.1 Các tuyến điều tra

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp đại học đa dạng và bảo tồn loài chi lan hoàng thảo (dendrobium) tại khu bảo tồn loài và sinh cảnh mù cang chải tỉnh yên bái (Trang 37 - 41)

Tuyến

số

Tọa độ: Bắt đầu/Kết thúc Chiều dài (km)

Dạng sinh cảnh

X Y

1 104°03'47.6"E 21°41'57.0"N 4,84 Sinh cảnh rừng thứ sinh, rừng nguyên sinh, suối. 104°05'19.9"E 21°40'55.9"N

2 104°03'25.7"E 21°43'28.3"N 4,56 Sinh cảnh rừng thứ sinh, rừng nguyên sinh, suối. 104°06'01.5"E 21°44'04.8"N

3 104°01'23.4"E 21°44'18.5"N 4,47 Sinh cảnh rừng thứ sinh, rừng nguyên sinh, suối. 103°59'44.6"E 21°46'11.5"N

4 104°00'25.1"E 21°43'26.9"N 4,33 Sinh cảnh rừng thứ sinh, rừng nguyên sinh, suối. 103°58'01.8"E 21°42'42.8"N

5 104°01'25.3"E 21°41'57.4"N 3,18 Sinh cảnh rừng thứ sinh, rừng nguyên sinh, suối. 104°00'57.1"E 21°40'18.0"N

- Thu thập thông tin tại thực địa

Người cung cấp tin và điều tra viên cùng đi theo tuyến và phỏng vấn đối với bất kì lồi Lan rừng nào trên đường đi hay khi có sự thay đổi về điều kiện lập địa, sinh cảnh và phỏng vấn đối với tất cả các loài Lan thuộc Chi Hồng Thảo (Dendrobium) hiện có trong khu vực đó. Thơng tin cần phỏng vấn: tên các loài Lan (theo tên địa phương), khu vực sống. Để tiết kiệm thời

gian in sẵn một sổ thu mẫu có các nội dung điều tra đã định trước và đánh dấu tại các nội dung phù hợp trong quá trình điều tra. Bất kì dấu hiệu nào được người cung cấp thông tin xác định là Lan rừng đều được thu thập để xác định tên khoa học.

- Xử lý số liệu

định tính, bao gồm: danh mục lồi (Tên địa phương, tên khoa học, đặc điểm, phân loại, họ), ước lượng tần số xuất hiện trong tuyến điều tra.

- Thu mẫu tiêu bản

Thu mẫu tiêu bản đối với những loài Lan không thể xác định hoặc định danh được tên loài. Các mẫu này sẽ được thu thập và được gắn nhãn ghi rõ các thông tin như: Kí hiệu mẫu, thời gian, địa điểm thu mẫu và người thu mẫu. Trong quá trình thu mẫu, một vài trường hợp cần thiết cho việc định danh chính xác lồi thì chụp hình các mẫu đã xác định được. Sử dụng máy định vị GPS đánh dấu tọa độ điểm thu mẫu để ghi nhận nơi phân bố của loài lan thuộc Chi Hoàng Thảo trong vùng.

- Phỏng vấn

Việc phỏng vấn được thực hiện trực tiếp đối với các người có kinh nghiệm và hiểu biết như; người dân sống xung quanh, người đi rừng, các chuyên gia về Lan rừng.... phỏng vấn trên các cá thể loài đã được đeo nhãn sử dụng một câu hỏi như nhau cho mỗi cá thể và mỗi người cung cấp tin. Nội dung phỏng vấn có thể biến đổi tuỳ mục đích điều tra nhưng tối thiểu bao gồm: tên lồi (Tên địa phương), đặc điểm, ước tính số lượng….. Phỏng vấn với số lượng là 30 phiếu gồm người dân sống trong khu bảo tồn và người chơi lan hoặc có thể dao động tuỳ thuộc mức độ điều tra, có thể chỉ là những người cung cấp tin quan trọng, hay là các đối tượng xã hội khác nhau. (Danh sách người trả lời phỏng vấn được liệt kê tại bảng 01 phần phụ lục)

- Định danh lồi

Các lồi được mơ tả sơ bộ thơng qua q trình phỏng vấn và lấy mẫu tiêu bản. Sau đó, các lồi sẽ được xác định tên khoa học, xác định đặc điểm và xác minh khoa học bởi các chuyên gia kết hợp với sử dụng sách “Danh mục các loài Lan Việt Nam” để xác minh.

- Điều tra đặc điểm sinh thái của các loài Lan

3.3.2. Phương pháp thu mẫu và xử lý mẫu

a) Phương pháp thu mẫu

Điều tra phân bố và đặc điểm sinh học của Lan thuộc Chi Hoàng Thảo theo phương pháp điều tra thực vật truyền thống, bao gồm: Điều tra thực vật trên tuyến: Trên các tuyến điều tra tiến hành thống kê, thu thập mẫu thực vật, chụp ảnh, định vị toạ độ loài Lan thuộc Chi Hoàng Thảo.

Thu mẫu nhằm xác định các lồi khơng thể định loại được ngoài thực địa. Tuỳ theo từng lồi và dạng địa hình, đề tài sử dụng hai biện pháp thu mẫu chính: Chụp ảnh và lấy vật mẫu[13].

b) Xử lý mẫu ngoài thực địa

Thu thập mẫu vật Lan thuộc Chi Hoàng Thảo, chụp ảnh và lấy mẫu. Sau đó tham vấn ý kiến của các cán bộ chun mơn, các chun gia để định dạng lồi.

3.3.3. Phương pháp nội nghiệp

Kết quả thu thập được phân tích và xử lý theo từng nội dung nghiên cứu, thông qua việc sử dụng phần mền như Excel, dùng để thống kê tọa độ trong quá trình điều tra trên tuyến, thống kê loài, số lượng loài.

Phần 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Đặc điểm sự hiểu biết của người dân về các loài Lan

4.1.1. Sự hiểu biết của người dân về các loài Lan rừng

Kiến thức bản địa chính là kho tàng kiến thức đã được nhân dân ta đúc kết và lưu truyền từ đời này sang đời khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác. Kiến thức bản địa có vai trị quan trọng trong đời sống và sản xuất đặc biệt là người dân miền núi, vùng sâu vùng xa. Nét đặc thù sống gần rừng và sống dựa vào rừng giúp các cộng đồng dân tộc có một hệ thống kiến thức và kinh nghiệm sản xuất vô cùng phong phú trong việc bảo vệ, phát triển và sử dụng tài nguyên rừng. Những người dân sống xung quanh khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải là những người có nhiều kinh nghiệm trong việc nhận biết về đặc điểm, phân bố và cơng dụng của các lồi Lan nằm trong khu bảo tồn. Vì vậy cần tìm hiểu sự hiểu biết của người dân trong khu vực nghiên cứu về lồi cây lan mà tơi đang nghiên cứu nhằm bổ sung vào kết quả nghiên cứu giúp cho việc điều tra, nghiên cứu thuận lợi và đạt hiệu quả hơn. Tôi đã tiến hành phỏng vấn người dân và kết quả thu được thể hiện trong bảng 4.1.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp đại học đa dạng và bảo tồn loài chi lan hoàng thảo (dendrobium) tại khu bảo tồn loài và sinh cảnh mù cang chải tỉnh yên bái (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)