II. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NÔNG, LÂM NGHIỆP VÀ THỦY SẢN 1 Thành tựu phát triển nông, lâm nghiệp và thủy sản
1.3. Ứng dụng khoa học cơng nghệ, cơ giới hóa sản xuất và liên kết theo chuỗi giá trị có bước phát triển mớ
giá trị có bước phát triển mới
(1) Ứng dụng khoa học công nghệ được chú trọng
Những năm vừa qua, ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản đã được nhiều địa phương triển khai tích cực với những hoạt động thiết thực, hiệu quả, trong đó có việc áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP); sử dụng nhà lưới, nhà kính trong trồng trọt và việc xác lập liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị nông, lâm, thủy sản.
Tại thời điểm 01/7/2016, cả nước có 1.495 đơn vị được cấp chứng nhận VietGAP và tương đương, trong đó có 540 đơn vị là hộ cá thể, chiếm 36,1% tổng số đơn vị được cấp chứng nhận; 551 nhóm liên kết, chiếm 36,9%; 199 hợp tác xã, chiếm 13,3%; 200 doanh nghiệp, chiếm 13,4% và 5 đơn vị thuộc loại hình khác, chiếm 0,3%. Các đơn vị được cấp chứng nhận VietGAP và tương đương đã liên kết với gần 25,3 nghìn hộ trong hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản. Trong đó, trồng trọt 1.200 đơn vị, chiếm 80,2% tổng số đơn vị được cấp chứng nhận; chăn nuôi 101 đơn vị, chiếm 6,8%; thủy sản 194 đơn vị, chiếm 13%. Các địa phương có nhiều đơn vị được cấp chứng nhận là: Bình Thuận, Lâm Đồng, Thành phố Hồ Chí Minh, Ninh Thuận, Hà Nội, Yên Bái, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Cần Thơ.
Bình Thuận có số đơn vị được cấp chứng nhận VietGAP nhiều nhất cả nước với 340 đơn vị, chiếm gần 74,7% số đơn vị được chứng nhận vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung và chiếm 26,3% số đơn vị được chứng nhận cả nước. Trong số 340 đơn vị được cấp chứng nhận của Bình Thuận có 337 đơn vị trồng thanh long, chiếm 99,1% số đơn vị được chứng nhận của tỉnh. Thành phố Hồ Chí Minh 257 đơn vị, chiếm 77,6% số đơn vị được chứng nhận của Đơng Nam Bộ; trong đó 132 đơn vị trồng trọt, chiếm gần 95% số đơn vị được chứng nhận của thành phố. Đồng Nai 31 đơn vị, chiếm 9,4% số đơn vị vùng Đông Nam Bộ; trong đó 25 đơn vị hoạt động chăn ni, chiếm 80,6% số đơn vị được cấp chứng nhận của tỉnh. Lâm Đồng 198 đơn vị, đều hoạt động trồng trọt, chiếm 93,8% số đơn vị được cấp chứng nhận của Tây Nguyên. Cần Thơ 59 đơn vị, chiếm 23,9% số đơn vị của vùng Đồng bằng sông Cửu Long và tất cả 59 đơn vị này đều hoạt động nuôi trồng thủy sản, chiếm 30,4% tổng số đơn vị nuôi trồng thủy sản được chứng nhận của cả nước.
Hình thức sử dụng nhà lưới, nhà kính hay nhà màng (sử dụng mái lợp bằng màng polyethylen thay thế nhà kính, nhà lưới) tạo mơi trường thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và
thủy sản bước đầu được ứng dụng ở một số địa phương. Đến thời điểm 01/7/2016, cả nước có 4.098,6 ha nhà lưới, nhà kính, phân bố ở 327 xã trên cả nước. Nhà lưới, nhà kính tập trung chủ yếu ở các địa phương: Lâm Đồng, Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Lâm Đồng có 2.083,8 ha, chiếm 82,7% diện tích nhà lưới, nhà kính của vùng Tây Nguyên và chiếm 50,8% diện tích nhà lưới, nhà kính của cả nước. Hà Nội 281,4 ha, chiếm 53,3% diện tích nhà lưới, nhà kính cả vùng Đồng bằng sơng Hồng. Thành phố Hồ Chí Minh 213,4 ha, chiếm 55,9% diện tích nhà lưới, nhà kính của vùng Đơng Nam Bộ.
Kết quả Tổng điều tra cịn cho thấy, diện tích nhà lưới, nhà kính phục vụ chủ yếu cho hoạt động trồng rau, trồng hoa, trồng cây giống và ni trồng thủy sản. Trong đó, trồng rau có 2.144,6 ha, chiếm 52,3% tổng diện tích nhà lưới, nhà kính cả nước; trồng hoa 1.055,4 ha, chiếm gần 25,5%; trồng cây giống 661,1 ha, chiếm 16,1%; nuôi trồng thủy sản 237,5 ha, chiếm 5,8%. Trồng rau tập trung tại Lâm Đồng với 961,7 ha, chiếm trên 44,8% diện tích nhà kính, nhà lưới trồng rau của cả nước; trồng hoa đạt 646,7 ha, chiếm 61,2% diện tích nhà lưới, nhà kính trồng hoa của cả nước. Lâm Đồng cịn có diện tích nhà lưới, nhà kính trồng giống cây các loại nhiều nhất với 475,4 ha, chiếm 71,9% diện tích nhà lưới, nhà kính trồng giống cây cả nước. Thừa Thiên-Huế có diện tích ni trồng thủy sản nhà lưới, nhà kính lớn nhất với 45,5 ha, chiếm gần 19,2% diện tích nhà lưới, nhà kính ni trồng thủy sản cả nước.
(2) Cơ giới hóa sản xuất được đẩy mạnh
Cùng với việc tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, trong những năm vừa qua, sản xuất nơng, lâm nghiệp và thủy sản cịn đẩy mạnh cơ giới hóa sản xuất. Máy móc, thiết bị sử dụng tương đối đa dạng với số lượng tăng đáng kể. Chỉ tính riêng 12 loại máy móc, thiết bị chun dụng chủ yếu, năm 2016 đã có trên 6,3 triệu chiếc, tăng 66,4% so với năm 2011. Trong đó, 719,3 nghìn máy kéo, tăng 44,5%; 27,7 nghìn máy gieo sạ, tăng 7,8%; 22,2 nghìn máy gặt đập liên hợp, tăng 69,2%; 171,8 nghìn máy gặt cầm tay, máy gặt xếp hàng và máy gặt khác, gấp gần 2,8 lần; 249,8 nghìn máy tuốt lúa có động cơ, tăng 8,1%; 72,3 nghìn lị, máy sấy sản phẩm nông, lâm, thủy sản, tăng 22,8%; 189,5 nghìn máy chế biến lương thực, giảm 7,4%; 116,2 nghìn máy chế biến thức ăn gia súc, tăng 86,4%; 12,2 nghìn máy chế biến thức ăn thủy sản, gấp 2,1 lần; 413,9 nghìn máy sục khí, đảo nước nuôi trồng thủy sản, gấp trên 2,7 lần; gần 2,8 triệu máy bơm nước, tăng 44,0%; trên 1,5 triệu bình phun thuốc trừ sâu có động cơ, gấp gần 2,8 lần.
Tính ra, năm 2016 bình qn 100 đơn vị nơng, lâm, nghiệp và thủy sản sử dụng 7,73 máy kéo; 6,43 động cơ điện; 5,85 động cơ chạy xăng, dầu diezen; 0,83 máy phát điện; 0,30 máy gieo sạ; 0,24 máy gặt đập liên hợp; 1,85 máy gặt cầm tay, máy gặt xếp hàng và máy gặt khác; 2,69 máy tuốt lúa có động cơ; 0.78 lị, máy sấy sản phẩm nơng, lâm, thủy sản; 2,04 máy chế biến lương thực; 1,25 máy chế biến thức ăn gia súc; 0,13 máy chế biến thức ăn thủy sản, 4,45 máy sục khí, đảo nước ni trồng thủy sản; 29,95 máy bơm nước; 16,55 bình phun thuốc trừ sâu có động cơ; 0,15 máy ấp trứng gia cầm; 0,10 máy vắt sữa; 2,63 tàu thuyền vận tải có động cơ.
Bảng 10. Một số máy móc, thiết bị chủ yếu dùng trong sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản qua 2 kỳ Tổng điều tra
Số lượng (Nghìn cái) Năm 2016 so với 2011 (%) 2011 2016 Máy kéo 497,7 719,3 144,5 Máy gieo sạ 25,7 27,7 107,8 Máy gặt đập liên hợp 13,1 22,2 169,5 Máy gặt khác 62,0 171,8 277,1 Máy tuốt lúa có động cơ 231,1 249,8 108,1 Lò, máy sấy sản phẩm NLTS 58,9 72,3 122,8 Máy chế biến lương thực 204,7 189,5 92,6 Máy chế biến thức ăn gia súc 62,4 116,2 186,2 Máy chế biến thức ăn thủy sản 5,8 12,2 210,3 Máy sục khí, đảo nước ni trồng thủy sản 151,1 413,9 273,9 Máy bơm nước dùng cho NLTS 1.932,3 2.782,8 144,0 Bình phun thuốc trừ sâu có động cơ 551,5 1.537,6 278,8
(3) Liên kết theo chuỗi giá trị từng bước được hình thành
Việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học cơng nghệ trong sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản còn được thể hiện ở sự liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị nông, lâm, thủy sản. Liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị đang hình thành với nhiều hình thức đa dạng. Những năm 2011-2016, liên kết chuỗi giá trị trong sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản thể hiện tập trung qua sự liên kết xây dựng cánh đồng lớn; ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm trước khi sản xuất; liên kết góp vốn đầu tư sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của các trang trại, doanh nghiệp và hợp tác xã.
Tại thời điểm 01/7/2016, cả nước có 619,3 nghìn hộ tham gia liên kết sản xuất hình thành mơ hình cánh đồng lớn. Bình quân số hộ tham gia một cánh đồng lớn là 274 hộ/cánh đồng. Đồng bằng sơng Hồng 264,3 nghìn hộ tham gia, chiếm 42,68% tổng số hộ tham gia cánh đồng lớn của cả nước với 375 hộ/cánh đồng. Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung 159,8 nghìn hộ tham gia, chiếm 25,80% với 237 hộ/cánh đồng. Đồng bằng sơng Cửu Long 141,7 nghìn hộ tham gia, chiếm 22,88% với 244 hộ/cánh đồng. Trung du và miền núi phía Bắc 41,2 nghìn hộ tham gia, chiếm 6,65% với 234 hộ/cánh đồng. Tây Nguyên 10,2 nghìn hộ tham gia, chiếm 1,65% với 123 hộ/cánh đồng. Đơng Nam Bộ 2,1 nghìn hộ tham gia, chiếm 0,35% với 50 hộ/cánh đồng.
Phú Thọ có số hộ tham gia bình quân một cánh đồng lớn cao nhất cả nước với 1.019 hộ/cánh đồng. Tiếp theo là, Quảng Nam 866 hộ/cánh đồng; Tuyên Quang 763 hộ/cánh đồng; Cần Thơ 739 hộ/cánh đồng; Vĩnh Long 543 hộ/cánh đồng; Hà Nội 727 hộ/cánh đồng; Quảng Ninh 609 hộ/cánh đồng; Vĩnh Phúc 299 hộ/cánh đồng. Các hộ tham gia sản xuất theo mơ hình
cánh đồng lớn với mục tiêu xây dựng những cánh đồng lớn nhưng không dẫn đến mất quyền sử dụng đất đai, người dân vẫn tiếp tục canh tác trên ruộng đất của mình và khơng trở thành người làm thuê.
Năm 2016, tỷ lệ diện tích gieo trồng của cánh đồng lớn được ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm trước khi sản xuất của cả nước là 29,2%. Trong đó, Đơng Nam Bộ là vùng có tỷ lệ diện tích gieo trồng của cánh đồng lớn được ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm trước khi sản xuất cao nhất với trên 88,6%; Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung 59,0%; Trung du và miền núi phía Bắc gần 36,2%; Tây Nguyên gần 28,1%; Đồng bằng sông Cửu Long gần 25,8%. Tỷ lệ diện tích gieo trồng của cánh đồng lớn trồng mía được ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm trước khi sản xuất của cả nước đạt gần 96,5%; trồng ngô 76,3%; chè búp 53,3%; trồng lúa 26,5%; trồng rau 10,8%.
Liên kết góp vốn đầu tư sản xuất và liên kết bao tiêu nơng, lâm, thủy sản hàng hóa diễn ra với nhiều hình thức, đặc biệt là trong các hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã và trang trại. Theo kết quả Tổng điều tra năm 2016, cả nước có 781 doanh nghiệp thực hiện liên kết, chiếm 20,3% tổng số doanh nghiệp nông, lâm nghiệp và thủy sản. Trong đó, liên kết tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra 250 doanh nghiệp, chiếm 32,0% tổng số doanh nghiệp liên kết. Liên kết góp vốn đầu tư sản xuất có 186 doanh nghiệp, chiếm 23,8%. Liên kết cung ứng sản phẩm, dịch vụ đầu vào cho sản xuất 257 doanh nghiệp, chiếm 32,9%. Liên kết theo hình thức khác 88 doanh nghiệp, chiếm 11,3%.
Hợp tác xã nông, lâm nghiệp và thủy sản cũng mở rộng liên kết giữa các hợp tác xã và giữa hợp tác xã với các đơn vị khác. Tại thời điểm 01/7/2016 có 2.469 hợp tác xã thực hiện liên kết, chiếm 35,5% tổng số hợp tác xã nông, lâm nghiệp và thủy sản. Trong đó, liên kết góp vốn đầu tư sản xuất 333 hợp tác xã, chiếm 13,5% số hợp tác xã liên kết. Liên kết cung ứng sản phẩm, dịch vụ đầu vào 1.343 hợp tác xã, chiếm 54,4%. Liên kết tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra 528 hợp tác xã, chiếm 21,4%. Liên kết theo các hình thức khác 265 hợp tác xã, chiếm 10,7%.
Trong kinh tế hộ, ngoài liên kết xây dựng cánh đồng lớn của các hộ đã phân tích ở phần trên cịn có sự liên kết được thực hiện ở loại hình trang trại. Năm 2016, cả nước có 7.324 trang trại có liên kết sản xuất, chiếm 21,9% tổng số trang trại. Trong đó, trồng trọt 1.270 trang trại, chiếm 17,3% số trang trại liên kết. Chăn nuôi 5.416 trang trại, chiếm 73,9%. Lâm nghiệp 17 trang trại, chiếm 0,2%. Thủy sản 546 trang trại, chiếm 7,5%. Loại hình tổng hợp 75 trang trại, chiếm 1,0%.