Các hình thức tổ chức lại DN:

Một phần của tài liệu Bài tập môn : Bộ Luật Thương Mại (Trang 34 - 37)

Chia doanh nghiệp

Điều 198 Luật doanh nghiệp 2020 quy định “1. Công ty trách nhiệm hữu hạn, cơng ty cổ phần có thể chia các tài sản, quyền và nghĩa

vụ, thành viên, cổ đơng của cơng ty hiện có (sau đây gọi là cơng ty bị chia) để thành lập hai hoặc nhiều công ty mới.”

Công ty trách nhiệm hữu hạn, cơng ty cổ phần có thể chia các cổ đơng, thành viên và tài sản công ty để thành lập hai hoặc nhiều công ty mới theo một trong các phương thức sau đây:

- Một phần phần vốn góp, cổ phần của các thành viên, cổ đơng cùng với tài sản tương ứng với giá trị phần vốn góp, cổ phần được chia sang cho các cơng ty mới theo tỷ lệ sở hữu trong công ty bị chia và tương ứng giá trị tài sản được chuyển cho cơng ty mới;

- Tồn bộ phần vốn góp, cổ phần của một hoặc một số thành viên, cổ đông cùng với tài sản tương ứng với giá trị cổ phần, phần vốn góp họ được chuyển sang cho các công ty mới;

- Kết hợp cả hai trường hợp trên.

Tách doanh nghiệp

Khoản 1 Điều 199 Luật doanh nghiệp 2020 quy định “1. Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần có thể tách bằng cách chuyển

một phần tài sản, quyền, nghĩa vụ, thành viên, cổ đơng của cơng ty hiện có (sau đây gọi là cơng ty bị tách) để thành lập một hoặc một số công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần mới (sau đây gọi là công ty được tách) mà không chấm dứt tồn tại của công ty bị tách.”

- Tách một phần phần vốn góp, cổ phần của các thành viên, cổ đông cùng với tài sản tương ứng với giá trị phần vốn góp, cổ phần được chuyển sang cho các công ty mới theo tỷ lệ sở hữu trong công ty bị tách và tương ứng giá trị tài sản được chuyển cho công ty mới. - Tách tồn bộ phần vốn góp, cổ phần của một hoặc một số thành viên, cổ đông cùng với tài sản tương ứng với giá trị cổ phần, phần vốn góp của họ được chuyển sang cho các công ty mới.

- Kết hợp cả 2 phương thức trên

Hợp nhất doanh nghiệp

Khoản 1 Điều 200 Luật doanh nghiệp 2020 quy định: “1. Hai hoặc một số công ty (sau đây gọi là cơng ty bị hợp nhất) có thể hợp nhất

thành một công ty mới (sau đây gọi là công ty hợp nhất), đồng thời chấm dứt tồn tại của các công ty bị hợp nhất.”

Sau khi thực hiện xong thủ tục hợp nhất doanh nghiệp, các công ty bị hợp nhất chấm dứt tồn tại; Công ty hợp nhất được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ tài sản khác của các công ty bị hợp nhất. Cơng ty hợp nhất đương nhiên kế thừa tồn bộ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của các cơng ty bị hợp nhất theo hợp đồng hợp nhất công ty.

Sáp nhập doanh nghiệp

Khoản 1, Điều 201 Luật doanh nghiệp 2020 quy định về sáp nhập doanh nghiệp là việc “Một hoặc một số công ty (sau đây gọi là công

ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một cơng ty khác (sau đây gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang cơng ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập.”

Sau khi đăng ký doanh nghiệp, công ty bị sáp nhập chấm dứt tồn tại; công ty nhận sáp nhập được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị sáp nhập.

Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp

Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp là một trong các phương thức tổ chức lại doanh nghiệp. Các hình thức chuyển đổi loại hình doanh nghiệp bao bao gồm:

- Chuyển đổi công ty TNHH thành công ty cổ phần;

- Chuyển đổi công ty cổ phần thành công ty TNHH 2 thành viên;

- Chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân thành công ty TNHH/ Công ty cổ phần/ cơng ty Hợp danh.

Câu 7: Trình bày dấu hiệu Doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản:

Đến Luật Phá sản năm 2014, pháp luật phá sản Việt Nam khi ghi nhận tình hình tài chính bi đát của doanh nghiệp, hợp tác xã khơng cịn sử dụng thuật ngữ “Doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản” mà thay vào đó, Luật Phá sản năm 2014 sử dụng thuật ngữ “Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán”.

Theo Luật Phá sản năm 2014:

“Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh tốn là doanh nghiệp, hợp tác xã khơng thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán".

Như vậy, khái niệm này được Luật Phá sản năm 2014 xác định theo tiêu chí định lượng và dấu hiệu duy nhất để xác định khái niệm doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh tốn đó là doanh nghiệp, hợp tác xã khơng thực hiện nghĩa vụ thanh toán nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán.

Các dấu hiệu để nhận biết một doanh nghiệp lâm vào phá sản:

Thứ nhất, mất khả năng thanh tốn khơng có nghĩa là doanh nghiệp hồn tồn cạn kiệt tài sản. Doanh nghiệp có thể cịn rất nhiều tài

sản mà vẫn mất khả năng thanh tốn, chỉ vì tài sản đó khơng thể bán được, cho nên doanh nghiệp khơng có tiền để thanh tốn các khoản nợ.

Thứ hai, mất khả năng thanh tốn khơng chỉ là hiện tượng doanh nghiệp khơng thanh tốn được nợ mà nó cịn thể hiện doanh nghiệp

đang lâm vào tình trạng tài chính tuyệt vọng, có nghĩa là khơng thể trả được nợ, khơng có lối thốt, trừ phi cỏ sự can thiệp của Toà án hoặc sự giúp đỡ của các chủ nợ.

Thứ ba, đối với doanh nghiệp tư nhân, nếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh có giao kết bất kì hợp đồng nào mà sau đó phát sinh ra

các khoản nợ thì những khoản nợ này được coi là cơ sở để đánh giá tình hạng phá sản của doanh nghiệp. Nhưng ở đây cũng cần phân biệt với các khoản nợ do chủ doanh nghiệp tư nhân xác lập trên cơ sở những hợp đồng phục vụ cho sinh hoạt cá nhân hoặc gia đình họ vì nó khơng xuất phát từ hoạt động sản xuất kinh doanh.

Thứ tư, pháp luật không nhất thiết quy định cụ thể mất khả năng thanh toán một khoản nợ bao nhiêu thì coi là lâm vào tình trạng phá

sản, bởi vì tình hình tài chính trong các doanh nghiệp rất khác nhau, có thể có những doanh nghiệp nợ vài ba chục triệu nhung khơng có cách gì để trả, trong lúc cũng có những doanh nghiệp nợ tới vài ba trăm triệu vẫn có khả năng thanh tốn bình thường.

Thứ năm, bản chất của việc mất khả năng thanh tốn có thể khơng trùng với biểu hiện bên ngồi là trả được nợ hay khơng. Trong nền

kinh tế thị trường hiện nay, nhiều doanh nghiệp không trả được nợ nhưng điều này chỉ có tính chất nhất thời trong khi mọi hoạt động của doanh nghiệp vẫn diễn ra bình thường. Ngược lại, có những doanh nghiệp sự trả nợ chỉ là trá hình, che đậy tình hạng tài chính tuyệt vọng của doanh nghiệp, họ phải sử dụng nhiều phương tiện gian trá để bù đắp ngân quỹ như vay nặng lãi, thế chấp tài sản nhiều lần để vay tiên ngân hàng...

Tóm lại, theo quy định của pháp luật Việt Nam, ở bình diện tình hình tài chính tuyệt vọng của doanh nghiệp, phá sản là khái niệm dùng

Một phần của tài liệu Bài tập môn : Bộ Luật Thương Mại (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(37 trang)