Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã quan tâm giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng cho thành viên, hợp tác xã thành viên, cán bộ quản lý, người lao động trong hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và thơng tin về bản chất, lợi ích của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã chăm lo phát triển bền vững cộng đồng thành viên, hợp tác xã thành viên và hợp tác với nhau nhằm phát triển phong trào hợp tác xã trên quy mô địa phương, vùng, quốc gia và quốc tế.
Giáo dục đối với mỗi thành viên hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã tập trung vào thông tin phổ biến, giới thiệu những giá trị, lợi ích của thành viên khi tham gia vào hợp tác xã…
Chăm lo cho thành viên là trách nhiệm của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã. Thành viên được đáp ứng càng nhiều các nhu cầu, quyền lợi thì thành viên càng gắn bó với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
Câu 6: Trình bày khái niệm, đặc điểm tổ chức lại Doanh nghiệp: 1. Khái niệm:
Theo K31 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2020 quy định:
“ Tổ chức lại doanh nghiệp là việc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập hoặc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.”
2. Đặc điểm:
-Về đối tượng: Đối tượng được tổ chức lại là doanh nghiệp, bao gồm doanh nghiệp trước và sau khi diễn ra hoạt động tổ chức lại, gọi
chung là doanh nghiệp được tổ chức lại.
-Về nguyên tắc: tổ chức lại doanh nghiệp có thể diễn ra ở tất cả các loại hình doanh nghiệp, song, xuất phát từ nhu cầu quản lý nhà
nước và yêu cầu điều chỉnh pháp luật, mỗi hình thức tổ chức lại doanh nghiệp có thể chỉ được diễn ra ở một hoặc một số loại hình doanh nghiệp nhất định. Ví dụ: Đối với loại hình doanh nghiệp tư nhân, vấn đề chia, tách, sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp tư nhân khơng được đặt ra, do tính chất một chủ sở hữu và mỗi cá nhân chỉ được phép thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Tuy nhiên, tổ chức lại dưới dạng chuyển đổi từ doanh nghiệp tư nhân thành cơng ty TNHH một thành viên thì hồn tồn có thể được.
- Về tính chất: Tổ chức lại doanh nghiệp là hoạt động có thể làm thay đổi tư cách pháp lý, quy mô kinh doanh của doanh nghiệp. Cụ
thể là: Ở trường hợp chuyển đổi doanh nghiệp, tách doanh nghiệp, việc tổ chức lại doanh nghiệp làm hình thành doanh nghiệp mới, thậm chí có thể là doanh nghiệp khác loại hình. Trường hợp sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp, tổ chức lại doanh nghiệp làm tăng quy mô kinh doanh của doanh nghiệp. Tổ chức lại doanh nghiệp cũng có thể làm chấm dứt tư cách pháp lý của doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp bị hợp nhất, doanh nghiệp bị chuyển đổi, doanh nghiệp bị chia...
- Về hệ quả pháp lý: Tổ chức lại doanh nghiệp có đặc trưng là tồn tại sự kế thừa, chuyển giao các quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa các
doanh nghiệp tham gia tổ chức lại. Điều này làm hạn chế tối đa những tác động, ảnh hưởng không cần thiết đến các đối tác và người lao động của doanh nghiệp được tổ chức lại. Nói cách khác, tổ chức lại doanh nghiệp là hoạt động diễn ra giữa nội bộ các doanh nghiệp
liên quan và ít ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ với đối tác do cơ chế chuyển giao quyền và nghĩa vụ pháp lý cho doanh nghiệp sau khi tổ chức lại.
- Về hình thức thực hiện tổ chức lại: Tổ chức lại doanh nghiệp diễn ra với các hình thức đa dạng, gồm: chia, tách, hợp nhất, sáp nhập
và chuyển đổi doanh nghiệp.