Nhóm hộ Số hộ Tỷ lệ so tổng số hộ (%) Số hộ nghèo Tỷ lệ nghèo (%) Tỷ lệ trong tổng hộ nghèo (%) Khơng vay tín dụng 75 49,02 28 37,33 38,35 Có vay tín dụng 78 50,98 45 57,69 61,65
Nguồn: số liệu điều tra thực tế tại huyện Mỹ Xuyên, 2008.
Bảng 3.18: Số tiền vay trung bình theo nhóm hộ ở huyện Mỹ Xun
Loại hộ Số hộ Số tiền vay trung bình (triệu đồng)
Khơng nghèo 33 17,6
Nghèo 45 6,5
Tổng cộng 78 11,2
Theo Bảng 3.19, nguồn tín dụng chủ yếu của hộ gia đình nơng thơn ở huyện Mỹ Xuyên từ Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT (chiếm 44,9% tổng số hộ vay tín dụng), đây là nguồn tín dụng chính thức phổ biến ở huyện Mỹ Xuyên, tuy nhiên vay vốn theo hình thức thế chấp tài sản với lãi suất thị trường, nên đã hạn chế khả năng tiếp cận của những hộ nghèo. Bên cạnh đó, nguồn tín dụng khơng chính thức cũng đóng vai trị quan trọng trong việc cho vay vốn ở nơng thơn như: nguồn tín dụng từ bạn bè, họ hàng và người cho vay cá thể chiếm 39,7%; nguồn tín dụng từ Ngân hàng Chính sách xã hội chủ yếu dành cho người nghèo, nhưng khả năng cho vay còn rất hạn chế, chỉ chiếm 11,5% tổng số hộ vay vốn; nguồn tín dụng từ các ngân hàng, tổ chức tín dụng khác và tổ chức chính trị xã hội chỉ chiếm 3,9% tổng số hộ vay vốn. Qua đó chúng ta thấy rằng, trong thời gian qua, Nhà nước đã có nhiều chính sách hỗ trợ vốn cho người nghèo thông qua việc cho vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội, nhưng vẫn chưa đáp ứng nhu cầu vay vốn của hộ nghèo nông thôn; do vậy, bên cạnh việc cho vay với lãi suất ưu đãi, Nhà nước cần quan tâm hỗ trợ vốn cho người nghèo thông qua việc cho vay với hình thức tín chấp, nhưng với lãi suất thị trường.
Bảng 3.19: Tổ chức tín dụng cho hộ gia đình vay vốn ở huyện Mỹ Xuyên
Tổ chức cho vay Số hộ Tỷ lệ so tổng số hộ vay (%)
Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT 35 44,9
Ngân hàng CSXH 9 11,5
Ngân hàng khác, tổ chức tín dụng 2 2,6
Các tổ chức chính trị xã hội 1 1,3
Người cho vay cá thể 15 19,2
Bạn bè, họ hàng 16 20,5
Tổng cộng 78 100,0
Nguồn: số liệu điều tra thực tế tại huyện Mỹ Xuyên, 2008.
Việc sử dụng vốn vay của hộ gia đình hiệu quả chưa cao, với 53,85% số hộ được vay vốn sử dụng vào mục đích đầu tư sản xuất, kinh doanh, 23,07% sử dụng vào mục đích tiêu dùng sinh hoạt, 10,26% sử dụng cho chữa bệnh, 5,13% sửa chữa
nhà, 2,56% sử dụng để trả nợ và 5,13% sử dụng mục đích khác; đối với nhóm nghèo chỉ có 44,44% sử dụng vào mục đích đầu tư sản xuất (Bảng 3.20).
Bảng 3.20: Mục đích sử dụng vốn vay của hộ nghèo ở huyện Mỹ Xuyên
Lĩnh vực đầu tư Không nghèo (%) Nghèo (%) Chung (%)
Đầu tư sản xuất, kinh doanh 66,67 44,44 53,85
Xây, sửa chữa nhà 0,00 8,89 5,13
Tiêu dùng sinh hoạt 18,18 26,67 23,07
Trả nợ 3,03 2,22 2,56
Chữa bệnh 3,03 15,56 10,26
Khác 9,09 2,22 5,13
Tổng cộng 100,00 100,00 100,00
Nguồn: số liệu điều tra thực tế tại huyện Mỹ Xuyên, 2008.
Trên đồ thị Hình 3.10, đường tương quan giữa chi tiêu bình quân đầu người của hộ và khả năng tiếp cận nguồn tín dụng cho thấy, hộ được vay tín dụng nhiều có xu hướng chi tiêu bình qn đầu người cao hơn hộ khơng được vay tín dụng hoặc vay ít hơn (đúng với kỳ vọng).
3.1.8.3. Nước sinh hoạt:
Bảng 3.21: Nguồn nước sinh hoạt của hộ gia đình ở huyện Mỹ Xun
Nguồn nước sử dụng Khơng nghèo (%) Nghèo (%) Chung (%)
Giếng khoan 60,00 64,38 62,09
Nước mưa 31,25 20,55 26,14
Nước máy vào nhà 1,25 5,48 3,27
Nước máy công cộng 3,75 4,11 3,92
Nước sông, ao, kênh 1,25 5,48 3,27
Nguồn nước khác 2,50 0,00 1,31
Tổng cộng 100,00 100,00 100,00
Nguồn: số liệu điều tra thực tế tại huyện Mỹ Xuyên, 2008.
Theo kết quả điều tra, phần lớn hộ gia đình ở huyện Mỹ Xuyên sử dụng nước từ giếng khoan (chiếm 62,09% tổng số hộ) và nước mưa (26,14%), chỉ có 3,27% sử
dụng nước máy vào nhà, 3,92% sử dụng nước máy cộng cộng và vẫn còn 3,27% hộ gia đình sử dụng nước sơng, ao, kênh (Bảng 3.21). Điều này cho thấy, việc sử dụng nước sinh hoạt của hộ gia đình ở huyện Mỹ Xuyên chưa đảm bảo hợp vệ sinh, ngay cả việc sử dụng nước từ giếng khoan cũng chưa đảm bảo chất lượng và vệ sinh; đây là vấn đề mà chính quyền địa phương cần quan tâm giải quyết, đó là đầu tư hệ thống cấp nước sạch đến hộ gia đình nơng thơn.
Bảng 3.22: Tình trạng sử dụng nước uống của hộ gia đình ở huyện Mỹ Xuyên
Đun nước uống Khơng nghèo (%) Nghèo (%) Chung (%)
Có, ln ln 20,00 27,40 23,53
Có, hầu hết 22,50 21,92 22,22
Có, thỉnh thoảng 35,00 21,92 28,76
Có, ít khi 15,00 12,33 13,73
Khơng bao giờ 7,50 16,43 11,76
Tổng cộng 100,00 100,00 100,00
Nguồn: số liệu điều tra thực tế tại huyện Mỹ Xuyên, 2008.
Ăn uống hợp vệ sinh ở nông thôn là vấn đề cần đặc biệt quan tâm, qua kết quả điều tra, chỉ có 23,53% hộ gia đình ln ln đun nước uống hợp vệ sinh, 22,22% có đun nước uống nhưng đơi khi khơng đun; đáng lưu ý là vẫn còn tỷ lệ khá lớn (11,76%) không bao giờ đun nước uống (Bảng 3.22).
3.1.9. Đời sống người dân:
Theo kết quả điều tra trên địa bàn huyện Mỹ Xuyên (Bảng 3.23), 68,62% hộ dân có đời sống được cải thiện so với 3 năm trước đây (trong đó có 26,14% số hộ có cuộc sống được cải thiện nhiều, 42,48% cải thiện chút ít). Điều này cho thấy, đời sống của người dân nơng thơn vẫn cịn khó khăn, mức độ cải thiện chưa rõ rệt (chỉ có 26,14% cải thiện nhiều), tỷ lệ hộ có cuộc sống chưa được cải thiện và giảm sút cịn khá cao (31,37%); đáng lưu ý là, nhóm nghèo nhất chỉ có 8,82% số hộ cải thiện cuộc sống ở mức độ nhiều, trên 50% có cuộc sống như cũ và giảm sút. Do vậy, trong thời gian tới, Nhà nước cần có chính sách hiệu quả hơn nhằm hỗ trợ người nghèo nhanh chóng cải thiện cuộc sống, thốt nghèo bền vững.
Bảng 3.23. Mức độ cải thiện đời sống của hộ dân ở huyện Mỹ Xuyên
Mức sống so 3 năm trước đây
Nghèo % Khá nghèo % Trung bình % Khá giàu % Giàu % Chung % Cải thiện nhiều 8,82 33,33 50,00 55,56 50,00 26,14 Cải thiện chút ít 39,71 44,44 41,67 44,44 50,00 42,48
Như cũ 44,12 16,67 8,33 0,00 0,00 26,14
Giảm sút 7,35 5,56 0,00 0,00 0,00 5,24
Tổng 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00
Nguồn: số liệu điều tra thực tế tại huyện Mỹ Xuyên, 2008.
3.1.10. Một số kiến nghị của hộ gia đình:
Bảng 3.24: Kiến nghị của hộ gia đình ở huyện Mỹ Xuyên
Lĩnh vực đề nghị hỗ trợ Không nghèo (%) Nghèo (%) Chung (%)
Cơ sở hạ tầng 11,25 2,74 7,19 Vốn 38,75 31,51 35,29 Kỹ thuật, cách thức làm ăn 10,00 1,37 5,88 Đất đai 22,50 63,01 41,84 Tiêu thụ sản phẩm 17,50 1,37 9,80 Tổng 100,00 100,00 100,00
Nguồn: số liệu điều tra thực tế tại huyện Mỹ Xuyên, 2008.
Vấn đề bức xúc đối với người dân nông thôn trên địa bàn huyện Mỹ Xuyên là đất đai và vốn sản xuất, có hơn 41,84% hộ gia đình kiến nghị Nhà nước cần hỗ trợ người dân về đất sản xuất để giúp người dân cải thiện cuộc sống, thoát nghèo, 35,29% đề nghị Nhà nước hỗ trợ vốn vay. Đáng lưu ý, có 63,01% hộ thuộc nhóm nghèo đề nghị Nhà nước hỗ trợ đất, so với nhóm khơng nghèo là 22,5%; trong khi đó đối với nhóm khơng nghèo có 17,5% số hộ đề nghị hỗ trợ khâu tiêu thụ sản phẩm và 11,25% đề nghị hỗ trợ cơ sở hạ tầng (so với nhóm nghèo là 1,37% và 2,74%). Điều này cho thấy nhu cầu bức xúc nhất của người dân nghèo là đất sản xuất và vốn sản xuất, đây là vấn đề ảnh hưởng trực tiếp nhất đến đời sống hộ nghèo,
3.2. Kết quả phân tích mơ hình kinh tế lượng nghiên cứu: Bảng 3.25: Tóm tắt kết quả hồi quy logistic của mơ hình nghiên cứu
B S.E. Wald df Sig. Exp(B)
dtoc -1,122 0,492 5,196 1 0,023 0,326
qmho 0,513 0,186 7,585 1 0,006 1,670
duongoto 0,535 0,172 9,645 1 0,002 1,707
dtdat -0,112 0,030 13,912 1 0,000 0,894
Nguồn: ước lượng của tác giả bằng phần mềm SPSS 15,0 dựa trên số liệu điều tra.
Theo kết quả hồi quy binary logistic, mơ hình nghiên cứu có 4 biến (DTOC, QMHO, DUONGOTO và DTDAT) có ý nghĩa thống kê ở mức 5%, là 4 biến có tác động đến xác suất nghèo của hộ gia đình. Dấu của 4 biến độc lập này thỏa với kỳ vọng. Những biến có hệ số mang giá trị dương (DUONGOTO và QMHO) là yếu tố làm tăng xác suất nghèo của hộ gia đình nếu tăng một đơn vị biến này trong điều kiện các biến còn lại khơng thay đổi. Những biến có hệ số mang giá trị âm (DTOC và DTDAT) là yếu tố làm giảm xác suất nghèo nếu tăng thêm một đơn vị biến này trong điều kiện các biến cịn lại khơng thay đổi. Trong đó ta thấy rằng, biến DTOC có hệ số lớn nhất sẽ có tác động mạnh nhất, tiếp theo là biến DUONGOTO, QMHO và DTDAT. Chúng ta sẽ thấy rõ mức độ tác động qua bảng ước lượng xác suất nghèo theo tác động biên của từng yếu tố được trình bày tại Bảng 3.30.
Biến GTINH (giới tính chủ hộ) khơng có ý nghĩa thống kê, có thể do số hộ có chủ hộ là nữ trong mẫu điều tra chiếm tỷ lệ thấp (31/153 hộ: 20,26%).
Biến HVAN (trình độ học vấn chủ hộ) khơng có ý nghĩa thống kê trong giải thích ảnh hưởng đến xác suất nghèo của hộ gia đình trên địa bàn huyện Mỹ Xun, có thể là do đặc tính của biến học vấn đã thể hiện trong biến dân tộc (theo kết quả thống kê mẫu điều tra, người dân tộc Khmer có trình độ học vấn thấp).
Biến NGHE (loại nghề) khơng có ý nghĩa thống kê trong mơ hình, vì thực tế ngành nghề phi nông nghiệp ở huyện Mỹ Xuyên như công nghiệp, dịch vụ chưa phát triển, những hộ trong mẫu điều tra làm ngành nghề phi nông nghiệp, phần lớn
là buôn bán nhỏ, hàng rong, bán vé số, chạy xe honda ôm, lái xe thuê, thợ hồ nên thu nhập không cao hơn rõ rệt so với làm nghề nơng.
Biến PHTHUOC (số người sống phụ thuộc) khơng có ý nghĩa thống kê trong mơ hình, bởi vì những đặc tính của biến số người sống phụ thuộc được thể hiện trong biến quy mô hộ, theo kết quả thống kê của mẫu điều tra, những hộ quy mô lớn là những hộ có số người sống phụ thuộc cao so với những hộ quy mô nhỏ hơn.
Biến VAY (số tiền vay từ tổ chức tín dụng) khơng có ý nghĩa thống kê trong mơ hình, do số tiền vay q ít, khơng đủ cho nhu cầu đầu tư sản xuất, mặt khác có thể hiệu quả sử dụng vốn vay của hộ nơng thơn cịn thấp.
Bảng 3.30: Ước lượng xác suất nghèo theo tác động biên của từng yếu tố
hệ số tác
động P
Xác suất nghèo ước tính khi biến độc lập thay đổi 1 đơn vị và xác suất ban đầu là: %
biên eβ 10 20 30 40 Các biến độc lập - Hộ thuộc nhóm dân tộc Khmer (có=0) 0,326 0,023 3,50 7,54 12,26 17,85 - Số thành viên của hộ (người) 1,670 0,006 15,65 29,45 41,72 52,68 - Khoảng cách từ nhà đến đường ô tô (km) 1,707 0,002 15,94 29,91 42,25 53,23 - Diện tích đất (ngàn m2) 0,894 0,000 9,04 18,27 27,70 37,34 Nguồn: tính tốn từ Bảng 3,25 bằng Excel.
Qua kết quả ước lượng tại Bảng 3.30, ta thấy rằng yếu tố dân tộc có tác động mạnh nhất đến xác suất nghèo của hộ gia đình ở huyện Mỹ Xuyên. Trong điều kiện các yếu tố khác khơng thay đổi, hộ là người dân tộc Khmer có xác suất trở thành hộ nghèo là 20%, tuy nhiên nếu là hộ dân tộc Kinh – Hoa thì xác suất nghèo là 7,54% (giảm 12,46%).
Theo Bảng 3.30 ước lượng xác suất nghèo theo tác động biên của từng yếu tố cho thấy, khoảng cách từ nhà đến đường ô tô là yếu tố tác động mạnh thứ hai đến xác suất nghèo của hộ gia đình. Giả sử xác suất nghèo ban đầu của hộ gia đình là
20%, với các yếu tố khác không thay đổi, nếu khoảng cách từ nhà đến đường ô tô gần nhất tăng thêm 1km thì xác suất nghèo của hộ tăng lên là 29,91% (tăng 9,91%).
Số thành viên trong hộ gia đình là yếu tố tác động mạnh thứ ba đến xác suất nghèo của hộ gia đình trên địa bàn huyện Mỹ Xuyên. Khả năng nghèo của một hộ gia đình sẽ tăng từ 20% (xác suất nghèo ban đầu) lên 29,45% nếu hộ gia đình có thêm một thành viên.
Diện tích đất tác động lên xác suất nghèo của hộ gia đình nhưng ở mức độ yếu hơn 3 yếu tố nêu trên. Giả sử xác suất nghèo ban đầu của hộ gia đình là 20%, khi hộ gia đình có thêm 1000m2 đất thì xác suất nghèo giảm xuống cịn 18,27% (giảm 1,73%) trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi. Kết quả này cho thấy hiệu quả sử dụng đất của hộ nông thôn rất thấp.
3.3. Kiểm định các giả thuyết:
- Kiểm định mức độ phù hợp tổng qt của mơ hình: Kết quả kiểm định giả thuyết về độ phù hợp tổng qt của mơ hình (Bảng 3.26) có mức ý nghĩa quan sát sig = 0,000 nên ta an toàn bác bỏ giả thuyết H0: βdtoc = βqmho = βduongoto = βdtdat = 0. Mơ hình nghiên cứu phù hợp với tập dữ liệu.
Bảng 3.27 cho ta thấy, giá trị của -2LL = 132,451 khơng cao lắm, như vậy nó thể hiện một độ phù hợp khá tốt của mơ hình tổng thể.
- Kiểm định mức độ chính xác của dự báo: Bảng 3.28 cho ta thấy, 80 trường hợp là hộ khơng nghèo, mơ hình đã dự đốn đúng 69 trường hợp, tỷ lệ đúng là 86,3%; còn 73 trường hợp là hộ nghèo, mơ hình dự đốn đúng là 56 trường hợp, tỷ lệ đúng là 76,7%. Tỷ lệ dự đốn đúng của tồn mơ hình là 81,7%.
- Kiểm định ý nghĩa hệ số hồi quy: Theo bảng 3.29, kiểm định Wald về ý nghĩa của các hệ số hồi quy tổng thể của 4 biến DTOC, QMHO, DUONGOTO, DTDAT đều có mức ý nghĩa sig. <0,05 nên ta an toàn bác bỏ giả thuyết H0: βdtoc= 0; H0: βqmho=0; H0: βduongoto= 0; H0: βdtdat=0. Như vậy, hệ số hồi quy tìm được có ý nghĩa và mơ hình sử dụng tốt.
Chương 4
MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO
Trên cơ sở kết quả mơ hình kinh tế lượng đã nghiên cứu và tình hình thực tế, chúng tơi đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả xố đói giảm nghèo trên địa bàn huyện Mỹ Xuyên, cụ thể như sau:
4.1. Nhóm giải pháp tổng hợp tác động đến quy mơ đất: Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi phát triển ngành nghề phi nông nghiệp, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, đa dạng hóa nguồn thu nhập đối với người dân nơng thơn:
Qua phân tích thực trạng trên địa bàn huyện Mỹ Xuyên, hiện nay ngành nghề phi nông nghiệp như: công nghiệp, dịch vụ chưa phát triển, do vậy việc phát triển ngành nghề công nghiệp, dịch vụ trên địa bàn huyện Mỹ Xuyên là rất bức xúc. Bởi vì, nó góp phần giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, nâng cao thu nhập hộ gia đình, nhất là hộ thiếu đất, khơng đất sản xuất. Do đó giúp giảm áp lực đối với tình trạng thiếu đất, khơng đất sản xuất của các hộ nghèo, đồng thời giúp hộ gia đình đa dạng hóa nguồn thu nhập, tạo điều kiện cho hộ gia đình tích lũy vốn đầu tư phát triển sản xuất nơng nghiệp theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Do vậy, bên cạnh các chính sách chung của Chính phủ về khuyến khích phát triển ngành nghề phi nơng nghiệp ở nơng thơn, chính quyền tỉnh Sóc Trăng cần cụ thể hóa để đề ra các chính sách phù hợp với tình hình thực tế của địa phương nhằm tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích phát triển ngành nghề cơng nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ trên địa bàn tỉnh nói chung và huyện Mỹ Xuyên nói riêng, như các chính sách về hỗ trợ đất đai, thuế, tín dụng và thực hiện tốt cải cách thủ tục hành chính. Trên cơ sở các chính sách của Chính phủ và của tỉnh, huyện Mỹ Xuyên