Một số đề xuất nhằm tiếp tục đổi mới công tác nghiên cứu lý luận

Một phần của tài liệu Công tác nghiên cứu lý luận của đảng cộng sản việt nam (1991 2011) (Trang 86 - 97)

viên, các cấp ủy đảng, các tổ chức đảng mà trước hết là của đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác tư tưởng, lý luận. Thực tiễn lịch sử cách mạng Việt Nam cho thấy, những thành tựu đạt được trong công tác nghiên cứu lý luận của Đảng ln gắn bó trực tiếp với sự lớn mạnh và trưởng thành không ngừng của đội ngũ cán bộ lý luận. Bởi vậy, xây dựng đội ngũ cán bộ lý luận của Đảng có phẩm chất, năng lực và trình độ, có bản lĩnh và tuyệt đối trung thành với sự nghiệp cách mạng là bài học vô cùng quan trọng trong công tác lý luận của Đảng.

2.2.2. Một số đề xuất nhằm tiếp tục đổi mới côngtác nghiên cứu lý luận tác nghiên cứu lý luận

2.2.2.1. Xây dựng môi trường dân chủ, tự do sáng tạo trong nghiên cứu và phát triển lý luận, đồng thời tạo cơ hội để nhân dân tích cực đóng góp ý kiến đối với quan điểm, đường lối của Đảng

Dân chủ là động lực cho sự nghiệp đổi mới, vì dân chủ hóa đời sống xã hội sẽ phát huy tính tích cực, chủ động, tự giác của mỗi con người, làm cho mọi tiềm năng sáng tạo được tự do phát triển. Xây dựng môi trường thực sự dân chủ sẽ tạo cơ hội để cán bộ, đảng viên và nhân dân tích cực đóng góp ý kiến đối với Đảng, Nhà nước; qua đó, tăng cường sự thống nhất trong Đảng và tạo ra sự đồng thuận trong nhân dân, nhằm ổn định chính trị, tạo tiền đề đẩy mạnh sự phát triển toàn diện của đất nước. Tạo bầu khơng khí để người dân dám nói thẳng, nói thật, dám bày tỏ chính kiến, quan điểm một cách cởi mở và có tổ chức, có trách nhiệm với tinh thần xây dựng. Muốn vậy, cần bảo đảm thông tin hai chiều, nhận ý kiến phản hồi từ người dân và có cơ chế trả lời ý kiến phản hồi về các vấn đề đang nảy sinh trong thực tế, nhũng vấn đề chưa sáng tỏ cần được tiếp tục thảo luận, nghiên cứu hoặc những vấn đề gây bức xúc trong nhân dân, tránh tạo nên những sức ép, tích tụ, dẫn đến hình thành những “điểm nóng”, những diễn đàn “ngầm”, rất dễ bị lơi kéo, lợi dụng để xuyên tạc, chống phá chế độ.

Để xây dựng môi trường dân chủ, tự do sáng tạo, cần:

- Phát huy dân chủ trong Đảng, đồng thời xây dựng môi trường dân chủ, tự do sáng tạo trong nghiên cứu, phát triển lý luận.

Đảng ta là Đảng duy nhất cầm quyền. Để thực hiện nhiệm vụ lãnh đạo xây dựng xã hội mới - xã hội do nhân dân làm chủ, trước hết Đảng phải là tấm gương thực hành dân chủ. Dân chủ trong Đảng là yếu tố then chốt nhất, vì có dân chủ trong Đảng thì mới có dân chủ trong tồn xã hội, mới dẫn dắt đơng đảo quần chúng yêu chuộng dân chủ, tự do đi theo cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: Để làm cho Đảng mạnh, thì phải mở rộng dân chủ, trong Đảng phải thật sự mở rộng dân chủ để tất cả đảng viên bày tỏ hết ý kiến của mình. Mặt khác, mỗi đảng viên dù ở bất cứ cương vị nào cũng phải làm gương trong thực hành dân chủ.

Muốn xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ nghiên cứu và hoạt động lý luận trong Đảng có chất lượng và hiệu quả cao, ngồi việc cần có cơ chế phát hiện, bồi dưỡng, sử dụng và trọng dụng nhân tài, còn phải phát huy tinh thần dân chủ, độc lập suy nghĩ, dám nghĩ, dám làm ở họ, đồng thời phải phát huy cao độ tinh thần dân chủ trong Đảng về bày tỏ quan điểm, chính kiến.

- Phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong việc đóng góp vào q trình hoạch định chủ trương, đường lối của Đảng.

Đóng góp ý kiến với Đảng là trách nhiệm của mọi người dân. Mục đích của việc lấy ý kiến này là nhằm phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong việc trực tiếp tham gia hoàn thiện quan điểm, lý luận đổi mới cũng như hoạch định đường lối, chủ trương xây dựng đất nước và xây dựng Đảng.

Một mặt, những ý kiến đóng góp của nhân dân sẽ là những nội dung, cứ liệu có tính khoa học và hợp lý để Đảng bổ sung, điều chỉnh trực tiếp hệ thống quan điểm, lý luận về đổi mới nói chung cũng như về đổi mới các lĩnh vực đời sống xã hội nói riêng, ở đây, sự đóng góp ý kiến của nhân dân không chỉ thể hiện sự đánh giá về đúng, sai, hợp lý hay chưa hợp lý, giàu tính khoa

học hay cịn ít tính khoa học, mà điều quan trọng là qua đó, Đảng hiểu được nhu cầu, nguyện vọng của họ để điều chỉnh quan điểm, lý luận của mình cho thật sự thích hợp, tạo được sự đồng thuận cao trong xã hội.

Mặt khác, những ý kiến đóng góp của nhân dân, dù có thể chưa được đáp ứng ngay, do tính chưa tồn diện và hồn thiện của chúng, nhưng sẽ là tiền đề, cơ sở quan trọng để các nhà lý luận của Đảng tiếp tục đào sâu nghiên cứu, góp phần vào việc đổi mới và phát triển, hoàn thiện hệ tư tưởng của Đảng cũng như hệ thống quan điểm, lý luận về đổi mới của Đảng. Đó cũng chính là sự thể hiện rõ nét của mối quan hệ chặt chẽ giữa nghiên cứu, tổng kết lý luận và nghiên cứu, tổng kết thực tiễn. Bởi vì, khi nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, nhà lý luận không chỉ quan sát trực tiếp những hoạt động thực tiễn mà cịn phải thơng qua ý kiến, nguyện vọng của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng.

2.2.2.2. Kiện toàn, nâng cao chất lượng các cơ sở nghiên cứu lý luận

Nghiên cứu lý luận cần được chú trọng với tư cách là nghiên cứu khoa học. Bởi vậy, cần tạo ra sự kết hợp giữa nghiên cứu khoa học với thực tiễn công tác của mỗi đối tượng cán bộ để giải đáp những vấn đề do thực tiễn đặt ra. Đồng thời, cần nâng cao chất lượng các trung tâm nghiên cứu lý luận; qua đó, trang bị cho cán bộ, đảng viên có nhận thức, có khả năng nghiên cứu để thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của mình.

Đối với các cơ sở nghiên cứu lý luận, cần có sự đổi mới và sắp xếp lại cho thật sự hợp lý, trên cơ sở gắn kết chặt chẽ giữa nghiên cứu lý luận nói chung và lý luận chính trị nói riêng với nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn. Ở nước ta hiện nay, các cơ sở nghiên cứu lý luận và khoa học xã hội - nhân văn thuộc các cơ quan Đảng, Nhà nước đã là quá nhiều, bởi vậy, chỉ nên sắp xếp, sáp nhập lại chứ khơng nên thành lập mới. Có thể thấy, ở nhiều cơ sở nghiên cứu lý luận như các viện, học viện, các trung tâm, do những mục đích khác nhau, trong đó có mục đích kinh tế và giải quyết cơng ăn việc làm, mà đã có sự trùng lặp, chồng chéo rất lớn về chức năng, nhiệm vụ. Điều đó khơng

chỉ gây lãng phí về tiền của, nguồn nhân lực mà còn làm cho các nội dung, chủ đề nghiên cứu vừa bị trùng lặp, chồng chéo, vừa không được chuyên sâu. Tuy nhiên, trong tình hình hiện nay, cũng cần phải đẩy mạnh xã hội hóa nghiên cứu lý luận cũng như khoa học xã hội và nhân văn, nhằm giảm bớt gánh nặng kinh phí cho Nhà nước, đồng thời có thể thu được nhiều sản phẩm khoa học, lý luận có nội dung phong phú, đề cập đến nhiều chiều cạnh của đời sống xã hội. Cần tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các cơ sở nghiên cứu lý luận - khoa học trọng tâm trọng điểm, đồng thời ưu tiên kinh phí cho việc nghiên cứu dưới dạng đề tài, đơn đặt hàng về những vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp thiết; tránh việc phân bổ kinh phí theo kiểu dàn đều, với mục đích “tạo cơng ăn việc làm” hay để “giảm nghèo”.

2.2.2.3. Đổi mới nội dung và phương thức nghiên cứu lý luận

Việc đổi mới nội dung nghiên cứu lý luận cơ bản đòi hỏi phải xây dựng và hoàn thiện một hệ thống các phương pháp và phương pháp luận cho từng ngành và cho tất cả các ngành của lý luận nói chung cũng như của khoa học xã hội và nhân văn. Muốn vậy, một mặt, cần bổ sung phát triển các phương pháp luận nghiên cứu khoa học - lý luận và nhận thức, cải tạo thế giới của chủ nghĩa Mác - Lênin mà hạt nhân là phép biện chứng duy vật, trên cơ sở nghiên cứu, tổng kết những thành quả của lý luận - khoa học và kinh nghiệm hoạt động thực tiễn của nhân loại và của thế giới đương đại. Mặt khác, cần nghiên cứu, đúc rút và sáng tạo ra một hệ thống phương pháp và phương pháp luận mới trên cơ sở tham khảo, tiếp thu các hệ thống phương pháp, phương pháp luận và tri thức lý luận - khoa học trên thế giới, kết hợp với xuất phát từ những điều kiện lịch sử, văn hóa, chính trị - xã hội ở Việt Nam.

Đối với việc đổi mới phương thức nghiên cứu lý luận, trước hết cần xác định xem đặc điểm, nội dung, đối tượng, nhu cầu của cấp độ nghiên cứu và của từng ngành lý luận - khoa học là gì, thì mới có sự đổi mới phương thức, phương pháp nghiên cứu cho thích hợp. Trong nghiên cứu cơ bản, việc đi sâu

nghiên cứu, tìm hiểu bản chất, quy luật của các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy để khái quát thành hệ thống lý luận, nguyên lý, khái niệm, phạm trù là mục tiêu chính mà nó cần hướng tới. Bởi vậy, nó phải dựa trên những tri thức khoa học, lý luận và hệ thống phương pháp, phương pháp luận đã có, nghĩa là cách thức nghiên cứu của nó chủ yếu có tính chất hàn lâm, kinh điển, dựa vào sức mạnh của tư duy trừu tượng và các phương pháp chủ yếu như phân tích - tổng hợp, suy diễn - quy nạp, lịch sử - cụ thể, hệ thống - cấu trúc,... để khái quát hóa thành lý luận, nguyên lý, tri thức. Do đó, như đã nói ở trên, việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống phương pháp và phương pháp luận để nghiên cứu cơ bản có thể dựa vào vững chắc và thao tác đúng đường hướng, mang lại hiệu quả cao là yêu cầu rất cần thiết.

Trong nghiên cứu lý luận chính trị, ngồi việc coi trọng nghiên cứu tổng kết thực tiễn cũng phải rất chú trọng đến kiến thức lý luận - khoa học và các phương pháp, phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Tránh tình trạng có sự hiểu biết, có kiến thức sâu rộng về thực tế nhưng lại thiếu kiến thức, thiếu cơ sở lý luận - khoa học, cho nên kết quả nghiên cứu chỉ là đầy dãy những số liệu, những sự mô tả, kể lể, phỏng đoán hoặc rút ra những kết luận vội vã, lửng lơ, mơ hồ, khơng có tính khái qt hóa, thiếu lý lẽ khoa học và do vậy, khó có thể đóng góp vào việc bổ sung, phát triển lý luận - khoa học cũng như hoạch định đường lối, chính sách, cả hai xu hướng, hoặc là quá coi trọng nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, coi thường việc trang bị lý luận, kiến thức khoa học; hoặc là quá coi trọng việc nghiên cứu duy lý, hoàn toàn dựa vào những kiến thức lý luận - khoa học sẵn có, coi thường việc nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, cho rằng đó là những nghiên cứu “vụn vặt”, khơng cần thiết, rốt cuộc, đều là hoàn toàn sai lầm, đều là dạng nghiên cứu “chay - “chay” về lý luận và “chay” về thực tiễn.

2.2.2.4. Mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế về nghiên cứu lý luận

Các hình thức giao lưu, tọa đàm, hội thảo, liên kết, trao đổi, đi nghiên cứu ở nước ngoài,... trong nghiên cứu, tổng kết lý luận là cách thức cần được mở rộng hơn nữa để có thể thu hút “chất xám” của các chuyên gia nước ngồi, đồng thời chúng ta có thể học hỏi được kinh nghiệm chun mơn của họ. Cũng cần tránh quan niệm mang tính “bình quân chủ nghĩa”, “dàn đều”, theo kiểu phúc lợi, sao cho ai cũng có thể được tham gia trao đổi, hợp tác mà khơng tính đến hiệu quả đầu tư, sử dụng và phát triển năng lực của cán bộ nghiên cứu lý luận. Bởi vì, trong hợp tác, trao đổi nghiên cứu với các đối tượng quốc tế, không phải mọi cán bộ nghiên cứu đều đáp ứng được yêu cầu về trình độ, năng lực và cả ngoại ngữ, nhất là khi một số đối tượng có nội dung và phương pháp nghiên cứu khác hẳn chúng ta.

Tuy nhiên, để sự trao đổi, hợp tác đạt hiệu quả lâu dài, cần gắn việc trao đổi hợp tác trước mắt, tức thời với việc cử chuyên gia hoặc cán bộ trẻ đi trao đổi và đào tạo lâu dài, để qua đó, có thể học hỏi, tiếp thu được nhiều hơn và có hệ thống hơn về kinh nghiệm cũng như kết quả nghiên cứu của họ. Ngồi các hình thức trao đổi, hợp tác thơng thường như hội thảo, hội nghị, tọa đàm, đào tạo,... còn cần phải mở rộng các hình thức trao đổi, hợp tác khác như liên kết nghiên cứu thơng qua các chương trình, đề tài, dự án, hoặc liên kết để xuất bản các cơng trình nghiên cứu dưới dạng sách, tạp chí; mời các chun gia giỏi, chuyên sâu đến tư vấn, tham gia nghiên cứu tương đối lâu dài tại Việt Nam. Bên cạnh trao đổi, hợp tác thông qua các tổ chức, cơ quan đảng, nhà nước, chính phủ, cũng cần phải mở rộng trao đổi, hợp tác theo con đường của các tổ chức phi chính phủ; qua đó, có thể tranh thủ sự giúp đỡ, ủng hộ của họ cả về mặt vật chất lẫn tinh thần - tư tưởng.

Trong hợp tác quốc tế về lĩnh vực này, cần tranh thủ những diễn đàn, những sự trao đổi, liên kết để giới thiệu và bảo vệ quan điểm, đường lối đổi mới của Đảng; đồng thời, tránh lối áp đặt quan điểm, tư tưởng của mình đối với đối tượng, và tôn trọng quan điểm, tư tưởng của họ, dù có thể là trái

chiều, trên cơ sở học thuật, khoa học. Tất nhiên, cũng cần phải đấu tranh, bác bỏ những quan điểm, tư tưởng cố tình xuyên tạc bản chất đường lối, lý luận đổi mới của Đảng.

2.2.2.5. Tiếp thu có chọn lọc những thành quả nghiên cứu, phát triển lý luận của nhân loại

Trước hết, cần nhận thức sâu sắc quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, chủ nghĩa Mác chưa có điều kiện nghiên cứu, khái quát toàn bộ lịch sử phát triển của các nước phương Đông, để thấy được sự tiếp tục đi sâu nghiên cứu, tổng kết và tiếp thu có chọn lọc những thành quả phát triển của lý luận cũng như của các môn khoa học xã hội và nhân văn ở các nước phương Đơng nói riêng và trên thế giói nói chung vẫn là cơng việc lâu dài và cần thiết. Cần có thêm nhiều cơng trình khoa học - lý luận đi sâu nghiên cứu, tổng kết những tinh hoa của văn hóa phương Đơng, trong đó chú trọng nghiên cứu các dịng tư tưởng chủ đạo, có nhiều yếu tố nhân văn và hợp lý về văn hóa, đạo đức, chính trị như Nho giáo, Lão giáo, Phật giáo,... Mặt khác, cũng cần phải tiếp tục nghiên cứu, tổng kết có chọn lọc những thành quả trong phát triển lý luận và khoa học xã hội - nhân văn của nhân loại từ xưa đến nay, nhất là những thành quả nghiên cứu có ý nghĩa phương pháp và phương pháp luận, có những giá trị trường tồn về mọi lĩnh vực của đời sống xã hội mà không phải bao giờ hệ tư tưởng chính thống cũng có điều kiện thâu tóm, chắt lọc được hết.

Việc đi sâu nghiên cứu, kế thừa, tiếp thu có chọn lọc hoặc phê phán những nội dung, quan điểm của các hệ tư tưởng phi vô sản, các trường phái, trào lưu, phong trào, chủ nghĩa,... đã và đang hiện diện trong thế giới đương

Một phần của tài liệu Công tác nghiên cứu lý luận của đảng cộng sản việt nam (1991 2011) (Trang 86 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w