Những kiến nghị đối với các cơ quan quản lý Nhà nước

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp chính sách đòn bẩy tài chính tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại việt nam - thực trạng và giải pháp (Trang 83 - 88)

II. TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI VIỆT

1. Khái niệm, đặc điểm của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam

3.3.2. Những kiến nghị đối với các cơ quan quản lý Nhà nước

- Hoàn thiện thị trường tài chính

Việc hoàn thiện thị trường tài chính sẽ giúp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ nâng cao khả năng tiếp cận với các nguồn vốn chính thức cũng như hiệu quả của chính sách đòn bẩy tài chính. Các cơ quan quản lý Nhà nước cần phải có các biện pháp phát triển thi trường tài chính để hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Thứ nhất, Nhà nước cần xây dựng thị trường chứng khoán tập trung cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Theo kết quả thăm dò của Ủy ban chứng khoán Nhà nước, hơn 58,93% doanh nghiệp vừa và nhỏ muốn huy động vốn qua thị trường chứng khoán, đây là một tiền đề quan trọng để hình thành nên thị trường chứng khoán doanh riêng cho đối tượng doanh nghiệp này. Tuy nhiên, với quy định hiện nay, thì các doanh nghiệp vừa và nhỏ không thể tham gia. Do vậy, trước tiên, Nhà nước nên nới lỏng điều kiện tham gia thị

trường đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, ví dụ như mức vốn điều lệ có thể giảm xuống để làm tiền đề cho việc hình thành thị trường chứng khoán tập trung trong tương lai.

Thứ hai, Nhà nước nên có giải pháp để phát triển thị trường cho thuê tài chính hay thị trường tín dụng qua các quỹ tín dụng để giúp doanh nghiệp có thêm các kênh huy đông vốn khác bên cạnh kênh huy động vốn truyền thống là các ngân hàng thương mại.

Thứ ba, cần phải minh bạch hóa thị trường tài chính bằng các quy định chặt chẽ và thống nhất để tạo tâm lý yên tâm cho doanh nghiệp khi tiếp cận.

Với việc hoàn thiện thị trường tài chính, Nhà nước sẽ giúp doanh nghiệp có thêm cơ hội tìm kiếm các nguồn vốn từ bên ngoài cũng như cơ hội sử dụng hiệu quả chính sách đòn bẩy tài chính.

- Phát triển thị trường, tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Thứ nhất, phát triển thị trường hàng hóa, lao động và cả thị trường vốn có tính cạnh tranh cao và giảm chi phí xuống mức thấp nhất có thể cho các doanh nghiệp.

Thứ hai, cải thiện khuôn khổ pháp lý và thể chế, cắt giảm các thủ tục hành chính, đơn giản hóa các quy định để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp vừa và nhỏ thành lập và hoạt động.

Thứ ba, có các chính sách hỗ trợ và ưu đãi để giảm bớt khó khăn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ trong điều kiện kinh tế khó khăn, tránh tình trạng các doanh nghiệp bị phá sản hàng loạt. Ví dụ như các chính sách về thuế, về hỗ trợ lãi suất, hỗ trợ thông tin về thị trường….

Trên đây là những giải pháp giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể nâng cao hơn nữa hiệu quả của chính sách đòn bẩy tài chính trong quá trình sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, mỗi doanh nghiệp cần dựa vào đặc điểm và điều kiện của mình để lựa chọn những giải pháp hợp lý nhất để có thể đứng vững và phát triển trong điều kiện kinh tế thế giới và Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn.

KẾT LUẬN

Nước ta đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, việc gia nhập vào các tổ chức kinh tế như tổ chức thương mại thế giới WTO đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam cần phải tự mình nâng cao khả năng cạnh tranh, khả năng kinh doanh của mình để tồn tại và các DNVVN cũng không nằm ngoài xu thế đó.

Sau khi Luật Doanh nghiệp 2005 và Luật Đầu tư 2005 được ban hành, số lượng doanh nghiệp thành lập mới ở nước ta ngày càng gia tăng, đặc biệt là số doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy nhiên, với đặc điểm quy mô vốn nhỏ, nguồn vốn hạn chế, các doanh nghiệp này đã gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất và kinh doanh; do đó, phải có những giải pháp thật hữu hiệu để huy động thêm được các nguồn vốn từ bên ngoài và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đó.

Bên cạnh đó, các chính sách khuyến khích hỗ trợ của Nhà nước cũng như những ưu đãi từ phía các tổ chức cho vay đóng một vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả của chính sách đòn bẩy tài chính tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp này phát triển. Trong giai đoạn hiện nay, khi kinh tế thế giới và trong nước đang gặp khó khăn, cùng với các giải pháp về tài chính thì các doanh nghiệp vừa và nhỏ phải tự mình chủ động nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường để có thể tồn tại và phát triển bền vững cũng như đóng góp vào sự phát triển chung của nền kinh tế.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt

1. Nguyễn Đăng Đờn (2005), “Tín dụng ngân hàng”, NXB Thống kê.

2. Nguyễn Minh Kiều (2008), “Tài chính doanh nghiệp - Lý thuyết, bài tập, lời giải”, NXB Tài chính.

3. Nguyễn Hải Sản (2006), “Giáo trình tài chính doanh nghiệp”, NXB Tài chính.

4. Lê Văn Tư, Thân Thị Thu Thủy (2006), “Thị trường chứng khoán”, NXB Tài chính.

5. Tổng cục thống kê (2008), “Niên giám thống kê 2007”, Hà Nội.

6. Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa (tháng 10 năm 2008), Hội thảo “Doanh nghiệp - ngân hàng - chứng khoán cùng tháo gỡ khó khăn trong thời kỳ lạm phát”.

7. Hội nghị tiểu nhóm công tác siêu nhỏ MESG, Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương APEC Việt Nam (9/2006), Đề cương “Nâng cao năng lực hội nhập thị trường cho các doanh nghiệp siêu nhỏ”.

8. Nhóm công tác các doanh nghiệp vừa và nhỏ SMEWG, Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (9/2006), Đề cương “Tăng cường năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp vừa và nhỏ trong thương mại và đầu tư”.

9. Viện nghiên cứu châu Âu (tháng 6 năm 2007), Tọa đàm "Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO: cơ hội thách thức đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của liên minh châu Âu EU".

10. Nghị định 90/2001/NĐ-CP của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, ngày 23/11/2001.

11. Nghị định 14/2007/ NĐ-CP của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán, ngày 19/01/2007.

12. Huy Tú (2007), “Xu hướng phát triển trong thời ký hội nhập”, Bản tin Doanh nghiệp và thi trường, Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ thành phố Hà Nội.

13. Trần Thanh Tú (2006), Dễ và khó trong phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, Thời báo Kinh tế Việt Nam, tháng 3/2006.

14. Phước Hà (2008), “Ứng cứu vốn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ”,

http://vietnamnet.vn/kinhte/2008/09/803856/.

15. Thúy Hải (2008), “Doanh nghiệp vừa và nhỏ: Lớn nhưng chưa mạnh!”,

http://www.sggp.org.vn/kinhte/2008/6/155784/.

16. Đoàn Hạnh (2007), “Tìm vốn qua cho thuê tài chính”,

http://www.taichinhvietnam.com/taichinhvietnam/modules.php?name=News

&file=article&sid=10632.

17. Linh Lan (2007), “Giải pháp tài chính linh hoạt cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ”, http://www.sbv.gov.vn/vn/home/tinthoibao.jsp?tin=1199.

18. Bảo Minh (2007), “Cần cơ chế đặc thù phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ”, http://www.sggp.org.vn/daututaichinh/2007/8/117296/.

19. Thủy Triều (2009), “Rào cản khi doanh nghiệp vay vốn ngân hàng”,

http://www.thesaigontimes.vn/Home/taichinh/nganhang/17137/.

20. Đặng Vỹ (2006), “DN nhỏ vẫn có thể huy động được vốn từ nhiều nguồn”, http://vietnamnet.vn/kinhte/2006/12/646187/.

21. Hàm Yên (2007), “Tiếp cận nguồn vốn tín dụng: Doanh nghiệp nhỏ vẫn gặp khó”, http://www.sggp.org.vn/daututaichinh/2007/8/117294/.

22. Các tạp chí:

- Tạp chí đầu tư chứng khoán - Tạp chí kế toán

- Tạp chí phát triển kinh tế - Thời báo Kinh tế Sài Gòn - Một số tạp chí khác.

23. Các website: - http://www.business.gov.vn/asmed.aspx?id=511 - http://www.gso.gov.vn/ - http://www.hasmea.org.vn - http://www.saga.vn - http://www.sbv.gov.vn - http://www.vietnamnet.vn/kinhte/ - http://www.vntrades.com - Và một số trang web khác.

Tài liệu tiếng Anh:

24. Stewart C. Myers, Richard A. Brealey (2003), “Princples of Corporate Finance”, Mc Graw - Hill.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp chính sách đòn bẩy tài chính tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại việt nam - thực trạng và giải pháp (Trang 83 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)