Rủi ro trong huy động vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm toán nội bộ phục vụ công tác quản lý rủi ro tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 31)

2.2 THỰC TRẠNG RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠ

2.2.1. Rủi ro trong huy động vốn

2.2.1.1. Thực trạng huy động vốn:

Bảng 1: Cơ cấu kỳ hạn nguồn vốn huy động của NHNo&PTNT VN từ 2007 – 2009

ĐVT: tỷ đồng

Loại tiền gửi

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Số tiền trọng Tỷ Số tiền trọng Tỷ Số tiền trọng Tỷ

Tiền gửi không kỳ hạn 51.910 19,23% 70.873 21,04% 88.491 24,11% Tiền gửi có kỳ hạn < 12 tháng 84.088 31,15% 114.226 33,91% 156.653 42,69% Tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng - 24 tháng 39.601 14,67% 45.104 13,39% 42.777 11,66% Tiền gửi có kỳ hạn > 24 tháng 94.345 34,95% 106.647 31,66% 79.074 21,55% Tổng nguồn vốn huy động 269.944 100% 336.850 100% 366.995 100%

Biểu đồ 1: Cơ cấu kỳ hạn nguồn vốn huy động của NHNo&PTNT VN từ 2007-2009 - 20.000 40.000 60.000 80.000 100.000 120.000 140.000 160.000 180.000 2007 2008 2009 Năm Tỷ đồng

Tiền gửi khơng kỳ hạn

Tiền gửi có kỳ hạn < 12 tháng Tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng - 24 tháng Tiền gửi có kỳ hạn > 24 tháng

Nhìn tổng thể bảng số liệu, ta thấy tổng nguồn vốn huy động tăng đều qua

các năm, trong đó tỷ trọng tiền gửi khơng kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn < 12 tháng từ 2007 đến 2009 đều tăng về số tiền cũng như tỷ trọng; trong khi đó tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng - 24 tháng và tiền gửi có kỳ hạn > 24 tháng trong năm 2008 có tăng về số tuyệt đối so với năm 2007 nhưng về tỷ trọng trong tổng nguồn vốn huy động lại giảm, và sang năm 2009, hai loại tiền gửi này đều giảm về số tiền cũng như tỷ trọng. Cụ thể:

+ Năm 2007: nguồn vốn huy động đạt 269.944 tỷ đồng, trong đó: tiền gửi có kỳ hạn > 24 tháng chiếm tỷ trọng cao nhất 34,95% với số tiền là 94.345 tỷ đồng, kế

đến là tiền gửi có kỳ hạn < 12 tháng, tiền gửi không kỳ hạn và thấp nhất là tiền gửi

có kỳ hạn từ 12 tháng - 24 tháng. Với cơ cấu trên, NHNo&PTNT VN luôn chủ

động trong cân đối vốn đáp ứng các nhu cầu vay vốn của nền kinh tế, toàn hệ thống

luôn coi trọng công tác huy động vốn đặc biệt là nguồn vốn trung – dài hạn.

+ Năm 2008: nguồn vốn huy động từ khách hàng đạt 336.850 tỷ đồng với

tháng chiếm tỷ trọng cao nhất 33,91%, tiền gửi có kỳ hạn > 24 tháng từ vị trí cao nhất năm 2007 đã tuột xuống vị trí thứ 2, tiếp theo vẫn là tiền gửi khơng kỳ hạn và thấp nhất là tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng - 24 tháng. Như vậy, trong năm 2008, dù có sự thay đổi về tỷ trọng các loại tiền gửi nhưng nhìn chung cơ cấu vốn vẫn duy trì

ở mức hợp lý, NHNo&PTNT VN đã chủ động đảm bảo thanh khoản trong mọi thời điểm, phục vụ tốt cơng tác tín dụng và đầu tư vốn cho nền kinh tế.

+ Năm 2009: tổng nguồn vốn huy động từ khách hàng đạt 366.995 tỷ đồng với nguồn vốn huy động từ dân cư là 200.211 tỷ đồng, trong đó: tiền gửi có kỳ hạn < 12 tháng vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất 42,69%, tiền gửi có kỳ hạn > 24 tháng đã tuột xuống vị trí thứ 3 nhường vị trí thứ 2 cho tiền gửi không kỳ hạn và thấp nhất vẫn là tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng - 24 tháng. Như vậy, NHNo&PTNT VN vẫn

đảm bảo cơ cấu nguồn vốn đa dạng, hợp lý và có tính ổn định cao.

2.2.1.2. Đánh giá thực trạng huy động vốn:

Thành tựu đạt được trong công tác huy động vốn:

Trong bối cảnh chung của nền kinh tế, những năm gần đây các ngân hàng

thương mại thường xảy ra tình trạng thiếu vốn nhất là thiếu tiền VNĐ vào dịp cuối năm, có những ngân hàng đã cầm chừng trong hoạt động tín dụng, song bằng nhiều giải pháp linh hoạt trong đó có phát hành kỳ phiếu, mở rộng mạng lưới huy động

vốn, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng trên mọi mặt nên NHNo&PTNT VN vẫn đảm bảo duy trì được nguồn vốn ổn định, tăng trưởng cao, đảm bảo khả năng

thanh toán, đáp ứng nhu cầu vốn kinh doanh, vốn đầu tư cho các doanh nghiệp thậm chí cịn chuyển vốn về điều hịa tồn ngành.

Trong năm vừa qua kinh tế nước ta đã chuyển biến theo hướng Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa và phát triển ở tất cả các ngành, các khu vực, các chỉ tiêu kinh tế

đều tăng trưởng tốt hơn những năm trước và hoạt động Tài chính – Ngân hàng cũng

mang đậm màu sắc đó. Song bên cạnh đó mơi trường kinh doanh của ngân hàng

cũng gặp rất nhiều khó khăn do tình trạng thiếu tiền mặt đã buộc các ngân hàng trên

địa bàn đồng loạt nâng lãi suất huy động lên làm ảnh hưởng tới chi phí và hiệu quả

định được những điều kiện thuận lợi, khó khăn, nắm bắt tốt thời cơ nên đã có hướng đi đúng đắn theo định hướng của ngành. Đồng thời NHNo&PTNT VN đã chú trọng

mở rộng đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ đáp ứng nhu cầu cao nhất của khách hàng. Nhờ vậy mà trong những năm qua tổng nguồn vốn huy động đã không ngừng tăng lên đáp ứng được nhu cầu về vốn cho ngân hàng.

Cùng với sự chỉ đạo nhất quán, toàn diện của Hội đồng quản trị,

NHNo&PTNT VN đã quán triệt việc thực hiện chiến lược phát triển toàn hệ thống

với nỗ lực quyết tâm cao nhất để hồn thành chỉ tiêu kế hoạch. Cơng tác điều hành nguồn vốn theo nguyên tắc tối đa hóa hiệu quả sử dụng vốn trên cơ sở kế hoạch giải ngân, kế hoạch huy động vốn, nhu cầu thanh tốn. Ngân hàng định kỳ tính lãi suất bình quân đầu ra, đầu vào để căn cứ đối sách kịp thời, chính xác vừa đảm bảo tính cạnh tranh và đảm bảo thu nhập cho Ngân hàng. Ngồi ra bằng chính sách khách hàng của mình, Ngân hàng đã tích cực, chủ động tìm kiếm, vận động khách hàng có tiềm năng tiền gửi, từ đó thiết lập mở rộng vừa củng cố vững chắc mạng lưới khách hàng giao dịch thường xuyên.

Những hạn chế cần khắc phục trong công tác huy động vốn:

Trong cơ cấu kỳ hạn vốn huy động, tỷ trọng nguồn vốn trung – dài hạn (tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng - 24 tháng và tiền gửi có kỳ hạn > 24 tháng) có xu hướng giảm trong tổng nguồn vốn huy động từ khách hàng, đặc biệt là năm 2009, nguồn vốn này giảm đáng kể về số tiền cũng như tỷ trọng, do đó nguồn vốn trên chưa đủ

đáp ứng trong việc cho vay các dự án trung và dài hạn. Vì vậy cần phải có sự điều

chỉnh về cơ cấu kỳ hạn nhằm giúp cho Ngân hàng có thể mở rộng cho vay đối với các dự án có tính khả thi cao.

Hoạt động của Ngân hàng còn hạn chế về thời gian. Thời gian mở cửa Ngân hàng trùng với thời gian làm việc của các cơ quan khác. Do đó, các cán bộ công nhân viên muốn gửi tiền vào Ngân hàng thì phải mất một thời gian cho công việc này, điều này gây khơng ít rắc rối và phiền hà đối với người gửi tiền. Ngân hàng

nên nghiên cứu đưa ra các hình thức nhận và trả tiền ngoài giờ (ngoài giờ hành

trong ngày. Đồng thời nghiên cứu và ứng dụng một số phương thức huy động mới như nhận tiền tại nhà, tại văn phịng của doanh nghiệp, bố trí làm việc theo ca để tăng thời gian giao dịch, phù hợp với nhu cầu của khách hàng trên địa bàn để tận

dụng triệt để các nguồn thu.

Sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng tuy đã phát triển thêm nhiều hình thức mới nhưng chủ yếu vẫn là những sản phẩm truyền thống. Các loại hình huy động cịn ít, chưa đa dạng để khách có thể lựa chọn. Ngân hàng chủ yếu cạnh tranh bằng lãi suất,

cịn dịch vụ khác thì cịn ở mức hạn chế. Trong thời gian tới cần nghiên cứu, ứng dụng và nhân diện rộng ra các loại hình dịch vụ mới nhằm tăng thu hút thêm nhiều khách hàng mới.

Mạng lưới huy động tuy đã được mở rộng nhưng vẫn chưa đủ so với khả

năng khai thác của Ngân hàng. Các quầy giao dịch, các quỹ tiết kiệm phân bố dường như chỉ chú trọng cho việc huy động vốn trong dân cư nơi tập trung các dân cư đông đúc mà chưa chú trọng đến những nơi tập trung những khách hàng lớn của Ngân hàng để tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng.

Công tác Marketing của Ngân hàng tuy đã được chú trọng và là công tác

trọng tâm của Ngân hàng trong điều kiện cạnh tranh gay gắt nhưng vẫn chưa được thực hiện theo một chính sách nhất quán. Từng bộ phận, từng cán bộ vẫn chưa ý thức được hết tầm quan trọng của công tác này, nhận thức còn đơn giản nên trong

phối hợp thực hiện vẫn chưa đạt được kết quả như mong muốn. Tuy Ngân hàng đã chủ động tìm đến khách hàng nhưng do môi trường cạnh tranh quyết liệt, mặt khác do điều kiện và phương pháp tiếp cận chưa phù hợp nên hiệu quả chưa cao. Công tác thu thập thông tin về thị trường, về nhu cầu khách hàng, đối thủ cạnh tranh còn hạn chế do vậy mà thiếu thơng tin phản hồi để có những điều chỉnh kịp thời.

Cơng tác kiểm tốn nội bộ trong hoạt động huy động vốn mới chỉ dừng lại ở việc kiểm tra tính tuân thủ các quy định, quy trình trong việc huy động vốn tại các chi nhánh, phòng giao dịch trong hệ thống; ghi nhận thực trạng các con số, đánh giá tính hiệu quả của tình hình thực tế so với kế hoạch đề ra, mà chưa đưa ra đề xuất

hay hướng xử lý thích hợp. Đó là điểm hạn chế mà kiểm tốn nội bộ cần phải khắc phục trong thời gian tới.

2.2.2. Rủi ro tín dụng: 2.2.2.1. Thực trạng cho vay: 2.2.2.1. Thực trạng cho vay:

Bảng 2: Dư nợ cho vay tại NHNo&PTNT VN từ 2007 – 2009

ĐVT: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

So sánh năm 2008 và 2007 2009 và 2008 So sánh năm +/- % +/- % Tổng dư nợ 242.180 294.697 354.112 52.517 21,69% 59.415 20,16% Tỷ lệ nợ xấu (NPLs) 2,5% 2,68% 2,6%

(Nguồn: Báo cáo thường niên NHNo&PTNT VN năm 2007, 2008, 2009)

- 50.000 100.000 150.000 200.000 250.000 300.000 350.000 400.000 Tỷ đồng 2007 2008 2009 Năm

Biểu đồ 2: Dư nợ cho vay tại NHNo&PTNT VN từ 2007 - 2009

Nợ xấu Tổng dư nợ

Bảng số liệu cho thấy dư nợ cho vay tại NHNo&PTNT VN tăng đều qua các năm, tốc độ tăng trưởng tương đối ổn định, cụ thể: năm 2008 tăng 21,69% so với

năm 2007 và năm 2009 tăng 20,16% so với năm 2008. Bên cạnh đó tỷ lệ nợ xấu (NPLs) tương đối thấp, vẫn nằm trong giới hạn cho phép, nếu như năm 2007 NPLs là 2,5% thì sang năm 2008 tỷ lệ này tăng lên 2,68% và giảm xuống 2,6% vào năm 2009. Trong năm 2009, NHNo&PTNT VN hoàn thành Đề án “NHNo&PTNT VN

mở rộng và nâng cao hiệu quả đầu tư vốn cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn

đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020” với mục tiêu giữ vững tỷ trọng cho

vay lĩnh vực này chiếm 70% tổng dư nợ vào năm 2020. Có được kết quả như vậy là do NHNo&PTNT VN đã triển khai hàng loạt biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng: xác định cơ cấu đầu tư tín dụng có trọng điểm phù hợp giữa các ngành,

các thành phần kinh tế, đảm bảo sự phát triển bền vững, an toàn và hiệu quả; thực

hiện điều hành cơ chế lãi suất, phí, hạn mức tín dụng, đảm bảo tiền vay trên cơ sở xếp hạng khách hàng, tăng cường, nâng cao chất lượng công tác kiểm tra chuyên

đề,…

Cho dù kết quả đạt được có khả quan thì nợ xấu vẫn tồn tại và tiềm ẩn bên

trong nó là rủi ro tín dụng. Có thể nói, rủi ro tín dụng ln song hành cùng hoạt

động tín dụng và là rủi ro được quan tâm nhiều nhất trong hoạt động kinh doanh của

ngân hàng. Vì sao rủi ro tín dụng luôn tồn tại? Nguyên nhân phát sinh sẽ được phân tích cụ thể trong phần tiếp theo.

2.2.2.2. Nguyên nhân phát sinh rủi ro tín dụng:

Cũng như tất cả các tổ chức tín dụng khác, rủi ro tín dụng phát sinh trong môi trường kinh doanh gọi là rủi ro do nguyên nhân khách quan. Rủi ro xuất phát từ khách hàng và bản thân ngân hàng gọi là rủi ro do nguyên nhân chủ quan. Dưới đây là một số rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT VN bắt nguồn từ cả 02 nguyên nhân trên.

a) Rủi ro do ngun nhân khách quan:

Q trình tự do hóa tài chính và hội nhập quốc tế có thể làm cho nợ xấu gia

những khách hàng thường xuyên của ngân hàng phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ và quy luật chọn lọc khắc nghiệt của thị trường. Bên cạnh đó, bản thân sự cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trong nước và nước ngồi trong mơi trường hội nhập kinh tế cũng khiến cho các ngân hàng trong nước nói chung và NHNo&PTNT VN nói riêng, với hệ thống quản lý yếu kém gặp phải nguy cơ rủi ro nợ xấu tăng lên bởi hầu hết các khách hàng có tiềm lực tài chính lớn sẽ bị các ngân hàng nước ngồi thu hút.

Sự kém hiệu quả của cơ quan pháp luật cấp địa phương:

Ngân hàng Nhà nước với tư cách là cơ quan quản lý tiền tệ còn chịu nhiều chi phối trực tiếp của Chính phủ và sự can thiệp của nhiều cơ quan chức năng trong quá trình xây dựng và thực hiện chức năng quản lý và giám sát hoạt động của ngân hàng thương mại. Mức độ can thiệp hành chính vào hoạt động ngân hàng quá lớn,

quyền lợi và quyền tự chủ kinh doanh của các ngân hàng thương mại chưa được đảm bảo bằng pháp luật, đặc biệt khi xảy ra tranh chấp.

Trong những năm gần đây, Quốc hội, Ủy ban thường vụ quốc hội, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan liên quan đã ban hành nhiều luật, văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành luật liên quan đến hoạt động tín dụng ngân hàng. Luật và

các văn bản đã có song việc triển khai vào hoạt động ngân hàng lại hết sức chậm

chạp và gặp phải nhiều vướng mắc như một số văn bản về việc cưỡng chế thu hồi nợ, cùng nhiều các quy định khác dẫn đến tình trạng ngân hàng thương mại khơng thể giải quyết được nợ tồn đọng, tài sản tồn đọng. Những văn bản này đều có quy định: Trong những trường hợp khách hàng khơng trả được nợ, NHTM có quyền xử

lý tài sản đảm bảo nợ vay. Trên thực tế, các NHTM không làm được điều này vì

ngân hàng là một tổ chức kinh tế, không phải là cơ quan quyền lực Nhà nước, khơng có chức năng cưỡng chế buộc khách hàng bàn giao tài sản đảm bảo cho ngân hàng để xử lý hoặc chuyển tài sản đảm bảo nợ vay để Tòa án xử lý qua con đường tố tụng.

Hệ thống thơng tin quản lý cịn bất cập: Hiện nay ở Việt Nam chưa có một

cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại ngày càng gay gắt như hiện nay, vai trò của Trung tâm thơng tin tín dụng ngân hàng (CIC) rất quan trọng trong việc cung cấp thông tin kịp thời, chính xác để ngân hàng có các quyết định cho vay hợp lý. Tuy nhiên, Trung tâm thơng tin tín dụng ngân hàng (CIC) của NHNN chưa phải là cơ quan định mức tín nhiệm doanh nghiệp một cách độc lập và hiệu quả, thông tin cung cấp chỉ ở mức độ thống kê, chưa phát huy được tác dụng cảnh báo rủi ro,

thơng tin cịn đơn điệu, thiếu cập nhật. Ngoài ra việc kết nối thông tin với trang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm toán nội bộ phục vụ công tác quản lý rủi ro tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)