CHƯƠNG 4 : KIỂM ĐỊNH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.3. Phân tích mối tương quan giữa các biến độc lập với tỷ lệ nợ
4.3.2.1. Nhóm các Cơng ty Cổ phần có vốn nhà nước chiếm từ 51%vốn điều lệ trở lên:
trở lên:
- Biến SIZE đều khơng có tác động tới LEV, STD, LTD:
Sự khác biệt giữa kết quả nghiên cứu thực nghiệm của tác giả so với lý thuyết của một số nghiên cứu trên thế giới có thể được nhận định là do:
Theo lý thuyết đưa ra, quy mô doanh nghiệp có tương quan thuận (+) với nợ vay, doanh nghiệp lớn có cơ hội tiếp cận thị trường tín dụng và sử dụng nhiều nợ vay hơn để có lợi nhiều hơn từ tấm chắn thuế; tuy nhiên, do nhóm cơng ty này đã được tiếp nhận, sử dụng nhiều những lợi thế vốn có của doanh nghiệp nhà nước như lợi thế thương mại, việc sở hữu những khu đất có vị trí địa lý đắc địa, là công ty con mà Công ty Mẹ là những Tổng Công ty nhà nước lớn ; Tuy nhiên , trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2011 kinh tế việt nam cũng chiụ nhiều tác động xấu từ sự suy thối kinh tế tồn cầu, giai đoạn này hầu như các doanh nghiệp không mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, việc tiếp cận, huy động vốn vay từ các ngân hàng và các quỹ tín dụng cũng bị siết chặt nên nhiều doanh nghiệp chủ yếu sử dụng những nguồn lực vốn có của chính mình.
- Biến ROA có tác động tương quan nghịch (-) đối nợ ngắn hạn và tổng nợ và đều có ý nghĩa (thống kê t ở mức 5%), mối tương quan này có thể lý giải theo thuyết trật tự phân hạng, các công ty ưu tiên sử dụng tài trợ nội bộ (lợi nhuận giữ lại) hơn so với các nguồn tài trợ từ bên ngồi. Khi cơng ty có lợi nhuận cao sẽ ít sử dụng nợ vay
hơn ((Chang (1987), Wessels (1988), Kester (1986), hay Friend & Lang (1988), Rajan và Zingales (1995)).
Trường hợp nhân tố ROA khơng có tác động tới LTD, có thể lý giải qua nghiên cứu thực trạng ở phần trên tỷ lệ nợ dài hạn thấp (7,82%)
Các công ty đã được tiếp nhận, sử dụng, sở hữu một lượng lớn tài sản từ việc chuyển thể từ doanh nghiệp nhà nước với các lợi thế sẵn có nên ưu thế trong việc tạo ra lợi nhuận từ các tài sản, lợi thế cạnh tranh khá dễ dàng ,nhóm cơng ty này chủ yếu sử dụng các nguồn lực vốn có của chính doanh nghiệp để tài trợ do đó ít sử dụng nợ vay đặc biệt là nợ vay dài hạn .
- Biến FA đều có tác động tương quan nghịch (-) đối với nợ ngắn hạn và tổng nợ nhưng lại có tác động tương quan thuận (+) đến nợ dài hạn, cả hai mối tương quan này đều có thống kê tại mức 5%, kết quả này không phù hợp với giả thiết đặt ra, theo lý thuyết thì mối tương quan nghịch (-) là hợp lý cho các biến phụ thuộc, vì khi tỷ lệ địn bẩy hoạt động càng cao thì tạo rủi ro nhiều hơn cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên nó lại có mối tương quan thuận (+) với nợ dài hạn, điều đó cũng có thể lý giải là do giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2011 các doanh nghiệp Việt Nam gặp nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh do chịu tác động từ sự suy thoái kinh tế, mặt khác đây là nhóm cơng ty cổ phần được chuyển thể từ doanh nghiệp nhà nước và tỷ lệ Vốn nhà nước là chi phối nên hoạt động của nhóm cơng ty này bị chi phối như doanh nghiệp nhà nước.
- Biến LIQ có tác động tương quan nghịch (-) đối với đối nợ ngắn hạn và tổng nợ và đều có ý nghĩa (thống kê t ở mức 5%), vì khả năng thanh tốn hiện hành càng cao thì doanh nghiệp càng sử dụng ít nợ vay. Kết quả này cho thấy cơng ty có khả năng thanh tốn nợ hiện hành cao, càng sử dụng ít nợ vay.Doanh nghiệp chủ yếu sử dụng nợ ngắn hạn trong hoạt động.
Có thể nhận xét như sau: Do nhóm cơng ty này đã được tiếp nhận, sử dụng nhiều những lợi thế vốn có của doanh nghiệp nhà nước như lợi thế thương mại, việc sở hữu những khu đất có vị trí địa lý đắc địa, là công ty con mà Công ty Mẹ là những Tổng Công ty nhà nước lớn; Trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2011 kinh tế việt nam cũng chiụ nhiều tác động xấu từ sự suy thối kinh tế tồn cầu, giai đoạn này hầu như các doanh nghiệp không mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, việc tiếp cận, huy động vốn vay từ các ngân hàng và các quỹ tín dụng cũng bị siết chặt nên nhiều doanh nghiệp chủ yếu sử dụng những nguồn lực vốn có của chính mình. Như vậy, rủi ro kinh doanh của nhóm này trong giai đoạn năm 2008 -2011 là khơng có.