Các chỉ tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả gần của phẫu thuật điều trị ung thư thân đuôi tụy ngoại tiết (Trang 32)

- Tốt: ăn uống đi lại bình thường.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu

2.2.3.1. Đặc điểm tuổi, giới; nghề nghệp; thói quen sinh hoạt; phân loại u vùng thân đuôi tụy.

Đặc điểm tuổi, giới

Đặc điểm nghề nghệp liên quan tới mắc u Thói quen uống rượu, bia, thuốc lá, café…

2.2.3.2. Đặc điểm lâm sàng, sinh hóa máu, công thức máu, chẩn đoán hình ảnh, kết quả giải phẫu bệnh.

- Thời gian mắc bệnh: Đơn vị tháng, tính từ thời điểm xuất hiện triệu chứng đầu tiên đến khi được xác định chẩn đoán.

- Tiền sử bệnh nội khoa, ngoại khoa liên quan.

- Các triệu chứng lâm sàng:

*Triệu chứng cơ năng, toàn thân và các triệu chứng bệnh nhân tự kể: + Sút cân (Số cân hoặc ước lượng tỷ lệ %)

+ Đau bụng (Số tháng tính đến ngày mổ, tính chất đau) + Chán ăn (Số tháng tính đến ngày mổ)

+ Hạ đường huyết + Phù toàn thân

+ Thiếu máu, xuất huyết dưới da, hạch thượng đòn. +sốt, nôn

+Tự sờ thấy U

* Triệu chứng thực thể (do thầy thuốc phát hiện): + Vàng da, phù chi, hạch trên đòn + Đau khi thăm khám

+ Gan to

+ Khối u bụng

+ Nước báng (ascite)

+ Chảy máu đường tiêu hoá (nôn, ỉa máu)

- Bệnh phối hợp:

Được khai thác qua thăm khám, hỏi bệnh và xếp loại theo nhúm bệnh (Tim mạch, tiêu hóa, hô hấp, nội tiết, tiết niệu...)

-Các xét nghiệm cận lâm sàng

* Xét nghiệm công thức máu: HC, BC, HB, HCT, PLT, Nhóm máu ABO- Rh

* Xét nnghiệm sinh hóa máu:Glucose, Ure, Creatinin, SGOT, SGPT, Bilirubin, Amylase, Protein, Albumin, Tỷ Lệ prothrombil, CA19-9, CEA, AFP, HbsAg, HCV.

* Xét nghiệm nước tiểu:

+ Đường niệu + Albumin/niệu

+ Muối mật, sắc tố mật

* Nội soi dạ dày – tá tràng: * Kết quả chẩn đoán hình ảnh:

+ Siêu âm tổng quát: Về tuỵ:

Có u tuỵ

Nghi ngờ có u tuỵ

Về các tạng khác trong ổ bụng: Có di căn

Nghi ngờ có di căn

Không thấy hình ảnh di căn

+ Siêu âm nội soi: Bổ sung cho siêu âm thường qui, phát hiện sự xâm lấn vào các tạng lân cận, phát hiện hạch xung quanh tuỵ.

+ Chụp cắt lớp vi tính: Có kết hợp cho uống thuốc cản quang loại tan trong nước Telebrixđ35. Chụp cắt lớp bụng lấy từ 2 vòm hoành trở xuống, các lát cắt có độ dày 10mm.

. Tỷ lệ phát hiện u

.Vị trí , tính chất, kích thước, số lượng khối U

.Tiêu chuẩn để chẩn đoán là có xâm lấn các cơ quan xung quanh tuỵ: thâm nhiễm mỡ bao quanh các cơ quan này hoặc phát triển vào trong các cơ quan này.

.Xâm lấn mạch máu:

. Huyết khối: Hình tăng tỷ trọng trong lòng mạch tạo ra hình khuyết thuốc cản quang

. Khèi u ph¸t triÓn bao bäc xung quanh c¸c m¹ch m¸u.

.Chẩn đoán di căn hạch: Khi hạch có kích thước >10mm. Hạch là các hỡnh khối trũn, giảm tỷ trọng. ớt ngấm thuốc cản quang, bờ rừ, thường nằm ở rốn gan, rốn lách, xung quanh đầu tuỵ, sau phúc mạc.

+ Chụp cộng hưởng từ (MRI)

2.2.3.3. Đánh giá hiệu quả gần của phẫu thuật cắt thân đuôi tụy.

Kết quả gần.

• Các phương pháp phẫu thuật: - Bóc khối u tụy.

- Cắt thân đuôi tụy (có kèm theo cắt lách hoặc không). - Cắt thân đuôi tụy kèm theo các tạng khác

- Cắt thân đuôi tụy ngược và xuôi chiều - Nối tắt.

- Các phẫu thuật mạch máu phối hợp: Ghép tĩnh mạch cửa,…

- Thời gian từ khi có triệu chứng đến khi tới viện khám phát hiện bệnh. - Thời gian mổ trung bình của phẫu thuật (Tính từ khi rạch da đến khi đóng bụng). Có so sánh giữa mổ nội soi và mổ mở.

- Thời gian hậu phẫu trung bình (có so sánh giữa mổ nội soi và mổ mở, giữa cắt lách và bảo tồn lách…)

- Thời gian nằm viện sau mổ được tính từ khi mổ đến khi xuất viện.

• Các biến chứng trong và sau mổ: bao gồm các biến chứng xảy ra trong thời gian mổ và nằm viện

- Các tai biến trong mổ : Bao gồm chảy máu, thủng đại tràng, vỡ lách … thậm chí tử vong.

- Các tai biến sau mổ:

+Tử vong: Ghi nhận tất cả các trường hợp tử vong sau mổ (trong thời gian nằm viện) do bất kỳ nguyên nhân gì.

+Chảy máu sau mổ: Được xác định bằng lâm sàng có chảy máu đường tiêu hóa hoặc chảy máu qua dẫn lưu, và / hoặc có hội chứng chảy máu trong sau mổ. Ghi nhận các biện pháp xử trí: Nội khoa, thủ thuật, mổ lại.

+Viêm phúc mạc sau mổ, xác định nguyên nhân, xử trí.

+Rò tụy: Khi dịch dẫn lưu hoặc ổ dịch tồn dư trong ổ bụng (có thể thành áp xe hoặc không) có hàm lượng amylase tăng cao gấp 5 lần mức bình thường sau ngày thứ 5 sau mổ (theo Pannegon và cộng sự), nguyên nhân, xử trí.

+Rò mật: Khi sau mổ có dịch mật chảy ra qua vết mổ hoặc qua dẫn lưu dưới gan (dịch này có hàm lượng bilirubin toàn phần vượt quá giới hạn bình thường của bilirubin huyết thanh), nguyên nhân, xử trí.

+Rò miệng nối: Được xác định khi có sự chảy ra dai dẳng của dịch tiêu hóa, được xác nhận bằng xanh methylen hoặc XQ, nguyên nhân, xử trí.

+Áp xe trong ổ bụng: Được xác nhận là những ổ dịch trong ổ bụng đòi hỏi phải dẫn lưu và cấy dịch này có vi khuẩn, xử trí.

+Nhiểm khuẩn vết mổ: Khi vết mổ có dịch mủ, cấy có vi khuẩn, xử trí. +Các biến chứng khác: Viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết, …

2.2.4.Các bước kỹ thuật của phẫu thuật cắt thân đuôi tuỵ

Đối với u thân đuôi tuỵ: Cắt thân đuôi tuỵ + cắt lách, cắt thân đuôi tụy bảo tồn lách. Khi xét thấy tổn thương ung thư có thể cắt bỏ được thì phẫu thuật được thực hiện với việc cắt bỏ lách, các mạch lách (ĐM - TM) và phần thân đuôi tuỵ tương ứng có khối u. Đa số trường hợp là cắt tới cổ tuỵ.

- Các bước kỹ thuật:

+ Bộc lộ, giải phóng, di động khối tá tụy: Cắt dây chằng gan tá tràng, gan đại tràng, giải phóng hạ đại tràng góc gan. Tách rời mạc treo đại tràng

góc gan, phần phải mạc treo đại tràng ngang ra khỏi mặt trước khối tá tụy tới đoạn 4 tá tràng.Tách rời mặt sau khối tá tụy ra khỏi mặt trước tĩnh mạch chủ dưới, động mạch chủ bụng sao cho thấy rõ một đoạn 2 cm tĩnh mạch thận phải, thận trái, thấy rõ chỗ đổ vào tĩnh mạch chủ dưới của hai tĩnh mạch thận, thấy rõ bờ trái động mạch chủ bụng sau tụy. Tách mạc nối lớn ra khỏi đại tràng ngang từ phải sang trái tới sát cực dưới lách.

+ Giải phóng lách: Cặp cắt các dây chằng hoành-lách, lách-thận và lách- đại tràng. Lật kéo lách cùng với thân đuôi tuỵ ra phía đường giữa bụng.

+ Giải phóng bờ dưới tuỵ: Giải phóng thân đuôi tuỵ khỏi mặt sau. Cặp cắt TM lách ở cách thân TM mạc treo tràng trên và TM cửa độ 5mm. Dùng clamp mạch máu và khâu đóng kín phía TM cửa bằng chỉ Prolen 4/0 hoặc 5/0. + Cặp cắt tuỵ bằng tapler hoặc cắt khõu đóng kín lỗ tuỵ ở mặt cắt còn lại bằng chỉ Prolen 4/0, khâu vắt nếu lỗ rộng (>3mm). Khâu mỏm tuỵ bằng các mũi khâu số 8.

+ Dẫn lưu: Đặt một ống dẫn lưu (drain) cạnh mỏm cắt, đi qua hố lách ra ngoài thành bụng phía bên trái.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả gần của phẫu thuật điều trị ung thư thân đuôi tụy ngoại tiết (Trang 32)