1 .Lý do chọn đề tài
7. Bố cục của đề tài
1.2. Khái quát về huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định
1.2.1. Vị trí địa lý
Tỉnh Nam Định nằm ở phía Nam đồng bằng châu thổ sơng Hồng, diện tích: 1671,6 km2, chiếm khoảng 0,6% diện tích tồn quốc, đứng thứ 51 trong 64 tỉnh, thành phố và có dân số đơng: 1.975.181 người, chiếm khoảng 2,37% dân số cả nước, đứng thứ 8 trong 64 tỉnh và thành phố. Trong đó dân số nam: 978.986 người, chiếm 48,45% dân số toàn tỉnh, dân số nữ: 1.018.212 người, chiếm 51,55%. mật độ dân số trung bình: 1.197 người/ km2. Dân số của tỉnh phân bố không đều. Khu vực thành thị chiếm 16,07%, khu vực nông thôn chiếm 83,93% (theo số liệu thống kê năm 2013).
Huyện Vụ Bản có vị trí địa lý nằm ở phía tây bắc của tỉnh Nam Định, cách thành phố Nam Định 15km và có địa hình khá bằng phẳng, thuận lợi để phát triển nền kinh tế - văn hóa – mơi trường và xã hội.
- Phía bắc huyện Vụ Bản giáp huyện Mỹ Lộc và huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam
- Phía đơng huyện Vụ Bản giáp thành phố Nam Định và huyện Nam Trực
-Phía tây huyện Vụ Bản và phía nam của huyện giáp huyện Ý Yên. Huyện Vụ Bản có diện tích 152,82 km2, dân số năm 2018 là 156.908 người, mật độ dân số đạt 900 người/km2. Huyện Vụ Bản thuộc vùng đất cổ, đất đai tương đối ổn định. Dọc phía tây huyện có các dãy núi đất lẫn đá chạy từ Bắc xuống Nam với sáu ngọn núi: Núi Ngăm, núi Tiên Hương, núi Báng, núi Lê, núi Gôi và núi Hổ... Vụ Bản nằm ở giữa sông Đào và sông Sắt. Sông
Đào một đầu quan trọng nối với Sông Hồng, đầu kia đổ ra sông Đáy. Sông Sắt nối liền với sông Châu và sơng Đáy. Mảnh đất này chính là do phù sa sơng Hồng và sông Đáy bồi tụ lên.
1.2.2. Đặc điểm kinh tế
Ngày 24/09/1998, Thành phố Nam Định nhận quyết định số: 183/1998/QĐ -TTg công nhận thành phố Nam Định là đô thị loại II. Trải qua chặng đường phấn đấu phát triển, sau 13 năm kể từ khi được Thủ tướng Chính phủ cơng nhận thành phố Nam Định là đô thị loại II, thành phố Nam Định đã đạt các tiêu chí của đơ thị loại I tại Quyết định số: 2106/QĐ -TTg ngày 28/11/2011 công nhận thành phố Nam Định là đô thị loại I trực thuộc Tỉnh.
Với thuận lợi như thế tình hình kinh tế - xã hội của huyện Vụ Bản trong những năm gần đây có rất nhiều thuận lợi trong hoạt động sản xuất kinh doanh, một số ngành nghề trọng điểm đều có sự tăng về năng lực sản xuất; Các thành phần kinh tế đều có sự tăng trưởng, nhất là kinh tế đã khẳng định được vị trí của huyện Vụ Bản nhằm trong top đầu của tỉnh về mức kinh tế phát triển, … song cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như: Thiên tai, dịch bệnh gia súc; Giá cả đầu vào ở hầu hết các ngành sản xuất đều tăng làm cho chi phí sản xuất tăng cao đã đẩy giá thành sản phẩm tăng lên, ảnh hưởng không nhỏ đến sự cạnh tranh; Kết cấu hạ tầng, nhất là kết cấu hạ tầng khu vực nông thôn tuy đã cải thiện nhưng vẫn còn thiếu và xuống cấp, … Song với chỉ đạo quyết tâm và nỗ lực cố gắng, các cấp các ngành và nhân dân tồn thành phố nền tình hình kinh tế - xã hội đã thu được kết quả đáng kể, kinh tế tiếp tục phát triển theo hướng tích cực.
Trong 5 năm 2015 - 2020, tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện Vụ Bản tăng trưởng khá ổn định bình quân đạt 11,9%/năm; tổng giá trị tăng thêm (GDP) chiếm bình qn 18,5%/năm so với tồn tỉnh. tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn đạt bình quân 45,5%/năm so tồn tỉnh; Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ bình qn đạt 46,8%/năm so tồn tỉnh.
12,5% toàn tỉnh. Các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn huyện Vụ Bản hoạt động khá ổn định với 112 doanh nghiệp (trong đó số doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế hỗn hợp ngoại quốc doanh là 87 doanh nghiệp (chiếm 89,28%). Đời sống người lao động cơ bản được đảm bảo. Lao động với thu nhập bình quân 4.5 triệu đồng/ người/tháng; giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 14,55 tỷ đồng, tăng 1,05% so cùng kỳ năm ngoái.
Mục tiêu, nhiệm vụ và các chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2030 của huyện Vụ Bản là: Tập trung phấn đấu đưa nền kinh tế của thành phố tăng trưởng với mức hợp lý, hiệu quả và bền vững. Huy động tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn cho đầu tư phát triển kinh doanh. Thực hiện tốt các chính sách bảo đảm an sinh xã hội, đẩy mạnh giảm nghèo. Củng cố quốc phịng an ninh, ổn định chính trị, bảo đảm trật tự - an tồn xã hội.
Dự kiến các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2030 của huyện Vụ Bản là: Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) tăng từ 10% đến 15% trở lên. Giá trị sản xuất của ngành nông, lâm, tăng 2,5%. Giá trị sản xuất ngành công nghiệp tăng 15%. Giá trị sản xuất ngành dịch vụ tăng 10% trở lên. Đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách đạt 120 tỷ đồng.
1.2.3. Đặc điểm xã hội
Huyện Vụ Bản với sự ổn định về chính trị - xã hội đang từng bước vững chắc, khẳng định vị thế, kết quả đã được trong xuất những năm qua của huyện Vụ Bản và được xác định dựa theo Nghị quyết số 54/NQ-TW ngày 14/9/2005 của Bộ Chính trị và Quyết định số 109/QĐ-TTg ngày 19/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển thành phố thành Trung tâm phía Nam vùng đồng bằng Sơng Hồng và mới đây nhất là Nghị quyết số 06-NQ/TU của BCH Đảng bộ tỉnh (khóa XIX) về tập trung xây dựng, phát triển, hình thành rõ nét một số chức năng trung tâm vùng Nam đồng bằng sông Hồng đã tạo nhiều cơ hội mới thuận lợi mới rất quan trọng cho sự nghiệp xây dựng và phát triển của huyện Vụ Bản nói riêng và chiến lược phát triển sự nghiệp nói chung của tỉnh Nam Định.
Huyện Vụ Bản là vùng đất có truyền thống hiếu học, nhiều người đã đỗ đạt cao, danh vọng, đóng góp vào kho tàng các nhân vật văn hố của dân tộc. Trong suốt thời kỳ khoa cử của chế độ phong kiến Việt Nam, Vụ Bản có 16 vị đỗ Tiến sĩ, Thám hoa, Bảng nhãn, Trạng nguyên. Danh nhân tiêu biểu phải kể đến Trạng lường Lương Thế Vinh là một nhà chính trị xuất sắc, đứng đầu viện hàn lâm đảm trách việc văn thư cho nhà vua, lo việc bàn giao với nước ngoài, luận bàn việc nước và một số thành tựu khác,...
Giáo dục đào tạo tiếp tục đạt thành tích cao trong tồn tỉnh. Lĩnh vực văn hóa, thơng tin, thể thao, y tế… tiếp tục phát triển. Thực hiện tốt công tác tiếp dân và các quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo. An ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được bảo đảm.
Vụ Bản là một trong những cái nôi cư ngụ của người Việt cổ, khí thiêng sơng núi đã hình thành và hun đúc nên truyền thống quý báu của người dân huyện Vụ Bản nơi đây. Người dân, cần cù lao động, kiên cường dũng cảm, bất khuất chống giặc ngoại xâm, bảo vệ tổ quốc, thuỷ chung tình nghĩa trong cuộc sống có tinh thần tự lực tự cường và có ý thức cộng đồng sâu sắc rất cao, luôn kế thừa và phát huy truyền thống cha ông, làm rạng danh quê hương, đất nước. Truyền thống đó như sợi chỉ đỏ nối liền quá khứ với hiện tại, tạo nên sức sống, trí tuệ, khí phách của người dân Vụ Bản. “Địa linh sinh nhân kiệt”, như Nhà thơ Nguyễn Bính, Nhạc sĩ Văn Cao, Giáo sư nơng học Bùi Huy Đáp - những người có cơng trong việc viết lên trang sử sách vinh danh cho quê nhà.