thêm một bước
Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản 2016 thu thập thông tin về bộ máy lãnh đạo chủ chốt xã với các chức danh: Bí thư Đảng ủy xã, Phó Bí thư Đảng ủy xã, Chủ tịch UBND xã và Phó Chủ tịch UBND xã. Kết quả điều tra cho thấy, tại thời điểm 01/7/2016 các xã có trên 38,5 nghìn cán bộ chủ chốt, bình qn mỗi xã có 4,3 người. Trong tổng số cán bộ xã nêu trên có 3.353 cán bộ nữ, chiếm 8,7% tổng số cán bộ chủ chốt xã và tăng 3,3 điểm phần trăm so với năm 2011; bình qn mỗi xã có 0,37 cán bộ chủ chốt là nữ, tăng 0,18 cán bộ nữ/xã so với năm 2011.
Thành tựu nổi bật về kiện toàn bộ máy lãnh đạo xã trong những năm vừa qua là trình độ của cán bộ chủ chốt đã nâng lên đáng kể. Tỷ lệ cán bộ đạt trình độ giáo dục trung học phổ thông tăng từ 90,3% năm 2011 lên 96,9% năm 2016. Tỷ lệ cán bộ có trình độ trung học cơ sở giảm từ 9,2% xuống còn 3,0%. Tỷ lệ cán bộ có trình độ tiểu học giảm từ 0,5% xuống 0,1%. Tỷ lệ cán bộ có bằng cấp đại học và trên đại học tăng từ 32,3% lên 62,9%. Tỷ lệ cán bộ trung
cấp, cao đẳng giảm từ 51,5% xuống 32,0%. Tỷ lệ cán bộ qua các lớp bồi dưỡng lý luận chính trị tăng từ 97,0% lên 99,0%. Hai vùng có tỷ trọng cán bộ đạt trình độ đại học và trên đại học cao nhất cả nước là Đồng bằng sông Cửu Long 80,0% và Đông Nam Bộ 85,8%. Tỷ lệ này ở Thành phố Hồ Chí Minh là 100%; Đồng Nai 98,4%; Đà Nẵng 92,5%; Cà Mau 91,6%; Hà Giang 90,5%; An Giang 90,1%; Trà Vinh 89,8%; Hậu Giang 89,6%; Phú Yên 86,8%.
Cùng với việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt, điều kiện làm việc của lãnh đạo xã cũng không ngừng được cải thiện. Năm 2016 có 85,6% số trụ sở làm việc của UBND xã được kiên cố hóa, tăng 13,2 điểm phần trăm so với năm 2011. Tại thời điểm 01/7/2016, miền núi có 1.847 xã có trụ sở làm việc của UBND xã xây dựng kiên cố, chiếm 87,2% tổng số xã miền núi; hải đảo có 49 xã, chiếm 83,1% tổng số xã hải đảo; vùng cao có 1.750 xã, chiếm 80,8% tổng số xã vùng cao. Nếu tính cả xây dựng bán kiên cố thì tỷ lệ trụ sở làm việc của UBND xã xây dựng kiên cố và bán kiên cố của cả nước năm 2016 đạt 99,2%, trong đó các xã miền núi đạt 99,1%; các xã vùng cao đạt 98,8%; các xã hải đảo đạt 98,3%. Những tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có 100% số trụ sở UBND xã được xây dựng kiên cố là Ninh Bình, Hà Giang, Quảng Bình, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu.
Tại thời điểm điều tra 01/7/2016, tỷ lệ trụ sở làm việc của UBND xã có máy vi tính đạt 99,9%, tăng 0,4 điểm phần trăm so với năm 2011, trong đó 98,0% số trụ sở có máy vi tính kết nối internet, tăng 22,3 điểm phần trăm. Riêng các xã vùng cao tỷ lệ trụ sở có máy vi tính kết nối internet năm 2016 đạt 93,3%, tăng 46,1 điểm phần trăm so với năm 2011. Số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có tất cả các trụ sở làm việc của UBND xã trên địa bàn có máy vi tính kết nối internet tăng từ 5 tỉnh, thành phố năm 2011 lên 39 tỉnh, thành phố năm 2016. Trong đó, Đồng bằng sơng Hồng có 10/11 tỉnh, thành phố; Trung du và miền núi phía Bắc 5/14 tỉnh; Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung 7/14 tỉnh, thành phố; Tây Nguyên 1/5 tỉnh; Đông Nam Bộ 5/6 tỉnh, thành phố; Đồng bằng sông Cửu Long 11/13 tỉnh, thành phố.
Hình 5. Tỷ lệ trụ sở UBND xã tại thời điểm 01/7/2016 có kết nối Internet
Tại thời điểm 01/7/2016, UBND các xã sử dụng trên 137,9 nghìn máy vi tính, bình qn mỗi xã sử dụng 15,4 máy vi tính, gấp gần 2,2 lần mức bình quân năm 2011. Trong đó,
123,8 nghìn máy vi tính kết nối internet, chiếm 89,8% tổng số máy vi tính đang sử dụng, tăng 46,5 điểm phần trăm. Năm 2016, UBND các xã miền núi có 31,6 nghìn máy vi tính đang sử dụng, bình qn mỗi xã 14,9 máy vi tính; UBND các xã vùng cao sử dụng 30,9 nghìn máy vi tính, bình qn 14,3 máy vi tính/xã; UBND các xã hải đảo sử dụng 942 máy vi tính, bình qn 16,0 máy vi tính/xã. Những địa phương có mức sử dụng máy vi tính bình qn 1 UBND xã đạt cao là: Đà Nẵng 41,2 máy vi tính/xã; Thành phố Hồ Chí Minh 30,0 máy vi tính/xã; Bà Rịa - Vũng Tàu 29,9 máy vi tính/xã; Bình Dương 25,6 máy vi tính/xã; Đồng Nai 21,1 máy vi tính/xã; Quảng Ninh 20,4 máy vi tính/xã; Khánh Hịa 20,2 máy vi tính/xã.
Một số xã đã xây dựng trang thông tin điện tử nhằm cập nhật và phổ biến thông tin kịp thời, nâng cao hiệu quả làm việc của bộ máy lãnh đạo xã. Tại thời điểm 01/7/2016 có 313 xã có trang thơng tin điện tử, chiếm 3,5% tổng số xã. Trong đó, Đơng Nam Bộ 80 trang, chiếm 17,2% tổng số xã của vùng; Đồng bằng sông Hồng 89 trang, chiếm 4,7%; Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung 107 trang, chiếm 4,4%; Trung du và miền núi phía Bắc 17 trang, chiếm 0,74%; Tây Nguyên 10 trang, chiếm 1,7%; Đồng bằng sông Cửu Long 10 trang, chiếm 0,8%. Những địa phương xây dựng được nhiều trang thông tin điện tử xã là: Đà Nẵng 11 trang, chiếm 100% số xã trên địa bàn; Đồng Nai 69 trang, chiếm 50,7%; Hải Dương 65 trang, chiếm 28,6%; Thừa Thiên-Huế 22 trang, chiếm 21,0%; Quảng Nam 23 trang, chiếm 11,1%; Nghệ An 14 trang, chiếm 3,3%; Hà Giang 13 trang, chiếm 7,3%.