Kiến nghị của hộ gia đình ở huyện Mỹ Xuyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến nghèo ở huyện mỹ xuyên, tỉnh sóc trăng (Trang 50)

Lĩnh vực đề nghị hỗ trợ Không nghèo (%) Nghèo (%) Chung (%)

Cơ sở hạ tầng 11,25 2,74 7,19 Vốn 38,75 31,51 35,29 Kỹ thuật, cách thức làm ăn 10,00 1,37 5,88 Đất đai 22,50 63,01 41,84 Tiêu thụ sản phẩm 17,50 1,37 9,80 Tổng 100,00 100,00 100,00

Nguồn: số liệu điều tra thực tế tại huyện Mỹ Xuyên, 2008.

Vấn đề bức xúc đối với người dân nông thôn trên địa bàn huyện Mỹ Xuyên là đất đai và vốn sản xuất, có hơn 41,84% hộ gia đình kiến nghị Nhà nước cần hỗ trợ người dân về đất sản xuất để giúp người dân cải thiện cuộc sống, thoát nghèo, 35,29% đề nghị Nhà nước hỗ trợ vốn vay. Đáng lưu ý, có 63,01% hộ thuộc nhóm nghèo đề nghị Nhà nước hỗ trợ đất, so với nhóm khơng nghèo là 22,5%; trong khi đó đối với nhóm khơng nghèo có 17,5% số hộ đề nghị hỗ trợ khâu tiêu thụ sản phẩm và 11,25% đề nghị hỗ trợ cơ sở hạ tầng (so với nhóm nghèo là 1,37% và 2,74%). Điều này cho thấy nhu cầu bức xúc nhất của người dân nghèo là đất sản xuất và vốn sản xuất, đây là vấn đề ảnh hưởng trực tiếp nhất đến đời sống hộ nghèo,

3.2. Kết quả phân tích mơ hình kinh tế lượng nghiên cứu: Bảng 3.25: Tóm tắt kết quả hồi quy logistic của mơ hình nghiên cứu

B S.E. Wald df Sig. Exp(B)

dtoc -1,122 0,492 5,196 1 0,023 0,326

qmho 0,513 0,186 7,585 1 0,006 1,670

duongoto 0,535 0,172 9,645 1 0,002 1,707

dtdat -0,112 0,030 13,912 1 0,000 0,894

Nguồn: ước lượng của tác giả bằng phần mềm SPSS 15,0 dựa trên số liệu điều tra.

Theo kết quả hồi quy binary logistic, mơ hình nghiên cứu có 4 biến (DTOC, QMHO, DUONGOTO và DTDAT) có ý nghĩa thống kê ở mức 5%, là 4 biến có tác động đến xác suất nghèo của hộ gia đình. Dấu của 4 biến độc lập này thỏa với kỳ vọng. Những biến có hệ số mang giá trị dương (DUONGOTO và QMHO) là yếu tố làm tăng xác suất nghèo của hộ gia đình nếu tăng một đơn vị biến này trong điều kiện các biến còn lại khơng thay đổi. Những biến có hệ số mang giá trị âm (DTOC và DTDAT) là yếu tố làm giảm xác suất nghèo nếu tăng thêm một đơn vị biến này trong điều kiện các biến cịn lại khơng thay đổi. Trong đó ta thấy rằng, biến DTOC có hệ số lớn nhất sẽ có tác động mạnh nhất, tiếp theo là biến DUONGOTO, QMHO và DTDAT. Chúng ta sẽ thấy rõ mức độ tác động qua bảng ước lượng xác suất nghèo theo tác động biên của từng yếu tố được trình bày tại Bảng 3.30.

Biến GTINH (giới tính chủ hộ) khơng có ý nghĩa thống kê, có thể do số hộ có chủ hộ là nữ trong mẫu điều tra chiếm tỷ lệ thấp (31/153 hộ: 20,26%).

Biến HVAN (trình độ học vấn chủ hộ) khơng có ý nghĩa thống kê trong giải thích ảnh hưởng đến xác suất nghèo của hộ gia đình trên địa bàn huyện Mỹ Xuyên, có thể là do đặc tính của biến học vấn đã thể hiện trong biến dân tộc (theo kết quả thống kê mẫu điều tra, người dân tộc Khmer có trình độ học vấn thấp).

Biến NGHE (loại nghề) khơng có ý nghĩa thống kê trong mơ hình, vì thực tế ngành nghề phi nông nghiệp ở huyện Mỹ Xuyên như công nghiệp, dịch vụ chưa phát triển, những hộ trong mẫu điều tra làm ngành nghề phi nông nghiệp, phần lớn

là buôn bán nhỏ, hàng rong, bán vé số, chạy xe honda ôm, lái xe thuê, thợ hồ nên thu nhập không cao hơn rõ rệt so với làm nghề nơng.

Biến PHTHUOC (số người sống phụ thuộc) khơng có ý nghĩa thống kê trong mơ hình, bởi vì những đặc tính của biến số người sống phụ thuộc được thể hiện trong biến quy mô hộ, theo kết quả thống kê của mẫu điều tra, những hộ quy mô lớn là những hộ có số người sống phụ thuộc cao so với những hộ quy mô nhỏ hơn.

Biến VAY (số tiền vay từ tổ chức tín dụng) khơng có ý nghĩa thống kê trong mơ hình, do số tiền vay q ít, khơng đủ cho nhu cầu đầu tư sản xuất, mặt khác có thể hiệu quả sử dụng vốn vay của hộ nơng thơn cịn thấp.

Bảng 3.30: Ước lượng xác suất nghèo theo tác động biên của từng yếu tố

hệ số tác

động P

Xác suất nghèo ước tính khi biến độc lập thay đổi 1 đơn vị và xác suất ban đầu là: %

biên eβ 10 20 30 40 Các biến độc lập - Hộ thuộc nhóm dân tộc Khmer (có=0) 0,326 0,023 3,50 7,54 12,26 17,85 - Số thành viên của hộ (người) 1,670 0,006 15,65 29,45 41,72 52,68 - Khoảng cách từ nhà đến đường ô tô (km) 1,707 0,002 15,94 29,91 42,25 53,23 - Diện tích đất (ngàn m2) 0,894 0,000 9,04 18,27 27,70 37,34 Nguồn: tính tốn từ Bảng 3,25 bằng Excel.

Qua kết quả ước lượng tại Bảng 3.30, ta thấy rằng yếu tố dân tộc có tác động mạnh nhất đến xác suất nghèo của hộ gia đình ở huyện Mỹ Xuyên. Trong điều kiện các yếu tố khác khơng thay đổi, hộ là người dân tộc Khmer có xác suất trở thành hộ nghèo là 20%, tuy nhiên nếu là hộ dân tộc Kinh – Hoa thì xác suất nghèo là 7,54% (giảm 12,46%).

Theo Bảng 3.30 ước lượng xác suất nghèo theo tác động biên của từng yếu tố cho thấy, khoảng cách từ nhà đến đường ô tô là yếu tố tác động mạnh thứ hai đến xác suất nghèo của hộ gia đình. Giả sử xác suất nghèo ban đầu của hộ gia đình là

20%, với các yếu tố khác không thay đổi, nếu khoảng cách từ nhà đến đường ô tô gần nhất tăng thêm 1km thì xác suất nghèo của hộ tăng lên là 29,91% (tăng 9,91%).

Số thành viên trong hộ gia đình là yếu tố tác động mạnh thứ ba đến xác suất nghèo của hộ gia đình trên địa bàn huyện Mỹ Xuyên. Khả năng nghèo của một hộ gia đình sẽ tăng từ 20% (xác suất nghèo ban đầu) lên 29,45% nếu hộ gia đình có thêm một thành viên.

Diện tích đất tác động lên xác suất nghèo của hộ gia đình nhưng ở mức độ yếu hơn 3 yếu tố nêu trên. Giả sử xác suất nghèo ban đầu của hộ gia đình là 20%, khi hộ gia đình có thêm 1000m2 đất thì xác suất nghèo giảm xuống còn 18,27% (giảm 1,73%) trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi. Kết quả này cho thấy hiệu quả sử dụng đất của hộ nông thôn rất thấp.

3.3. Kiểm định các giả thuyết:

- Kiểm định mức độ phù hợp tổng qt của mơ hình: Kết quả kiểm định giả thuyết về độ phù hợp tổng qt của mơ hình (Bảng 3.26) có mức ý nghĩa quan sát sig = 0,000 nên ta an toàn bác bỏ giả thuyết H0: βdtoc = βqmho = βduongoto = βdtdat = 0. Mơ hình nghiên cứu phù hợp với tập dữ liệu.

Bảng 3.27 cho ta thấy, giá trị của -2LL = 132,451 khơng cao lắm, như vậy nó thể hiện một độ phù hợp khá tốt của mơ hình tổng thể.

- Kiểm định mức độ chính xác của dự báo: Bảng 3.28 cho ta thấy, 80 trường hợp là hộ khơng nghèo, mơ hình đã dự đốn đúng 69 trường hợp, tỷ lệ đúng là 86,3%; còn 73 trường hợp là hộ nghèo, mơ hình dự đốn đúng là 56 trường hợp, tỷ lệ đúng là 76,7%. Tỷ lệ dự đốn đúng của tồn mơ hình là 81,7%.

- Kiểm định ý nghĩa hệ số hồi quy: Theo bảng 3.29, kiểm định Wald về ý nghĩa của các hệ số hồi quy tổng thể của 4 biến DTOC, QMHO, DUONGOTO, DTDAT đều có mức ý nghĩa sig. <0,05 nên ta an toàn bác bỏ giả thuyết H0: βdtoc= 0; H0: βqmho=0; H0: βduongoto= 0; H0: βdtdat=0. Như vậy, hệ số hồi quy tìm được có ý nghĩa và mơ hình sử dụng tốt.

Chương 4

MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO

Trên cơ sở kết quả mơ hình kinh tế lượng đã nghiên cứu và tình hình thực tế, chúng tơi đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả xố đói giảm nghèo trên địa bàn huyện Mỹ Xuyên, cụ thể như sau:

4.1. Nhóm giải pháp tổng hợp tác động đến quy mơ đất: Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi phát triển ngành nghề phi nông nghiệp, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, đa dạng hóa nguồn thu nhập đối với người dân nơng thơn:

Qua phân tích thực trạng trên địa bàn huyện Mỹ Xuyên, hiện nay ngành nghề phi nông nghiệp như: công nghiệp, dịch vụ chưa phát triển, do vậy việc phát triển ngành nghề công nghiệp, dịch vụ trên địa bàn huyện Mỹ Xuyên là rất bức xúc. Bởi vì, nó góp phần giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, nâng cao thu nhập hộ gia đình, nhất là hộ thiếu đất, khơng đất sản xuất. Do đó giúp giảm áp lực đối với tình trạng thiếu đất, khơng đất sản xuất của các hộ nghèo, đồng thời giúp hộ gia đình đa dạng hóa nguồn thu nhập, tạo điều kiện cho hộ gia đình tích lũy vốn đầu tư phát triển sản xuất nơng nghiệp theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Do vậy, bên cạnh các chính sách chung của Chính phủ về khuyến khích phát triển ngành nghề phi nơng nghiệp ở nơng thơn, chính quyền tỉnh Sóc Trăng cần cụ thể hóa để đề ra các chính sách phù hợp với tình hình thực tế của địa phương nhằm tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích phát triển ngành nghề cơng nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ trên địa bàn tỉnh nói chung và huyện Mỹ Xuyên nói riêng, như các chính sách về hỗ trợ đất đai, thuế, tín dụng và thực hiện tốt cải cách thủ tục hành chính. Trên cơ sở các chính sách của Chính phủ và của tỉnh, huyện Mỹ Xuyên cần tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách đó để phát triển, đa dạng hóa ngành nghề phi nông nghiệp như công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề nông thôn, các dịch vụ nông nghiệp và dịch vụ khác ở nông thôn, cụ thể là:

- Trước hết, tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích phát triển kinh tế hộ gia đình như củng cố, khơi phục, phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp truyền

thống ở địa phương nhằm giải quyết nhiều việc làm tại chỗ đối với lao động nông nhàn, thiếu đất, khơng đất sản xuất và phù hợp với trình độ dân trí cịn thấp, đồng thời tận dụng được nguồn nguyên liệu tại chỗ. Trong đó, chú ý có định hướng về ngành nghề, làng nghề nông thôn, đặc biệt chú trọng những mặt hàng có lợi thế và nổi tiếng trên thị trường trước đây. Bên cạnh đó, cần tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích phát triển kinh tế trang trại.

- Khuyến khích, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp chế biến thủy sản hiện có trên địa bàn huyện Mỹ Xuyên mở rộng đầu tư phát triển sản xuất để thu hút ngày càng nhiều lao động, đặc biệt là lao động nông nhàn, thiếu đất, không đất sản xuất. Đồng thời, khuyến khích đầu tư thành lập mới các doanh nghiệp công nghiệp chế biến hàng nông sản thực phẩm, thủy sản trên địa bàn huyện để tham gia giải quyết việc làm cho người lao động thông qua việc kêu gọi các thành phần kinh tế đầu tư vào địa bàn với những chính sách ưu đãi đặc biệt theo quy định của Nhà nước như hỗ trợ đất đai, ưu tiên cho vay vốn đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ thu hút nhiều lao động. Hàng năm, Nhà nước cần dành một phần kinh phí nhất định để trực tiếp đầu tư, tạo cơ hội cho các hộ nghèo chuyển đổi cơ cấu sản xuất, mở mang ngành nghề.

- Bên cạnh sự hỗ trợ từ Chính phủ và tỉnh Sóc Trăng, trên cơ sở các chính sách khuyến khích của Nhà nước, chính quyền huyện Mỹ Xuyên cần huy động nguồn lực từ các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển, mở rộng hệ thống chợ theo phương châm “lấy chợ nuôi chợ” nhằm tạo thuận lợi cho ngành dịch vụ phát triển, góp phần tạo cơng ăn việc làm cho hộ gia đình khơng đất, thiếu đất sản xuất, đa dạng hóa nguồn thu nhập hộ gia đình. Đồng thời, cần có chính sách khuyến khích, tạo thuận lợi cho việc phát triển kinh tế hợp tác, nhất là các hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp.

Ngồi ra, chính quyền huyện cần phối hợp với ngành Nơng nghiệp, đặc biệt là lực lượng khuyến nông hướng dẫn nông dân nghèo nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, đây cũng là một trong những giải pháp nhằm giảm áp lực đối với tình trạng thiếu đất sản xuất và nâng cao thu nhập cho hộ nghèo. Trong đó, hệ thống

khuyến nơng tổ chức huấn luyện, chuyển giao kỹ thuật phù hợp với khả năng, điều kiện của hộ nông dân nghèo, cung cấp giống cây trồng, vật nuôi giúp người nghèo nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất, tăng thu nhập. Đồng thời, tạo điều kiện cho nông dân, nhất là hộ nghèo được vay vốn sản xuất.

Qua phân tích số liệu điều tra mẫu và hiện trạng đời sống của người dân trên địa bàn huyện Mỹ Xuyên, chúng ta thấy rằng: trình độ học vấn của người dân rất thấp (số năm đi học trung bình của chủ hộ là 4,63 năm), do đó hạn chế khả năng tiếp cận các tiến bộ kỹ thuật sản xuất mới, cũng như khả năng tìm việc làm trong các ngành phi nông nghiệp. Do vậy, để giải quyết việc làm cho số lao động thiếu đất, không đất sản xuất, chính quyền huyện Mỹ Xuyên cần tổ chức tốt việc đào tạo nghề cho nguồn lao động, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế để có thể làm việc trong các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn huyện cũng như các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh và xuất khẩu lao động. Để thực hiện có hiệu quả cơng tác đào tạo nghề, huyện cần tăng cường đầu tư cơ sở vật chất Trung tâm dạy nghề hiện có để đủ khả năng đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn với ngành nghề phù hợp để có thể tìm được việc làm; bên cạnh đó, cần triển khai thực hiện tốt các chính sách ưu đãi của Nhà nước đối với các thành phần kinh tế và doanh nghiệp thành lập cơ sở đào tạo nghề, đặc biệt là tổ chức các lớp đào tạo nghề tại doanh nghiệp gắn với nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp, đây là hình thức dạy nghề rất hiệu quả cần được khuyến khích. Đối với xuất khẩu lao động, ngồi việc đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu thị trường quốc tế, huyện cần phối hợp các ngân hàng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động vay vốn để đi xuất khẩu lao động.

Ngồi ra, chính quyền địa phương cần tăng cường quản lý chặt chẽ đất đai trên địa bàn; giáo dục, động viên hộ nghèo không bán hoặc cầm cố đất đai, đồng thời giáo dục, thuyết phục các hộ khá giàu để họ không mua hoặc cầm cố ruộng đất của hộ nghèo, đặc biệt là hộ Khmer nghèo.

Bên cạnh đó, để hỗ trợ các huyện trong cơng tác đào tạo nghề (trong đó có huyện Mỹ Xun), chính quyền tỉnh Sóc Trăng cần đầu tư hoàn chỉnh Trường Cao đẳng Nghề hiện có để đáp ứng nhu cầu học nghề của lao động trên địa bàn tỉnh, đặc

biệt là đầu tư xây dựng Khoa dân tộc nội trú để dạy nghề đối với thanh niên dân tộc Khmer.

4.2. Đầu tư đường giao thông nông thôn:

Bên cạnh nguồn vốn hỗ trợ đầu tư của Trung ương, của tỉnh, huyện Mỹ Xuyên cần có chính sách huy động nguồn vốn từ các thành phần kinh tế để đầu tư phát triển hệ thống đường giao thông nông thôn, nhất là đường giao thông đến trung tâm xã, liên xã, liên ấp; đồng thời huy động sự đóng góp của nhân dân theo phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm để đầu tư các cơng trình giao thơng trong từng xóm, ấp, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông đi lại của người dân và vận chuyển hàng hóa được thơng suốt, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất và đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn. Việc quản lý, sử dụng nguồn vốn cho đầu tư cơ sở hạ tầng phải được kiểm tra chặt chẽ, đảm bảo hiệu quả, không để thất thốt, đó cũng chính là giải pháp hữu hiệu để thu hút nguồn vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế, nguồn tài trợ quốc tế cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, như

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến nghèo ở huyện mỹ xuyên, tỉnh sóc trăng (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)