ không thay đổi lớn theo thời gian. Tuy nhiên, thành phần sản lượng và kích cỡ cá khai thác được có thay đổi theo các tháng trong năm. Một số đối tượng khai thác có giá trị kinh tế cáo như cá Hồng, Mú, các loài Mực, Tôm... ngày càng khan hiếm dẫn đến tỷ lệ cá tạp trong các mẻ lưới ngày càng cao. Một số loài có trữ lượng cao là đối tượng khai thác của nghề lưới kéo đôi ở vịnh Bắc Bộ như Bảng 3.
Bảng 3: Một số đối tượng khai thác chủ yếu của lưới kéo ở vịnh Bắc Bộ.
Tên họ Trữ lượng(tấn) Tên họ Trữ lượng(tấn)
Cá Miễn Sành 29949,0 Mực ống 9569,6
Cá Khế 20840,0 Cá Mối 8462,5
Cá Sơn Sáng 18924,0 Cá Đuối 7454,8
Cá Hố 15217,0 Cá Sơn 5602,8
Cá Liệt 14210,0 Cá Lượng 4013,4
Nguồn: Vũ Việt Hà, Viện NCHS, 2005
Một số bãi cá quan trọng là ngư trường khai thác tốt của nghề lưới kéo đáy ở vịnh Bắc Bộ như hình 7.
Nguồn: Đào Mạnh Sơn, Viện NCHS, 2005
Hình 7: Một số bãi cá quan trọng ở vịnh Bắc Bộ
Do bị ảnh hưởng trực tiếp của hai mùa gió trái ngược nhau nên ngư trường khai thác của nghề lưới kéo cũng có những biến động đáng kể (Hình 8). Trong những năm gần đây, do sự giảm sút nhanh chóng về nguồn lợi, nhiều tàu lưới kéo đôi đã có xu hướng vào gần bờ để khai thác một số loài cá nổi nhỏ, cá phân để đảm bảo chi phí sản xuất.
Nguồn: Nguyễn Duy Chỉnh, Viện KT&QHTS, 2005