Nam và Đảng Cộng sản Liên Xô
Thứ nhất, cần giữ gìn và củng cố quan hệ tin cậy, sự đồn kết nhất trí
giữa hai Đảng - ĐLĐVN và ĐCSLX. Mối quan hệ đó phải được xây dựng trên cơ sở của chủ nghĩa Mác - Lênin và chủ nghĩa quốc tế vơ sản có lý, có tình.
Thực tiễn chứng tỏ, để xây dựng được quan hệ như vậy, vấn đề có ý nghĩa quyết định là phải tơn trọng ngun tắc bình đẳng, cũng như nguyên tắc độc lập tự chủ của mỗi Đảng, chống xu hướng áp đặt và tác phong "đảng lớn"; phải thường xuyên có các cuộc gặp gỡ tay đôi giữa lãnh đạo hai đảng để thảo luận, đi đến thống nhất quan điểm về những vấn đề mà hai bên cùng quan tâm.
Thứ hai, phải thường xuyên tuyên truyền giáo dục chủ nghĩa Mác -
Lênin nâng cao trình độ lý luận và năng lực cơng tác cho cán bộ đảng viên, kết hợp chặt chẽ chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế vô sản, thường xuyên tiến hành công tác tổ chức và tư tưởng ở tất cả các cấp của Đảng, nhằm khẳng định thế giới quan vô sản; chống mọi ảnh hưởng của hệ tư tưởng tư sản, tiểu tư sản, mọi biểu hiện "tả" và"hữu" khuynh của chủ nghĩa cơ hội làm ảnh hưởng đến tình hữu nghị, sự hợp tác giữa hai đảng và nhân dân hai nước.
Thứ ba, cần đẩy mạnh hoạt động hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế, văn
hoá, khoa học kỹ thuật, nhất là trong điều kiện Đảng cầm quyền, coi đó là nhân tố quan trọng để củng cố và phát triển quan hệ về chính trị; đẩy mạnh việc trao đổi nghiên cứu và vận dụng kinh nghiệm của nhau theo phương châm thiết thực, năng động và sáng tạo, chống xu hướng áp đặt, rập khn, cũng như xu hướng tuyệt đối hố các đặc điểm dân tộc, đi đến phủ định kinh nghiệm của nhau.
Thứ tư, trong điều kiện Đảng Cộng sản cầm quyền, cần giải quyết đúng
đắn mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và quốc tế, kết hợp chặt chẽ những nhiệm vụ dân tộc với những nhiệm vụ quốc tế.
Thực chất của bài học kinh nghiệm này nhấn mạnh tới việc giải quyết một cách đúng đắn lợi ích của mỗi bên trên cơ sở lợi ích chung của phong trào cộng sản và cơng nhân quốc tế, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc.
Lịch sử đã qua đi và hiện nay có người đã nghi ngờ, thậm chí phê phán luận điểm của chủ nghĩa quốc tế vơ sản. Cịn về phía tác giả muốn qua luận văn này, khẳng định những giá trị tốt đẹp của chủ nghĩa quốc tế vơ sản. Chính
nhờ có chủ nghĩa quốc tế vơ sản mà cách mạng Việt Nam đã tranh thủ được sự ủng hộ của bạn bè quốc tế, trước hết là của Liên Xô và đã giành được những thắng lợi to lớn, có ý nghĩa thời đại trong mấy chục năm qua.
Cũng từ thực tiễn của quan hệ giữa hai Đảng trên đây, tác giả muốn đưa ra một vài nhận xét về đường lối đối ngoại của ĐCSVN trong quan hệ với ĐCSLX thời kỳ 1954 - 1975.
Thứ nhất, giương cao ngọn cờ độc lập tự chủ. Là một nước nhỏ, mới
giành được độc lập từ năm 1945, lại bị chi phối mạnh bởi lợi ích của các cường quốc, Việt Nam đã sớm ý thức về đường lối độc lập tự chủ và sáng tạo trong quan hệ quốc tế. Quan điểm này của Việt Nam luôn được khẳng định trong các văn kiện của Đảng, "ngoại giao không đơn thuần phản ánh đấu tranh ở chiến trường mà trong tình hình quốc tế hiện nay, với tính chất của cuộc đấu tranh giữa ta và địch, đấu tranh ngoại giao giữ vai trị quan trọng, tích cực chủ động" [60, tr.38]. Trong quan hệ với Liên Xô tư tưởng chỉ đạo trên đây đã được thể hiện rõ nét. Trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước (1954 - 1975) Việt Nam kiên trì đấu tranh khéo léo để khơng bị lơi kéo vào quỹ đạo của Liên Xô, của Xô - Trung và của Mỹ - Trung. Đã có biết bao nhiêu lần Liên Xô gợi ý Việt Nam theo quan điểm của Liên Xô mà đỉnh cao là sự thoả hiệp Xô - Mỹ - Trung về vấn đề Việt Nam. Nhưng Việt Nam vẫn hoàn toàn chủ động trong việc tiến hành chiến tranh và giải quyết vấn đề chiến tranh, điều trái ngược với quan điểm của Liên Xơ. Có thể nói, tính độc lập tự chủ của Việt Nam trong lĩnh vực đối ngoại, nhất là trong quan hệ với Liên Xô đã đạt ở đỉnh cao của thời kỳ này. Tuy nhiên, Việt Nam cũng đã gặp những khó khăn khó tránh khỏi. "Tại hội nghị Giơnevơ, ta chưa thấu hiểu điều quan tâm nhất của hai người bạn lớn Liên Xô, Trung Quốc. Trong những năm cuối của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, ta không phát hiện sớm sự thoả hiệp giữa Oasinhtơn - Bắc Kinh và Matxcơva về cuộc chiến đấu của nhân dân ta".
Thứ hai, đánh giá đúng đắn ban lãnh đạo mới của Liên Xơ. Đây là cơ
Xơ. Khơrutsơp đã từng đóng vai trị quan trọng trong việc hướng chính sách đối ngoại của Liên Xô " thân phương Tây", hồ hỗn nhân nhượng Mỹ trong bối cảnh hệ thống XHCN, phong trào giải phóng dân tộc và nhân loại tiến bộ đang lên tiếng phản đối mạnh mẽ chính sách hiếu chiến của cường quốc này. Ngay sau khi ban lãnh đạo mới của Liên Xô lên thay (10/1964), do nhận thức được xu hướng tất yếu của thời đại, nhìn nhận được bản chất cách mạng của Đảng và nhà nước Xô Viết, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã đánh giá đúng ban lãnh đạo mới của Liên Xô. Trong khi Trung Quốc cho rằng ban lãnh đạo mới của Liên xô vẫn thực hiện "chủ nghĩa Khơrutsốp" ĐLĐVN lại khẳng định đường lối của ban lãnh đạo mới có những nhân tố tích cực. Khơrutsốp bị loại bỏ là sự kiện có lợi cho sự nghiệp chung, tạo điều kiện cho ta tranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ của Liên Xô [12, tr.11]. Từ sự đánh giá đúng đắn đó, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã cử Thủ tướng Phạm Văn Đồng sang trao đổi với ban lãnh đạo mới của Liên Xô vào tháng 11/1964 nhân kỷ niệm cách mạng tháng Mười. Chỉ mấy tháng sau, vào tháng 2/1965, đồn đại biểu cấp cao của Liên Xơ do chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Côxưghin dẫn đầu sang thăm hữu nghị Việt Nam, mở ra giai đoạn mới của quan hệ Xô - Việt.
Thứ ba, trong khi giương cao ngọn cờ độc lập, tự chủ, đánh giá đúng
bản chất của ban lãnh đạo mới của Liên Xơ, cần phải coi trọng lợi ích chiến lược tồn cầu của bạn. Đây cũng chính là sự kết hợp chặt chẽ giữa lợi ích dân tộc và lợi ích quốc tế. Như đã đề cập, vì lợi ích chiến lược, Liên Xơ đã có hàng loạt động tác nhằm đẩy nhanh tiến trình hồ hỗn với Mỹ. Trong bối cảnh, Mỹ tăng cường leo thang chiến tranh và ngày càng bị sa lầy trong chiến tranh và khó tránh khỏi thất bại, Liên Xơ có ý định muốn giải quyết sớm vấn đề Việt Nam bằng thương lượng với Mỹ để tránh đối đầu căng thẳng. Sau hiệp định Pari (1973), Liên Xô giảm đáng kể viện trợ quân sự cho Việt Nam với lý do, Liên Xô phải tôn trọng Định ước quốc tế, trong đó Liên Xơ là một bên cam kết. Trên thực tế, Liên Xơ khơng muốn tình hình căng thẳng trở lại làm ảnh hưởng hồ hỗn Đơng - Tây. Do ý thức được lợi ích của Liên Xơ,
Việt Nam đã tránh phê phán công khai trực tiếp những quan điểm trên đây của Liên Xơ. Việt nam đã có thái độ tế nhị khi Liên Xơ có chủ trương giải quyết vấn đề Lào, Campuchia vì lợi ích chiến lược của Liên Xô để ngăn ngừa Mỹ - Trung dàn xếp với nhau, Liên Xô đã đẩy mạnh quan hệ với tất cả các lực lượng ở Lào sau Hiệp nghị Viêng Chăn (2/1973). Liên Xơ muốn có vai trị trong chính phủ liên hiệp ở Campuchia. Vì vậy, Liên Xơ cũng đã thiết lập quan hệ với tất cả các bên hữu quan ở Campuchia và dựa vào Việt Nam.
Trên đây, cũng có thể được coi là những kinh nghiệm cho đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta trong sự nghiệp đổi mới hiện nay.
KẾT LUẬN
Hai mươi năm hợp tác của ĐLĐVN và ĐCSLX đã đem lại những bài học lịch sử sâu sắc, thu hút sự chú ý của tất cả những chiến sỹ giác ngộ đấu tranh vì sự nghiệp giải phóng giai cấp cơng nhân, sự nghiệp của nhân dân lao động tồn thế giới. Việt Nam và Liên Xơ tuy cách xa nhau hàng vạn dặm, con đường đi lên của hai nước không giống nhau. Thế nhưng hoạt động của các Đảng kiểu mới, Đảng Lao động Việt Nam và Đảng Cộng sản Liên Xơ, đã thể hiện đầy đủ tính nguyên tắc của đội tiên phong Mác - Lênin có đầy đủ khả năng chiến đấu trong bất cứ những điều kiện xã hội nào vì sự cải tạo thế giới theo hướng cách mạng, khi đã giải quyết xong những nhiệm vụ vô cùng trọng đại này, lại chuyển sang nhiệm vụ mới, to lớn hơn, đẩy nhanh tiến trình lịch sử.
Bên cạnh đó liên minh chiến đấu khơng gì lay chuyển được giữa Đảng Lao động Việt Nam và Đảng Cộng sản Liên Xơ giữa Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết là một trong những nhân tố chủ yếu của thắng lợi vĩ đại trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam. Và trong tất cả những thành quả vững chắc của chủ nghĩa xã hội, trong mọi thắng lợi to lớn của các nước anh em, các dân tộc đều thấy rõ kết quả của những cố gắng chung, của sự thống nhất, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau.
Năm 1991, Liên bang Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Xơ Viết và ĐCSLX khơng cịn nữa. Quan hệ giữa hai Đảng cũng kết thúc nhưng những thành tựu đạt được trong quan hệ hợp tác hai bên trong lịch sử và đường lối đối ngoại cởi mở, muốn làm bạn với tất cả các quốc gia trong cộng đồng thế giới của ĐCSVN đã và đang là điểm xuất phát quan trọng để Chính phủ Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cùng các quốc gia trong Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết trước đây tiếp tục củng cố, tăng cường quan hệ hữu nghị truyền thống, hợp tác nhiều mặt, phấn đấu vì mục tiêu hịa bình, độc lập và phát triển trên một cơ sở mới, lâu dài và cùng có lợi.
Với những kết quả đạt được trong mối quan hệ giữa ĐLĐVN và ĐCSLX chúng ta đã có được những kinh nghiệm quý báu phục vụ cho công cuộc đổi mới đất nước hiện nay. Trong những năm tới, thế giới sẽ tiếp tục có những diễn biến phức tạp mới, tiềm ẩn nhiều bất trắc khó lường, song hịa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn; cục diện thế giới đa cực ngày càng rõ hơn, xu thế dân chủ hóa trong quan hệ quốc tế tiếp tục phát triển. Những diễn biến hết sức nhanh chóng trên chính trường của các quốc gia trên thế giới cho thấy vai trò, vị thế hết sức quan trọng của các chính đảng và quan hệ giữa các chính đảng cũng khơng ngừng được thúc đẩy và mở rộng. Chúng ta cần tiếp tục phát triển sâu rộng quan hệ với các chính đảng trên thế giới, thúc đẩy quan hệ với các Đảng Cộng sản và công nhân đi vào chiều sâu và thực chất hơn, tăng cường quan hệ với các đảng cánh tả, vừa tranh thủ sự ủng hộ, vừa đoàn kết, giúp đỡ bạn bè quốc tế, đồng thời mở rộng quan hệ với các đảng cầm quyền và các đảng tham chính ở các quốc gia là những đối tác lớn, đối tác quan trọng. Quan hệ đảng vừa cần mở rộng bình diện quan hệ, vừa đi vào chiều sâu, có trọng tâm, có trọng điểm, vừa đáp ứng quan hệ đối ngoại trước mắt, vừa linh hoạt thích ứng với những chuyển biến hết sức nhanh chóng trên chính trường của các quốc gia trên thế giới.