Đặc điểm xã hội

Một phần của tài liệu BẢO tồn và PHÁT HUY GIÁ TRỊ văn HOÁ LÀNG NGHỀ đúc ĐỒNG THỊ TRẤN lâm ý yên NAM ĐỊNH (Trang 28 - 30)

1.1.1 .Các khái niệm cơ bản

1.1.1.3 .Khái niệm về làng nghề và làng nghề truyền thống

1.2.3. Đặc điểm xã hội

Từ các làng quê sống trên một nghìn năm nghèo nàn lạc hậu, ngày nay Tống Xá đã vươn lên thành một thơn có dáng dấp của một đơ thị thu nhỏ với nhiều thay đổi nhanh chóng, theo nhịp sống của xã hội văn minh hiện đại và luôn vươn lên là một địa điểm làng nghề truyền thống của tỉnh Nam Định.

Ai cũng biết: “Cây phải có cội, nước phải có nguồn”. Cội nguồn là kính cẩn và linh thiêng. Song do mải mê bươn trải với cuộc sống, nhiều người chưa nhớ ra rằng: làng Tống Xá đã 1230 tuổi . Với một làng quê đổi mới như ngày

nay, mỗi người dân nơi đây đã cùng nhau hướng về lịch sử cội nguồn họ. Cội nguồn thứ nhất đó là sự ra đời của làng Tống Xá với cái tên khai sinh là Trang Kiến Hịa, cùng với q trình vật lộn qua bao năm tháng, từ nghèo đói bần hàn, từ chết chóc đâu thương, trải qua đoạn trường dâu bể, cho đến ngày nay đã bước vào 1235 tuổi (tính đến năm 2020).

Cội nguồn thứ hai đó là sự ra đời của nghề đúc truyền thống, một nghề đã ba chìm bẩy nổi, cháy thịt nung da, song tự nó đã làm cho Yên Xá thực sự thốt nghèo, thay da đổi thịt, để có cuộc sống sung túc và hiện đại như ngày nay, khi tuổi nghề đã sấp xỉ 900 năm (889 năm tuổi). Người dân Yên Xá cũng có những đặc điểm chung của mọi người dân Việt Nam, tuy nhiên do ra đời từ vùng đất chiêm trũng nghèo đói và do đặc tính làng nghề nên họ mang trong mình những đặc điểm sau: Có ý thức ham muốn học hỏi nâng cao kiến thức hiểu biết về nhiều mặt, đặc biệt là khoa học và kỹ thuật về cơng nghệ đúc và luyện kim. Ln có nhiệt tình mến khách thập phương. Do tính chất nghề nghiệp, người dân Yên Xá phải giao lưu rộng rãi và tiếp xúc với các nhà máy, xí nghiệp, với mọi tầng lớp nhân dân, mọi đối tượng quan chức từ cấp xã, huyện, tỉnh đến các Bộ ngành ở trung ương.

Trong quan hệ giao tiếp nói chung, ln nhiệt tình, thẳng thắn và thể hiện lòng mến khách, nên thu hút được nhiều khách đến hợp tác làm ăn. Không chịu sống khổ cực trong lũy tre xanh mà luôn luôn hướng đến mọi nơi, khắp chân trời cuối bể. Cũng do tính chất làng nghề, nên người dân Yên Xá ln ln nay đây mai đó. Ngày trước q hương cịn nghèo đói, nhiều người phải tha phương cầu thực, hoặc di cư đến những vùng đất xa xôi để lập nghiệp và kiếm sống.

Tống Xá hiện nay là nơi cư trú của rất nhiều dòng họ với tất cả 22 dòng họ, với 2344 nhân khẩu, trong đó có số dân lớn nhất là các họ Nguyễn Văn (498 khẩu), Dương Doãn (392 khẩu), Nguyễn Đức (222 khẩu), Nguyễn Hữu (211 khẩu), Đỗ Văn (203 khẩu)….Các dòng họ ở đây đều sống vui vẻ, hòa đồng với nhau. Đặc biệt là họ thường giúp đỡ nhau những lúc gặp khó khăn,

hoạn nạn nên họ đã đoàn kết với nhau hơn trong đấu tranh cũng như phát triển kinh tế, xã hội. Cư dân Tống Xá nói riêng và cư dân huyện Ý Yên nói chung đều theo đạo phật có từ thời nhà Lý ( 1010 - 1225 ). Mỗi gia đình đều thờ cúng tổ tiên thể hiện sự tơn kính người đã mất. Đặc biệt vào những ngày giỗ, ngày rằm… người dân nơi đây đều làm cơm mời con cháu, cầu trời phật cho họ phúc lộc, sức khỏe, làm ăn phát đạt…. Đặc biệt hơn do tính chất nghề nghiệp nên những người làm ăn kinh doanh thường ra chùa để cầu xin đức phật cho làm ăn thuận lợi, xin lộc vào đầu năm để cả năm được may mắn.

Trong khoảng thời gian gần 700 năm (1120 - 1802) nghề đúc của Tống Xá dần dần phát triển và giao lưu rộng rãi với nhiều địa phương khác. Với quê hương “Đất lành chim đậu” nhiều người ở nơi khác đã đến Tống Xá lập nghiệp, khu dân cư dần phát triển về phía đơng làng, hình thành thêm 4 xóm nữa. Như vậy cả làng Tống Xá có 7 xóm đó là: xóm Hà, xóm Cừ, xóm Đình, xóm Đá, xóm Đương… Có thể nói, đâu đâu cũng có bàn chân của người dân Yên Xá, mỗi chuyến đi có thể vài tuần, hoặc vài tháng. Có người làm ăn phát tài, có người khơng gặp vận may thì vợ con khơng được nhờ, nhưng vẫn khơng bỏ nghề. Đa số người dân xóm Đình, xóm Đá, xóm Đương, từ những ngày xa xưa đã phải chịu đựng kiếp sống lang thang, nay đây mai đó để kiếm sống, như câu cao dao của các cụ ở Tống Xá vẫn còn lưu truyền cho đến ngày nay:

“Xóm Đình, xóm Đá, xóm Đương Trong ba xóm đó đi sương về mù”.

Như vậy, từ các đặc điểm về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý đã chi phối tới hoạt động kinh tế và phát triển đa dạng các ngành nghề trong đó hoạt động sản xuất thủ công nghiệp truyền thống đúc đồng đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của huyện. Đồng thời cịn tác động đến tình hình xã hội, sự quần cư và đời sống của nhân dân.

Một phần của tài liệu BẢO tồn và PHÁT HUY GIÁ TRỊ văn HOÁ LÀNG NGHỀ đúc ĐỒNG THỊ TRẤN lâm ý yên NAM ĐỊNH (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w