Các phần tử có ferít trong ống dẫn sóng tròn

Một phần của tài liệu Bài giảng lý thuyết trường điện tử và siêu cao tần_ngô đức thiện, 157 trang (Trang 143 - 145)

a) Circulator 4 nhánh (kiểu phân cực)

Nguyên tắc hoạt động của bộ circulator trên ống dẫn sóng trụ tròn là ứng dụng hiệu ứng Faraday trong ferít từ hóa.

Bộ circulator này có cấu tạo như hình 6.17. Nó gồm một đoạn ống dẫn sóng tròn đấu ghép với hai đoạn chuyển tiếp dẫn thành ống dẫn sóng chữ nhật nhưng có thành rộng quay với nhau một góc 450. Ở giữa trục của ống dẫn sóng tròn ta đặt một thanh ferít hình trụ mảnh vát nhọn 2 đầu để tránh phản xạ, từ trường từ hóa H0 hướng dọc theo trục ống dẫn sóng. Cũng tại 2 đầu đoạn ống dẫn sóng tròn còn gắn hai đoạn ống dẫn sóng chữ nhật có thành rộng vuông góc với trục ống dẫn sóng tròn, và lập với nhau cũng một góc 450. Để tăng sự phối hợp và tránh sự phản xạ tại 2 đầu các nhánh (1) và (2) ta đặt 2 tấm điện môi mảnh song song với thành rộng của ống dẫn sóng chữ nhật. Chiều dài thanh ferít và cường độ từ trường từ hóa H0 chọn sao cho khi sóng cơ

bản H11 truyền dọc theo thanh ferít bị từ hóa sẽ quay mặt phẳng phân cực đi một góc

0

45 theo chiều kim đồng hồ. Circulator này làm việc theo chu trình sau:

( ) ( ) ( ) ( ) ( )1 → 2 → 3 → 4 → 1 L 0 H 11 H 10 H (1) (2) (3) (4) (1) (2) (3) (4) Hình 6.17. Circulator 4 nhánh kiểu phân cực

Nguyên tắc hoạt động của circulator trên này có thể giải thích qua giản đồ vectơ của đường sức điện trường của sóng H10 và H11 thì sẽ được chu trình làm việc của circulator như sau:

( ) ( ) ( ) ( ) ( )1 → 4 → 3 → 2 → 1

Do ứng dụng sự qua mặt phẳng phân cực của sóng, nên nó còn được gọi là circulator phân cực.

b) Van Faraday

Van Faraday có cấu tạo giống circulator phân cực, nhưng không có hai nhánh (3) và (4). Từ trường H0 từ hóa và chiều dài thanh ferít l vẫn chọn sao cho sóng H11

truyền dọc theo thanh ferít mặt phẳng phân cực của sóng bị quay đi một góc 450 theo chiều kim đồng hồ, ở đầu nhánh (1) ta chỉ đặt một tấm điện môi song song với thành rộng của ống dẫn sóng.

(1) (3) (4) (2) Vào (1) sang (2) Vào (2) sang (3) Vào (3) sang (4) Vào (4) sang (1) Hình 6.18.

Một phần của tài liệu Bài giảng lý thuyết trường điện tử và siêu cao tần_ngô đức thiện, 157 trang (Trang 143 - 145)