2.1.2.1. Hạn chế về chỉ đạo triển khai văn bản, tổ chức thực hiện
Việc chỉ đạo, tổ chức các hoạt động lý luận thiếu chặt chẽ, sát sao. Chúng ta chưa thực sự quan tâm và thiếu sự chỉ đạo, tổ chức chặt chẽ, sát sao đối với các hoạt động lý luận, và do vậy, ít có sự tìm tịi, phát hiện những vấn đề mới về mặt lý luận cũng như thực tiễn. Đặc biệt, chưa có sự quan tâm, khuyến khích để tạo ra thói quen cũng như khơng khí tranh luận thật sự sơi nổi; cởi mở để có được nhiều nhà khoa học, nhà lý luận thật sự tâm huyết, thật sự cầu thị và say sưa tìm tịi chân lý.
Chưa có sự thống nhất trong Đảng về một số vấn đề liên quan trực tiếp đến lý luận chính trị, đến chủ trương, đường lối của Đảng. Sự xuất hiện trong Đảng các ý kiến, quan điểm khác nhau về một số vấn đề cơ bản liên quan đến đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, như vấn đề dân chủ trong Đảng; cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước; mối quan hệ giữa phát triển kinh tế thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa; đảng viên làm kinh tế tư nhân,... đã ảnh hưởng tới sự thống nhất về tư tưởng - chính trị và cơng tác giáo dục lý luận chính trị trong đội ngũ cán bộ, đảng viên; là dấu hiệu của sự phân hóa về tư tưởng, lý luận trong nội bộ Đảng và do vậy, ở mức độ nào đó, gây ảnh hưởng tiêu cực đến tính đồng thuận xã hội. Đó cũng là một trong những ngun nhân dẫn đến tình trạng “nói khơng đi đơi với làm” diễn ra ở nhiều nơi, thậm chí có những cán bộ, đảng viên nói và làm trái với nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Đó cịn là một trong những cái cớ để các phần tử cơ hội chính trị, các thế lực thù địch trong và ngồi nước móc nối với nhau, tiếp tục vu khống, xuyên tạc, bôi nhọ lịch sử cách mạng nước ta, đả kích sự lãnh đạo của Đảng, đòi “lật lại” một số vấn đề trong quá khứ và những điều đã trở thành nghị
quyết, cương lĩnh của Đảng. Mục đích của họ là gây nghi ngờ, chia rẽ nội bộ, làm xói mịn lịng tin của các tầng lớp xã hội, nhất là tầng lớp trí thức và thanh niên, đối với Đảng và chế độ, tạo ra sự phân hóa, “tự diễn biến” trong Đảng, trong xã hội.
2.1.2.2. Hạn chế về nhận thức
Đại hội IX của Đảng đánh giá: Công tác tư tưởng, công tác lý luận có nhiều yếu kém, bất cập. Cơng tác lý luận chưa theo kịp sự phát triển của thực tiễn và yêu cầu của cách mạng, chưa làm sáng tỏ nhiều vấn đề quan trọng trong công cuộc đổi mới để phục vụ việc hoạch định chiến lược, chủ trương, chính sách của Đảng, tăng cường sự nhất trí về chính trị, tư tưởng trong xã hội. Nghị quyết Trung ương 5 khóa X của Đảng chỉ rõ: Cơng tác lý luận cịn lạc hậu trên một số mặt, chưa đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn đang vận động nhanh chóng, phong phú, phức tạp.
Lý luận về một số lĩnh vực còn lạc hậu, chậm đổi mới so với sự phát triển của thời đại, chưa đáp ứng được yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn xã hội, chưa giải đáp được nhiều vấn đề do thực tiễn đất nước đặt ra hoặc giải đáp chưa đủ sức thuyết phục; chưa có nhiều điểm mới, chưa có những đột phá, bứt phá. Nhiều vấn đề trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội chậm được làm sáng tỏ, dẫn tới có những lúng túng nhất định trong chỉ đạo thực tiễn. Chẳng hạn, lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; về nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa; về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; về mối quan hệ giữa kinh tế thị trường và những đặc trưng, mục tiêu của chủ nghĩa xã hội,… Hoặc, trên thực tế, nhiều tỉnh, nhiều địa phương hiện nay rất lúng túng trong việc triển khai cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp nơng thơn.
Các ngành khoa học xã hội, nhất là những ngành liên quan đến lý luận chính trị, chậm đổi mới, phát triển, chưa kịp thời bổ sung những yếu tố, tri thức mới trên cơ sở những thành quả nghiên cứu lý luận và những thành tựu
của khoa học, công nghệ hiện đại cũng như nhu cầu phát triển của thực tiễn xã hội. Các cơ quan nghiên cứu, giáo dục lý luận còn phân tán, chồng chéo, trùng lặp, thiếu phối hợp chặt chẽ trong việc xác định nội dung, chương trình và phương thức triển khai thực hiện. Bộ máy tổ chức chưa nhất quán trong hệ thống ngành dọc. Việc giáo dục lý luận còn một chiều, chưa gắn kết với đời sống thực tiễn. Cịn có sự tách rời giữa nghiên cứu và giảng dạy, giữa các ngành khoa học, giữa các cơ quan nghiên cứu, giữa các cơ quan khoa học và các cấp; sự hợp tác trong nghiên cứu khoa học còn hạn chế, thiếu một chiến lược dài hạn trong hợp tác nghiên cứu cả về nội dung cũng như phương thức, phương pháp.
Cơng tác nghiên cứu lý luận cịn yếu, thiếu bài bản và chiều sâu, cịn mang nặng tính thuyết minh cho đường lối, chủ trương của Đảng. Bệnh minh họa, sự trùng lặp trong nghiên cứu cịn khá phổ biến. Phương pháp và cách nghiên cứu đó dẫn đến tổng kết thực tiễn thường theo chủ nghĩa kinh nghiệm, chất lượng của các sản phẩm khoa học chưa cao, cịn thiếu những cơng trình mang tầm tổng kết, khái qt cao. Chất lượng xã hội hóa các cơng trình nghiên cứu, nhất là khoa học xã hội chưa cao.
Trình độ đội ngũ cán bộ lý luận còn bất cập so với yêu cầu mới, thiếu những chuyên gia lý luận đầu đàn. Khơng ít các nhà khoa học có học hàm, học vị nhưng vắng bóng các sản phẩm nghiên cứu khoa học. Nhiều nhà nghiên cứu, nhà khoa học chưa chuyên tâm với lao động sáng tạo, chưa phát huy hết khả năng của mình.
Nhận thức lý luận chính trị của cán bộ, đảng viên hiện nay vẫn còn nhiều bất cập. Việc đào tạo bồi dưỡng về lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên hiện nay đã được nâng cao hơn nhiều so với trước đây, tất cả các cán bộ chủ chốt trong hệ thống chính trị, từ cơ sở trở lên, đã được đào tạo cơ bản về lý luận chính trị, với các chương trình sơ cấp, trung cấp, cao cấp, cử nhân lý luận chính trị; nhiều người có trình độ trên đại học. Ngồi ra, họ cịn được bồi dưỡng qua các chương trình chuyên đề, các đợt học tập nghị quyết của Đảng.
Tuy nhiên, nhận thức lý luận chính trị của cán bộ, đảng viên đang còn mâu thuẫn với trình độ đào tạo của họ, thể hiện ở trình độ vận dụng thấp kém và niềm tin, lý tưởng suy giảm. Sự thấp kém và suy giảm đó có thể là do những nguyên nhân sau: 1- Nội dung chương trình và phương thức, phương pháp đào tạo lý luận chính trị còn nhiều yếu kém, bất cập, lạc hậu so với thực tiễn, dẫn tới niềm tin vào những điều đã được học giảm sút. 2- Trong tổ chức thực hiện đường lối, nghị quyết của Đảng, có những điều cịn bất cập, khó vận dụng vào thực tiễn, hoặc do tính đặc thù của thực tiễn địa phương, cơ sở quá cao, quá khác biệt nên rất khó vận dụng; do đó, làm suy giảm niềm tin vào lý luận chính trị nói chung, vào đường lối, nghị quyết của Đảng nói riêng. 3- Cơ chế kinh tế thị trường đã tạo nên sự khác nhau tương đối về lợi ích giữa các giai cấp, tầng lớp và nhóm xã hội, trong đó có đội ngũ cán bộ, đảng viên, vì vậy mà họ có thái độ, động cơ khác nhau trong học tập lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, đường lối, nghị quyết của Đảng và do đó, kết quả nhận thức cũng khác nhau. Cùng bằng cấp như nhau nhưng nhận thức của mỗi người lại có thể rất khác nhau, và khả năng vận dụng vào thực tiễn cũng rất khác nhau.
Nguyên nhân của những hạn chế:
Công tác nghiên cứu lý luận chưa được đặt đúng và ngang tầm với vị trí, ý nghĩa của nó trong việc hoạch định các chủ trương, chính sách. Một số chủ trương, chính sách chưa được coi trọng, chưa thực sự xuất phát từ những luận cứ, cơ sở khoa học mà các cơng trình, đề tài nghiên cứu, tổng kết lý luận và thực tiễn mang lại, dẫn đến tính khả thi khơng cao. Các vấn đề lớn được đặt hàng cho các cơ quan nghiên cứu lý luận đảm nhận song chưa nhiều, cịn mang tính mùa vụ, theo u cầu, nhiệm vụ chính trị trước mắt, có tính chất ứng chiến, chứ chưa trở thành nhu cầu nội tại thường xuyên của cả hệ thống chính trị. Đồng thời, vẫn cịn coi nhẹ nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu các vấn đề có tính chiến lược, hoặc nếu có thì cũng chưa được nghiên cứu một cách toàn diện, hệ thống, bài bản, sâu rộng. Bên cạnh đó, nghiên cứu dự báo,
yêu cầu dự báo trong nghiên cứu chưa được chú trọng và chưa trở thành thế mạnh, do thiếu tính hệ thống hóa, khái qt hóa hoặc do thiếu thơng tin, thiếu dữ liệu khoa học và thực tiễn. Điều đó dẫn đến tình trạng là, những đề xuất của nghiên cứu lý luận đối với việc hoạch định chủ trương, chính sách chưa hẳn đã là những căn cứ xác đáng, vững chắc và do vậy, khơng ít chủ trương, chính sách vừa mới ban hành, chưa kịp tổ chức thực hiện thì đã có nhiều điểm lạc hậu so với cuộc sống.
Chưa ban hành được quy chế dân chủ trong hoạt động lý luận. Đến nay, chúng ta vẫn chưa có cơ chế để mọi người, trong đó có cả những nhà khoa học tâm huyết, được tự do phát biểu, tranh luận, đối thoại. Quy chế về dân chủ trong hoạt động lý luận đã được bàn bạc, soạn thảo đến chục năm nay nhưng vẫn chưa được ban hành. Đồng thời, vẫn chưa có cơ chế, thiết chế (tổ chức, cơ quan,...) chuyên tiếp nhận và trả lời ý kiến đóng góp của mọi người, nhất là ý kiến đóng góp, phản biện về những chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước. Đó là một trong những nguyên nhân gây nên tâm trạng bức xúc trong các tầng lớp nhân dân và đặc biệt là trong giới lý luận cũng như trong tầng lớp trí thức nói chung.
Việc đầu tư cho nghiên cứu khoa học - lý luận chưa đồng bộ, còn thiếu cơng bằng nên chưa thực sự phát huy được trí tuệ của đông đảo các nhà khoa học và nhất là của các chuyên gia giỏi. Hiện tượng quá tập trung đầu tư cho một số cơ quan nghiên cứu khoa học, lý luận và cho một số nhà khoa học là cán bộ lãnh đạo, quản lý vẫn diễn ra khá phổ biến. Bên cạnh đó, chính sách đối với các nhà khoa học cịn mang tính cào bằng, vì thế chưa tạo được mơi trường cho người tài phát huy năng lực.
Chính sách tiền lương còn bất hợp lý, chưa tạo động lực để cán bộ khoa học yên tâm làm việc. Đây là nguyên nhân làm cho một bộ phận không nhỏ cán bộ khoa học sao nhãng công việc, thiếu động lực trong nghiên cứu lý luận và tuyên truyền, giáo dục lý luận. Một bộ phận trí thức chưa chuyên tâm với
nhiệm vụ nên “chân ngoài dài hơn chân trong”, lo mưu sinh cuộc sống; một số giảng viên các bộ môn Mác - Lênin ở các trường đại học do thời gian lên lớp q nhiều nên ít có thời gian để nghiên cứu, đọc tài liệu, cập nhật kiến thức mới, chủ yếu làm nhiệm vụ giảng dạy, coi nhẹ nghiên cứu khoa học.
Chưa chú trọng xây dựng cán bộ lý luận có trình độ cao, trở thành cán bộ đầu đàn. Trong công tác nghiên cứu lý luận, sức lan tỏa của tầm cao lý luận khoa học và khả năng quy tụ của cán bộ đầu đàn có ý nghĩa rất lớn, tạo ra mơi trường, cơ sở vật chất, sự định hướng, giúp đỡ để các thành viên chủ động tích cực học tập, nghiên cứu, là nhân tố để tạo ra một tập thể khoa học có chất lượng, có trách nhiệm khoa học trong nghiên cứu, ứng dụng. Do còn ảnh hưởng lối tư duy bao cấp, bình quân chủ nghĩa nên nhiều khi vẫn quá chú trọng vào việc chuẩn hóa bằng cấp, xây dựng một đội ngũ cán bộ lý luận có trình độ đồng đều, mà không chú trọng xây dựng, bồi dưỡng một số cán bộ trở thành những chuyên gia giỏi, những cán bộ đầu đàn, đủ sức lãnh đạo, dẫn dắt tập thể, nhóm các nhà khoa học đảm đương những chương trình, cơng trình nghiên cứu lý luận lớn, tầm cỡ.