Đường lối đối ngoại của Đảng Cộng sản Liên Xô

Một phần của tài liệu Quan hệ của đảng lao động việt nam với đảng cộng sản liên xô (1954 1975) (Trang 44 - 47)

Sau chiến tranh, vị trí của Liên Xơ được nâng cao trên trường quốc tế, trở thành cường quốc mạnh nhất ở châu Âu, là trụ cột của phe XHCN. Tuy nhiên, do bị tổn thất nặng nề nên sau khi chiến tranh kết thúc, Liên Xô khẩn trương bắt tay vào việc khơi phục đất nước mà khơng có bất kỳ sự viện trợ nào từ bên ngoài. Bằng tinh thần lao động cần cù, sáng tạo, tự lực cánh sinh, Liên Xô đã giành được những thắng lợi quan trọng trong kế hoạch 5 năm lần thứ IV (1946-1950) về khôi phục và phát triển nền kinh tế quốc dân. Trên các lĩnh vực khác Liên Xô cũng gặt hái được những thành tựu nhất là lĩnh vực quốc phịng. Năm 1949, Liên Xơ chế tạo thành công bom nguyên tử, chấm dứt sự độc quyền của Mỹ về loại vũ khí này.

Bối cảnh quốc tế và tình hình trong nước như vậy đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai chính sách đối ngoại của Liên Xơ sau chiến tranh.

Xuất phát từ bản chất của nhà nước XHCN, chính sách hồ bình, hợp tác hữu nghị vẫn là điểm chủ chốt cơ bản trong hoạt động ngoại giao của Nhà nước Xơ Viết. Chính sách đối ngoại này lại càng được phát huy sau chiến tranh, trong điều kiện Mỹ ln tìm cách phá vỡ nền hồ bình bằng việc phát động “chiến tranh lạnh” tiêu diệt Liên Xơ và hệ thống XHCN.

Nội dung cơ bản chính sách đối ngoại của Liên Xô sau chiến tranh được thể hiện ở những khía cạnh sau: phát triển tình đồn kết anh em với các nước dân chủ nhân dân, củng cố toàn diện hệ thống XHCN thế giới, ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc của các nước đang đấu tranh xoá bỏ ách thống trị thực dân, hợp tác hữu nghị với các quốc gia độc lập trẻ tuổi, bảo vệ hồ bình, vạch trần chính sách đe dọa an ninh chung của giới cầm quyền Mỹ và có những biện pháp đích đáng đối với những hành động của chúng. Triển khai chính sách đối ngoại này, trước hết Liên Xơ củng cố vành đai phía tây bằng cách ủng hộ về mọi mặt các nước dân chủ nhân dân Trung - Đông Âu.

Để giúp các nước này khôi phục nền kinh tế do chiến tranh tàn phá Liên Xô đã tiến hành ký kết các hiệp ước hữu nghị và giúp đỡ lẫn nhau với các nước dân chủ nhân dân: Tiệp Khắc, Ba Lan, Nam Tư (1945); Hungari, Bungari, Rumani (1948). Những khoản tín dụng dài hạn, sự giúp đỡ khoa học - công nghệ, nguyên liệu, lương thực và kinh nghiệm quản lý kinh tế mà Liên Xô dành cho các nước Trung - Đông Âu theo các hiệp ước hữu nghị trên đây đã giúp họ chống lại chính sách bao vây, cơ lập kinh tế do Mỹ và các nước Tây Âu tiến hành. Đồng thời, qua đó Liên Xơ đã xác lập vững chắc vai trị ảnh hưởng của mình ở Trung - Đơng Âu. Liên Xơ cũng đóng vai trị trụ cột, là nhân tố quyết định sự tồn tại của Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) thành lập năm 1949. Trong lĩnh vực chính trị - qn sự Liên Xơ tích cực giúp đỡ các nước xây dựng nhà nước theo định hướng XHCN và bảo vệ lãnh thổ quốc gia của họ. Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử, phá vỡ độc quyền của Mỹ và tạo thế cân bằng về loại vũ khí chiến lược này. Điều đó khơng chỉ tạo sự ổn định vững mạnh cho phe XHCN mà còn tiếp tục củng cố, nâng cao vị trí ảnh hưởng của Liên Xơ trên trường quốc tế.

Tuy nhiên, không dừng lại ở việc bảo vệ, củng cố thành quả đạt được ở châu Âu, Liên Xô tiếp tục mở rộng phạm vi ảnh hưởng của mình ở khu vực khác, đặc biệt là khu vực châu Á Thái Bình Dương. Trước hết, Liên Xơ tận tình giúp đỡ cả vật chất và tinh thần cho cách mạng Trung Quốc trong giai đoạn 1946-1948. Sự giúp đỡ đó của Liên Xơ đã góp phần quan trọng vào thắng lợi cách mạng Trung Quốc năm 1949. Sau khi nhà nước CHND Trung Hoa ra đời Liên Xô đã thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc, tiếp tục ký “Hiệp ước hữu nghị liên minh và tương trợ” vào ngày 14/2/1950. Đó là sự kiện có tác động mạnh mẽ tới quan hệ giữa Liên Xô với các nước châu Á.

Thời gian từ năm 1945-1950 mối quan hệ giữa Liên Xô và Việt Nam vẫn dừng lại ở việc ủng hộ, tuyên truyền ca ngợi cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam, còn mối quan tâm trực tiếp của Liên Xô đối với Việt Nam hầu như chưa có. Liên Xơ cũng chưa hồn toàn tin tưởng vào thắng lợi của cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam. Hơn nữa, Liên Xô không muốn đụng chạm tới quyền lợi của Pháp ở Đông Dương. Theo thoả thuận tại Hội nghị Ianta (2/1945) và hội nghị Pôtxđam (7/1945), ở Đông Nam Á và Nam Á thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nước phương Tây (Anh, Pháp). Mặt khác cũng không nên bỏ qua cái lý giải của Patti trong cuốn “Tại sao Việt Nam” khi ông cho rằng: Liên Xô sau cuộc đánh phá ác liệt của bọn Quốc Xã cần có thời gian để xây dựng lại.

Đối với Liên Xô, việc thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc đã giúp Liên Xơ xác lập vị trí của mình ở khu vực châu Á rộng lớn, từ đó tiếp tục mở rộng phạm vi ảnh hưởng ở khu vực này.

Với việc thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Trung Quốc cùng sự chuyển biến về chất của cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam như một nhân tố mới tiếp thêm sức mạnh cho chính sách đối ngoại của Liên Xơ được triển khai thuận lợi ở khu vực châu Á.

Như vậy, chính sách đối ngoại chủ động, tích cực của Liên Xô là một trong những nhân tố đưa tới sự xác lập mối quan hệ Liên Xô - Việt Nam.

Một phần của tài liệu Quan hệ của đảng lao động việt nam với đảng cộng sản liên xô (1954 1975) (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w