Những tổ chức thành viên của Mặt trận thời kỳ 1941-1945

Một phần của tài liệu Vai trò của mặt trận dân tộc thống nhất đối với sự nghiệp cách mạng việt nam từ năm 1941 đến 1975 (Trang 33 - 35)

B. PHẦN NỘI DUNG

2.1. Những tổ chức thành viên trong Mặt trận Dân tộc Thống nhất từ năm

2.1.1. Những tổ chức thành viên của Mặt trận thời kỳ 1941-1945

Sau một thời gian nắm tình hình và chuẩn bị, Nguyễn Ái Quốc đã triệu tập và chủ trì Hội nghị lần thứ VIII Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương từ ngày 10 đến ngày 19 tháng 5 năm 1941 trong rừng Khuổi Nậm, thuộc Pác Bó, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Hội nghị đã xác định cuộc cách mạng Đông Dương trong giai đoạn hiện tại là một cuộc cách mạng dân tộc giải phóng và chủ trương thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất riêng cho mỗi nước Việt Nam, Lào, Campuchia. Ngoài ra, hội nghị cũng hoàn chỉnh hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng, được đề ra từ Hội nghị VI vào tháng 11 năm 1939, là nêu cao nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu. Theo đề nghị của Nguyễn Ái Quốc, vào ngày 19 tháng 5 năm 1941, Hội nghị quyết định thành lập Việt Nam Độc lập Đồng minh, gọi tắt là Việt Minh, thay cho Mặt trận Thống nhất Dân tộc Phản đế Đông Dương (thành lập theo Quyết nghị của Hội nghị Trung ương VI - khóa I, tháng 11 năm 1939).

Sau Hội nghị Trung ương lần thứ VIII bế mạc, một đại hội (ngày 19-5- 1941) gồm đại diện đảng Cộng sản và các tổ chức quần chúng thành lập chính thức Việt Minh.[3]

Ngồi Đảng Cộng sản, trong thời gian đầu có các tổ chức tham gia lần lượt gồm Đảng Cách mệnh An Nam, Việt Nam Quốc dân Cách mệnh Đảng, Đảng Quốc gia Cách mệnh An Nam, Phục quốc Hội, Việt Nam Độc lập Vận động Đồng minh Hội, Đảng Đại Việt Quốc xã, Đảng Hưng Việt, Đảng Đại Việt, Việt Cách… Sau khi Chính phủ Liên hiệp Kháng chiến Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tan rã, một số đảng phái tiếp tục hợp tác với Việt Minh, một số khác thì tách khỏi Việt Minh và ủng hộ Bảo Đại thành lập Quốc gia Việt Nam chống lại Việt

24

Minh còn Việt Minh gọi các đảng phái này là Việt gian, phản động.

Ngồi những đồn thể cứu quốc có tính chất chính trị, cách mạng rõ rệt (như Hội Cơng nhân Cứu quốc, Hội Nông dân Cứu quốc, Hội Phụ nữ Cứu quốc, Hội Thanh niên Cứu quốc,...) cịn có những đồn thể khơng có điều lệ, hoạt động cơng khai và bán công khai như Hội Cứu tế Thất nghiệp, Hội Tương tế, Hội Hiếu hỉ, nhóm học Quốc ngữ, nhóm đọc sách, xem báo,... tham gia Việt Minh.

Việt Minh khơng chỉ có tổ chức thành viên là Đảng Cộng sản Đông Dương và các đồn thể cứu quốc mà cịn có các đảng phái cách mạng theo đường lối khác. Năm 1941 Đại hội thành lập Việt Minh thiết lập liên minh chống phát xít của người Việt ngồi Đảng Cộng sản Đơng Dương, có Tân Việt Nam đảng (Tân Việt đảng), Hội Thanh niên cách mạng Việt Nam, một phần Việt Nam Quốc dân Đảng, một số hội giải phóng dân tộc... góp phần vào việc nâng cao uy tín Mặt trận. Một trong những biểu hiện rõ nét là vào năm 1943, Đảng đưa ra "Đề cương Văn hóa Việt Nam", tập hợp đơng đảo những nhà văn hóa, văn nghệ, trí thức. Trên cơ sở đó, cuối năm 1944, Hội văn hóa cứu quốc Việt Nam ra đời, trở thành một thành viên của Mặt trận Việt Minh. Tháng 6 năm 1944, Đảng Cộng sản Đông Dương giúp cho một số trí thức thành lập Đảng Dân chủ Việt Nam. Đảng Dân chủ Việt Nam gia nhập Việt Minh.

Đảng Cộng sản Đơng Dương cịn mở rộng Mặt trận Việt Minh trong việc liên lạc với một số người cộng sản và cánh tả thuộc Đảng Xã hội Pháp trong quân đội Lê dương và giới công chức Pháp ở Việt Nam. Nhưng do quan điểm khác nhau nên kế hoạch lập Hội của Đảng thất bại. Đảng còn tranh thủ sự giúp đỡ của các lực lượng chống Nhật ở Trung Quốc, vận động thành lập Mặt trận Trung-Việt liên minh, đặt quan hệ hợp tác với Việt Nam Cách mệnh Đồng minh Hội (và một thời gian nhập vào tổ chức này trên danh nghĩa) - một tổ chức chính trị của người Việt Nam ở Trung Quốc để tranh thủ đoàn kết rộng rãi với những người Việt yêu nước hoạt động ở Trung Quốc. Ở Nam Kì, các cán bộ Đảng trong khi tập hợp lực lượng đã vận động được nhiều đảng phái khác tham gia Việt Minh. Kì bộ Việt Minh Nam Kì bao gờm Đảng Cộng sản Đông Dương, Tân Dân chủ, Tổng Cơng đồn, Thanh niên Tiền phong, Việt Nam Quốc gia,

25

Cao Đài hợp nhất, Việt Nam Cứu quốc Đồn (Kì bộ cũ của Việt Minh), Quốc gia Độc lập, Cơng giáo, Thanh niên Nghĩa dũng Đồn.

Một phần của tài liệu Vai trò của mặt trận dân tộc thống nhất đối với sự nghiệp cách mạng việt nam từ năm 1941 đến 1975 (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(62 trang)
w