Kiến nghị một số giải pháp:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế nghiên cứu những nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các công ty cổ phần có vốn nhà nước ở thành phố hồ chí minh (download tai tailieudep com) (Trang 102 - 110)

CHƯƠNG 4 : KIỂM ĐỊNH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

5.2. Kiến nghị một số giải pháp:

Từ việc nghiên cứu thực trạng của các doanh nghiệp nhà nước thời gian qua và kết quả nghiên cứu thực nghiệm tác giả xin đề nghị một số nội dung như sau:

* Về Chính sách vĩ mơ:

- Chính sách về cổ phần hóa Doanh nghiệp nhà nước và tái cơ cấu doanh nghiệp

Hiện nay, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước được thực hiện theo Quyết định số 14/2011/QĐ-TTg ngày 4/3/2011 và Nghị định 59/2011/NĐ-CP ngày 18/7/2011 của Chính phủ.Tuy nhiên cả hai văn bản này đều đã có những bất cập và vướng mắc khi triển khai thực hiện cần có sự điều chỉnh kịp thời để tạo điều kiện cho quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước được nhanh chóng.

Về tái cơ cấu doanh nghiệp Chính phủ ban hành quyết định 929/2012/QĐ-TTg ngày 17/7/2012 về phê duyệt “Đề án tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước trọng tâm là tập đồn kinh tế, Tổng Cơng ty nhà nước giai đoạn 2011-2015”. Theo đó, các tập đồn, Tổng cơng ty xây dựng đề án tái cơ cấu theo hướng trọng tâm vào việc thối vốn đầu tư ra ngồi ngành, tập trung vốn cho ngành nghề kinh doanh chính. Việc thối vốn theo 2 hướng là chuyển nhượng (bán) hoặc chuyển giao vốn cho doanh nghiệp cùng ngành nghề Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện còn rất hạn chế do việc thối vốn vào thời điểm hiện nay rất khó khăn do do khơng thể bảo tồn vốn, thị trường chứng khốn ế ẩm, sức mua thấp, tâm lý cục bộ …đặc biệt đầu tư ngoài ngành lại tập trung vào lĩnh vực bất động sản, ngân hàng. Vì vậy, Chính phủ cần có chỉ đạo quyết liệt hơn nữa trong việc thực hiện vấn đề này đồng thời có các giải pháp củng cố và phát triển thị trường chứng khốn, u cầu các cơng ty cổ phần có vốn nhà nước phải thực hiện niêm yết trên thị trường chứng khốn để tất cả các doanh nghiệp có vốn nhà nước hoạt động theo đúng qui luật thị trường từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Nhà nước.

- Chính sách tài chính tiền tệ và phát triển thi trường vốn:

Chính phủ cần sử dụng linh hoạt, có hiệu quả các cơng cụ, chính sách tiền tệ như tỷ giá, lãi suất, nghiệp vụ thị trường vĩ mô theo các quy tắc thị trường. Tránh sử dụng các biện pháp hành chính quá nhiều để can thiệp vào thị trường.

Những hạn chế của thị trường vốn là một trong số các tác nhân mang tính hệ thống ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp Việt Nam. Trên thực tế, với đa số các doanh nghiệp, kênh tín dụng ngân hàng vẫn là lựa chọn hàng đầu để thu xếp khoản tài trợ nợ dài hạn; việc phát hành trái phiếu hay sử dụng cơng cụ thuộc tài chính ít được các doanh nghiệp biết đến và sử dụng, đặc biệt đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp hiện nay còn quá nhiều hạn chế việc lựa chọn có cơ sở để xác định lãi suất phát hành, thiếu tổ chức định mức tín nhiệm chuyên nghiệp, tâm lý e ngại về vấn đề minh bạch hóa thơng tin của các doanh nghiệp là rào cản cho sự phát triển của thị trường. Đối với cơng cụ th tài chính, quan sát các báo cáo tài chính của các doanh nghiệp cho thấy số lượng các công ty sử dụng sử dụng hình thức tài trợ này rất ít. Tính đến hiện nay Việt Nam có 11 Cơng ty cho thuê tài chính hoạt động và quy mơ hoạt động cịn hẹp.

Điều kiện để doanh nghiệp có thể tiếp cận được nguồn vốn vay theo đúng lãi suất ngân hàng nhà nước cơng bố, có cơ chế giải quyết khoanh các khoản nơ xấu để doanh nghiệp có khả năng vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay do khủng hoảng kinh tế toàn cầu.

- Chính sách chế tài nghiêm khắc trong việc công bố thông tin và nâng cao trách nhiệm của các cơng ty kiểm tốn báo cáo tài chính của doanh nghiệp:

Các vi phạm về công bố thông tin hiện nay của các doanh nghiệp ngày càng xẩy ra nhiều, tuy nhiên biện pháp chế tài lại quá nhẹ làm cho ngày càng nhiều và trầm trọng hơn làm thiệt hại cho nhiều đối tượng có liên quan như nhà đầu tư, ngân hàng, … Do đó cần có biện pháp chế tài đủ mạnh đủ mạnh mang tính răn đe để hạn chế việc vi phạm góp phần phát triển thị trường vốn theo qui định, hiện nay báo cáo tài chính của

các doanh nghiệp đều phải thực hiện kiểm toán, tuy nhiên thời gian qua chất lượng của báo cáo kiểm toán thấp, loại trừ rất nhiều các yếu tố mang tính chất trọng yếu như kiểm kê, đối chiếu công nợ.v.v.. làm sai lệch tình hình tài chính của doanh nghiệp nhưng các cơng ty kiểm tốn lại hầu như chẳng có trách nhiệm gì về mặt vật chất để bồi thường cho hậu quả đã gây ra (làm cho nhà đầu tư có liên quan thiệt hại vật chất nặng nề thực sự) gây mất lòng tin trong khi các đối tượng có liên quan lại xem báo cáo kiểm toán là kênh thơng tin quan trọng báo cáo về tình hình “sức khỏe” của doanh nghiệp. Do đó chất lượng báo cáo kiểm toán là cơ sở quan trọng quyết định phát triển thị trường vốn cho doanh nghiệp cũng như cho nhiều mục đích phát triển doanh nghiệp.Chính phủ cần sử dụng.

- Chính sách chế tài để thu kịp thời các khoản cổ tức cho nhà nước:

Hiện nay, Nhà nước quản lý phần vốn góp của mình thơng qua việc cử người đại diện vốn tại các công ty cổ phần; trách nhiệm, quyền hạn , nghĩa vụ người đại diện vốn nhà nước đã được qui định tại điều 13 thông tư 117/2010/TT-BTC ngày 5/8/2010; Tuy nhiên thực tế qua theo dõi của Chi cục Tài chính doanh nghiệp cho thấy việc thu nộp cổ tức của phần vốn nhà nước không kịp thời bị các công ty cổ phần chiếm dụng do chế độ chính sách chưa xem đây là nghĩa vụ nộp ngân sách như thuế do đó chưa có biện pháp chế tài như phong tỏa tài khoản, phạt nộp chậm…Do đó, kiến nghị Chính phủ cần ban hành chính sách chế tài về việc thu nộp cổ tức trong trường hợp chậm nộp để quyền lợi nhà nước được đảm bảo như các cổ đông.

- Hình thành các tổ chức định mức tín nhiệm:

Từng bước hình thành thị trường định mức tín nhiệm ở Việt nam. Cho phép thành lập các tổ chức định mức tín nhiệm tại Việt nam và cho phép một số tổ chức định mức tín nhiệm có uy tín của nước ngồi thực hiện hoạt động định mức tín nhiệm ở việt nam.

Để xây dựng những cơ chế khuyến khích cho sự phát triển của thị trường vốn và các thành viên tham gia thị trường phục vụ cho sự phát triển kinh tế và hội nhập quốc

tế thì sự tồn tại và phát triển của các cơng ty định mức tín nhiệm với tư cách là một bộ phận cấu thành của hạ tầng thị trường vốn là điều kiện cần thiết.

Việc ra đời của các tổ chức định mức tín nhiệm sẽ góp phần tăng cường tính minh bạch và hiệu quả huy động vốn trên thị trường nhờ giảm đi sự thiếu đồng bộ trong thông tin giữa tổ chức phát hành chứng khoán và nhà đầu tư. Đồng thời, việc định mức tín nhiệm cũng là một phương pháp tốt để phát triển và hội nhập thị trường tài chính Việt nam. Mục đích của định mức tín nhiệm là cung cấp cho người sử dụng những khả năng có thể xảy ra trong trường hợp sự đầu tư không đạt được lợi nhuận mong muốn.

Định mức tín nhiệm chính là việc đánh giá về “rủi ro tín dụng” hiện diện trong một chứng khốn cụ thể; được đánh giá và có thể so sánh bắng cách phân bổ những “điểm” trong một thang điểm, từ AAA (gần như khơng có rủi ro tín dụng) đến C (khơng có khả năng trả nợ, rủi ro rất cao)

Theo các chuyên gia kinh tế, để phát triển các tổ chức định mức tín nhiệm ở việt nam thì Chính phủ Việt nam cần thiết lập một khn khổ pháp lý phù hợp để tổ chức định mức tín nhiệm hoạt động một cách độc lập, đảm bảo cho kết quả định mức tín nhiệm được chính xác, tồn diện và phù hợp với các tiêu chí quốc tế ; cho phép tăng cường công khai thong tin, tiêu chuẩn kế tốn và kiểm tốn, tự do hóa thị trường vốn, nhất là trong việc tạo nhu cầu về định mức tín nhiệm và tạo sức ép đối với các tổ chức định mức tín nhiệm trong nước phát triển. Tuy nhiên đến nay Bộ Tài chính vẫn chưa đế ra một lộ trình rõ rang cho sự phát triển ngành định mức tín nhiệm ở Việt nam.

- Phát triển các Công ty mua bán nợ:

Định hướng và chuẩn hóa hoạt động của một số định chế tài chính trung gian như các cơng ty ma bán nợ, dịch vụ địi nợ, tư vấn tài chính …

Các cơng ty ma bán nợ hoạt động có hiệu quả sẽ hỗ trợ các Doanh nghiệp và Ngân hàng thương mại lành mạnh hóa tình hình tài chính trong q trình hoạt động sản xuất kinh doanh, hạn chế kịp thời những rủi ro thông qua hoạt động mua bán nợ và tài

sản tồn đọnh nhất là trong bối cảnh hiện nay tình hình nợ xấu đang có chiều hướng gia tăng.

Góp phần giải quyết những tồn tại về tài chính nhằm thúc đẩy nhanh quá trình sắp xếp, cổ phần hóa, giao, bán, khốn, cho thuế doanh nghiệp thông qua việc xử lý tài sản và các khoản nợ tồn đọng trước khi chuyển đổi doanh nghiệp ; xử lý các khoản nợ và tài sản được loại trừ khi xác định giá trị doanh nghiệp.Cụ thể Công ty Mua bán nợ thuộc Bộ Tài chính (viết tắt là DATC) trong thời gian từ khi thành lập (2004) cho đến 31/12/2010 đã tiếp nhận và xử lý giá trị tài sản loại trừ khi sắp xếp Doanh nghiệp nước là 3.036 tỷ đồng, thu hồi cho ngân sách 457 tỷ đồng, mua bán nợ và tài sản với giá vốn là 1.805 tỷ đồng thu được 1.526 tỷ đồng, tỷ lệ thu hồi là 84,5%; tái cơ cấu doanh nghiệp khách nợ (chuyển nợ thành vốn góp) từ đó góp phần khơi phục và phát triển lại doanh nghiệp.

Thúc đẩy sự hình thành và phát triển của thị trường nợ, tạo thêm nguồn hàng cho thị trường tài chính. Qua đó thúc đẩy sự phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường trong nền kinh tế quốc dân đi đôi với việc tạo lập khung pháp lý đảm bảo cho sự quản lý và giám sát của Nhà nước.

* Về Chính sách tài chính của Doanh nghiệp:

Tài chính doanh nghiệp đối với nhiều doanh nghiệp Việt Nam còn bộc lộ rõ nhiều hạn chế, mà chủ yếu là do tính chất bộc phát, thiếu việc hoạch định khoa học. Theo tác giả, để hạn chế phần nào các khiếm khuyết trong cơng tác quản trị tài chính doanh nghiệp (như các bất cập đã đề cập ở nội dung trước), các doanh nghiệp nên tuân thủ một vài yêu cầu sau đây:

- Xây dựng một cấu trúc vốn mục tiêu phù hợp:

Rõ ràng rằng khơng thể có một cơng thức chung để xác định cấu trúc vốn tối ưu cho tất cả các doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp đều nên có một cấu trúc vốn mục tiêu riêng của mình, phù hợp với những tiêu chí chung của ngành, của thị trường tài chính và đặc điểm riêng của mình. Việc xây dựng một cấu trúc vốn mục tiêu, hay cũng chính

là cấu trúc vốn tối ưu cho doanh nghiệp nên được xem xét trong mối tương quan của nhiều yếu tố sau đây:

+ Rủi ro kinh doanh

Rủi ro kinh doanh nên là một trong các yếu tố được cân nhắc khi xây dựng cấu trúc vốn cho doanh nghiệp. Như đã trình bày, thuật ngữ “rủi ro kinh doanh” được hiểu như là rủi ro biến động thu nhập của doanh nghiệp, mà điều này phụ thuộc rất nhiều vào sự biến động của giá cả hàng hóa (lạm phát), mức độ sử dụng địn bẩy hoạt động, tính đa dạng của các sản phẩm – dịch vụ cung cấp, hay khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ,…

Tùy theo những đặc điểm riêng của doanh nghiệp mình, các giám đốc tài chính nên lựa chọn một sự cân đối hợp lý. Điển hình như doanh nghiệp khơng nên sử dụng quá nhiều nợ song song cùng với tỷ lệ đòn bẩy hoạt động cao, hay một tỷ lệ nợ cao cũng không phải là một lựa chọn sáng suốt trong một giai đoạn nền kinh tế mà chỉ số giá có quá nhiều biến động,…Những yếu tố này đã được trình bày trong chương I của bài nghiên cứu.

+ Vị thế tài chính của doanh nghiệp

Một cơng ty có vị thế tài chính sẽ dễ dàng huy động vốn hơn, và điều này đặc biệt có ý nghĩa trong những trường hợp khẩn cấp. Nghĩa là doanh nghiệp không nhất thiết phải duy trì một tỷ lệ vốn cổ phần cao đến mức có thể trang trải cho tất cả các dự án đầu tư của mình, trong khi họ có khả năng vay nợ tại bất cứ khi nào cần thiết. Các giám đốc tài chính ln phải nhớ rằng, việc duy trì (hoặc thậm chí là phải làm gia tăng) mức chi trả cổ tức hàng năm là một gánh nặng tài chính thực sự, cơng ty nên phát huy lợi thế của địn bẩy tài chính nếu như điều này là có thể thực hiện và có thể kiểm sốt.

+ Khai thác lợi ích của tấm chắn thuế

Mặc dù việc sử dụng nợ làm gia tăng rủi ro cho doanh nghiệp, song lợi ích từ tấm chắn thuế rõ ràng là hiện hữu và nên được khai thác một cách hợp lý để làm gia tăng giá trị doanh nghiệp.

+ Sử dụng linh hoạt các cơng cụ tài chính trên thị trường vốn

Mỗi một cơng cụ tài chính đều có một thế mạnh riêng, hoặc là có tính thích hợp khác nhau đối với các thời điểm khác nhau cho mỗi giai đoạn phát triển của doanh nghiệp. Các giám đốc tài chính nên “cho phép” mình có thêm nhiều lựa chọn trong các hình thức huy động vốn, mà điển hình là hai công cụ phổ biến khác khác với vay ngân hàng và phát hành cổ phần là thuê tài chính hay phát hành trái phiếu.

Việc huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu giúp doanh nghiệp hạn chế được vấn đề pha loãng cổ phiếu,tận dụng được lợi thế về ưu đãi thuế, chủ động hơn trong việc cân đối giữa các lợi ích như thời hạn trả nợ hay chi phí sử dụng vốn… Bên cạnh đó, th tài chính có lợi thế rất tốt để tài trợ cho các dự án đầu tư dây chuyền công nghệ hay cải tiến máy móc. Các doanh nghiệp cũng có thể tìm nguồn tài trợ khác thơng qua việc liên kết liên doanh với các đối tác đầu tư, hoặc các quỹ đầu tư mạo hiểm cũng là một địa chỉ được ưa thích đối với nhiều doanh nghiệp đang trên đà tăng trưởng mạnh ở nhiều nước trên thế giới.

+ Quyết định tài trợ trong mối tương quan với chính sách cổ tức

Một chính sách cổ tức an toàn và ổn định sẽ góp phần giúp các giám đốc tài chính hướng đến và duy trì cấu trúc vốn mục tiêu của của cơng ty dễ dàng hơn. Bởi vì chính sách cổ tức ảnh hưởng trực tiếp đến các vấn đề về vốn và những đánh giá của nhà đầu tư về triển vọng phát triển của doanh nghiệp, tính chất an tồn giúp cơng ty khơng phải chịu áp lực tài chính nặng nề ngay cả trong giai đoạn biến động thu nhập, và sự ổn định góp phần củng cố niềm tin của cổ đơng về dịng thu nhập trong tương lai.

Với đa số các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, áp lực chi trả cổ tức theo kỳ vọng của thị trường đang là vấn đề hiện hữu. Rất nhiều doanh nghiệp có các quyết định chi trả cổ tức khơng phù hợp với tình hình tài chính, nhu cầu vốn của mình. Các doanh nghiệp nên xem xét việc xây dựng một chính sách cổ tức phù hợp hơn, dựa theo các cơ sở về dòng tiền tự do, tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp, và đặc biệt là trong mối tương quan với cấu trúc vốn mục tiêu.

+ Và những tiêu chuẩn khác

Ngoài việc khai thác tối đa các lợi thế của riêng mình, mỗi doanh nghiệp nên có những điều chỉnh chính sách tài trợ phù hợp với tiêu chuẩn ngành. Nói chung, các

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế nghiên cứu những nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các công ty cổ phần có vốn nhà nước ở thành phố hồ chí minh (download tai tailieudep com) (Trang 102 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)