Khái niệm về mạch siêu cao tần

Một phần của tài liệu Bài giảng lý thuyết trường điện tử và siêu cao tần_ngô đức thiện, 157 trang (Trang 65 - 66)

Ở các chương 1, 2 và 3 ta đã khảo sát các vấn đề thuộc phần lý thuyết trường điện từ. Bắt đầu từ chương 4 là các vấn đề về kỹ thuật siêu cao tần.

Dải sóng siêu cao tần là một phần của dải sóng điện từ có bước sóng λ nằm trong khoảng từ 10m đến 1mm, tương ứng với dải tần số f từ 3.107Hz đến 3.1011Hz. Nó được phân ra bốn dải nhỏ là:

+ Dải sóng m hay VHF (λ =10m÷1 ;m f =30MHz 300÷ Mhz)

+ Dải sóng dm hay UHF (λ=10dm÷1dm f; =300MHz 3÷ GHz)

+ Dải sóng cm hay SHF (λ =10cm÷1 ;cm f =3GHz 30÷ GHz)

+ Dải sóng mm hay EHF (λ =10mm÷1mm f; =30GHz 300÷ GHz)

Các dải sóng siêu cao tần trên được sử dụng ngày càn rộng rãi trong các thiết bị vô tuyến điện tử ở các lĩnh vực khác nhau như: truyền hình, phát thanh FM, thông tin vệ tinh, thông tin di động, radar, đạo hàng…

Sở dĩ như vậy vì sóng siêu cao tần có các tính chất đặc biệt sau:

1. Sóng siêu cao tần truyền thẳng trong phạm vi nhìn thấy trực tiếp. Hầu hết các dải sóng này đều có khả năng xuyên qua bầu khí quyển của trái đất và thay đổi ít về công suất và phương truyền sóng.

2. Sóng siêu cao tần có tính định hướng cao khi bức xạ từ những vật có kích thước lớn hơn nhiều so với bước sóng.

3. Sóng siêu cao tần cho phép khoảng tần số sử dụng lớn, tức là chúng ta có thể sử dụng số kênh rất lớn trong dải sóng siêu cao tần, đáp ứng được nhu cầu truyền thông tin ngày càng tăng.

Ví dụ: trong tất cả các dải sóng ngắn (λ=100m÷10 ;m f =3MHz 30÷ MHz) chỉ có thể phân bố được khoảng 4000 kênh thoại hay 4 kênh video của truyền hình không nhiễu đến nhau. Song với lượng kênh cần sử dụng như trên khi dùng dải sóng cm, chỉ cần một khoảng khá nhỏ từ bước sóng λ =2,992 đến 3cm.

4. Ở dải sóng siêu cao tần nhất là hai dải nhỏ là cm và mm thì kích thước của các phần tử và thiết bị so sánh được với chiều dài bước sóng, thậm chí có trường hợp chúng còn lớn hơn nhiều so với bước sóng. Do đó trong các trường hợp như vậy phải chú ý đến hiệu ứng giữ chậm của sóng điện từ. Trong các đèn điện tử chân không thông thường thời gian bay của điện tử giữa các cực của đèn có thể so sánh hoặc lớn hơn chu kỳ dao động siêu cao tần (nhất là ở dải cm và mm). Nên ta phải chú ý đến

hiệu ứng quán tính bay của điện tử. Trong các dụng cụ bán dẫn thông thường ở dải sóng siêu cao tần cũng có hiệu ứng quán tính dịch chuyển của điện tử và lỗ trống.

Do các đặc điểm riêng của dải sóng siêu cao tần, nên các khái niệm về các phần tử tập trung ở đây không còn áp dụng được, mà ta phải thay bằng khái niệm về các phần tử phân bố. Đồng thời chúng cũng đặt ra nhiều vấn đề lớn cần giải quyết như: các hệ thống truyền dẫn năng lượng, các mạch dao động, các hệ bức xạ và các dụng cụ điện tử và bán dẫn để tạo ra các dao động siêu cao tần.

Một phần của tài liệu Bài giảng lý thuyết trường điện tử và siêu cao tần_ngô đức thiện, 157 trang (Trang 65 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)