Giải pháp về nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp chính sách đòn bẩy tài chính tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại việt nam - thực trạng và giải pháp (Trang 79 - 80)

II. TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI VIỆT

3.2.3.Giải pháp về nguồn nhân lực

1. Khái niệm, đặc điểm của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam

3.2.3.Giải pháp về nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực luôn là yếu tố quan trọng đối với sự phát triển của của các doanh nghiệp, đặc biệt đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, bởi xét cho cùng con người chính là nhân tố tạo ra mọi sự thay đổi trong doanh nghiệp từ chất lượng sản phẩm, đến công nghệ hay cách thức quản lý doanh nghiệp. Do vậy, việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là tất yếu và yêu cầu khách quan nếu doanh nghiệp muốn phát triển lâu dài và bền vững.

Thứ nhất, phải nâng cao và tăng cường năng lực quản lý của các giám đốc và các cán bộ quản lý trong doanh nghiệp, đặc biệt là các nhà quản lý tài chính. Năng lực quản lý là một trong hai yếu tố tạo nên năng lực tổng hợp của một nhà quản lý. Tuy nhiên, các nhà quản trị tại Việt Nam rất thiếu yếu tố này. Trình độ học vấn thấp là một nguyên nhân khiến cho năng lực quản lý của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp bị hạn chế. Do vậy, để việc quản trị doanh nghiệp nói chung và quản lý tài chính nói riêng được hiệu quả, các nhà quản lý cần chủ động nâng cao những kỹ năng cần thiết cũng như cập nhật các kiến thức để theo kịp với các bước tiến của xã hội. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp nên có chiến lược để đào tạo các cán bộ nguồn cho doanh nghiệp, để sau đó, các nhà quản lý này có thể truyền lại những kiến thức hiểu biết của mình cho người khác.

Thứ hai là về trình độ của người lao động. Theo thống kê, lao động trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ phần lớn là lao động phổ thông, chưa qua đào tạo nên khả năng tiếp thu không cao khiến cho hiệu quả và năng suất lao động trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ bị hạn chế. Để không bị tụt hậu trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp cần phải xây dựng các chính sách để nâng cao trình độ cũng như tay nghề của người lao động. Các doanh nghiệp có thể mở các lớp đào tạo ngay trong nội bộ công ty, cũng

có thể cử nhân viên đi học nếu như doanh nghiệp có đủ tài chính cho hoạt động này.

Tuy nhiên, quan trọng hơn, doanh nghiệp phải có chính sách và các chế độ đãi ngộ để thu hút và giữ chân người tài. Các doanh nghiệp có thể làm được điều này bằng cách xây dựng một chế độ lương thưởng hợp lý, đồng thời có các lợi ích khác dành cho những nhân viên giỏi, xuất sắc. Nếu doanh nghiệp làm được điều đó, chắc chắn người lao động sẽ gắn bó và cống hiến nhiều hơn cho doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp chính sách đòn bẩy tài chính tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại việt nam - thực trạng và giải pháp (Trang 79 - 80)