Kinh nghiệm xây dựng chương trình, kế hoạch trong nước

Một phần của tài liệu Công tác xây dựng chương trình, kế hoạch tại văn phòng HĐND UBND huyện mường la, tỉnh sơn la (Trang 27 - 34)

8. Cấu trúc của đề tài

1.3 Quy trình xây dựng chƣơng trình, kế hoạch

1.3.2 Kinh nghiệm xây dựng chương trình, kế hoạch trong nước

1.3.2.1 Quy trình xây dựng chương trình, kế hoạch

Ở nước ta được sự thừa hưởng kinh nghiệp của các nước đi trước cũng như sự phát của khoa học, cơng nghệ thì quy trình được sử dụng phổ biến ở nước ta về cơng tác xây dựng chương trình, kế hoạch thì quy trình xây dựng gồm các bước cơ bản sau:

Bước 1: Thu thập, tổng hợp, xử lý thông tin, tài liệu: thông tin tài liệu được thu thập từ các nguồn khác nhau có thể từ các đơn vị trong cơ quan, tổ chức hoặc từ bên ngoài. Sau khi thu thập đơn vị chủ trì xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện xử lý, chọn lọc các thông tin phù hợp đưa vào kế

hoạch. Bước này giúp cho các thơng tin trong chương trình, kế hoạch được đầy đủ, chính xác, phù hợp với thực tiễn tuy nhiên để thực hiện bước này lại tốn khá nhiều thời gian.

Bước 2: Xác định mục tiêu, yêu cầu: Cần phải xác định cụ thể, chính xác và phù hợp với nội dung của chương trình, kế hoạch. Bước này giúp cho cơ quan, tổ chức trong quá trình thực hiện các cơng việc trong chương trình, kế hoạch theo đúng quy trình, khơng bị chệch hướng so với ban đầu đã dự định.

Bước 3: Phân tích nguồn lực: Thực hiện phân tích được nguồn hỗ; Phân tích về nguồn nhân lực và vật lực từ cơ quan; phân tích các yếu tố khách quan có ảnh hưởng tới việc thực hiện chương trình, kế hoạch. Việc phân tích nguồn lực đảm bảo cho quá trình thực hiện chương trình, kế hoạch khơng bị gián đoạn và tốn nhiều thời gian...

Bước 4: Xây dựng danh sách các công việc để thực hiện mục tiêu. Bước 5: Dự thảo và lấy ý kiến dự thảo. Một chương trình, kế hoạch nếu được xây dựng lặp đi lặp lại nhiều lần bằng cách lấy ý kiến đóng góp, sửa đổi phù hợp từ các cá nhân, đơn vị thì hiệu quả đem lại có tính khả thi và hiệu quả cao.

Bước 6: Hồn thiện chương trình, kế hoạch, trình ký. Việc trình ký văn bản nhằm đảm bảo hợp pháp và hợp lý cho chương trình, kế hoạch.

Bước 7: Làm thủ tục ban hành và đưa vào thực hiện. Yêu cầu của từng phần như sau:

Phần mở đầu:

+ Trình bày các cơ sở khoa học cho việc xây dựng chương trình, kế hoạch.

+ Trình bày khái quát những thuận lợi và khó khăn.

+ Trình bày các căn cứ pháp lý để xây dựng chương trình, kế hoạch.

+ Mục đích của việc lập chương trình, kế hoạch

- Phần nội dung

+ Trình bày được mục tiêu cần đạt được, các nhiệm vụ cần thực hiện và

cách thức thực hiện.

+Điều kiện cơ sở vật chất, kĩ thuật cho việc thực hiện.

+ Trình tự thực hiện công việc, thời gian thực hiện, tổ chức thực hiện… Các biện pháp đảm bảo việc thực hiện và chức năng, nhiệm vụ của các

cá nhân tham gia.

+ Thời gian kiểm tra, đánh giá, sơ kết, tổng kết. Các hình thức khen thưởng, kỷ luật.

- Phần kết luận

+ Trình bày mục tiêu mà chương trình, kế hoạch sẽ đạt được. + Nêu các đề xuất, kiến nghị.

+ Xác định các cá nhân, đơn vị chủ trì thực hiện chương trình, kế hoạch.

1.3.2.2 Các nội dung trong cơng tác xây dựng chương trình, kế hoạch

- Xây dựng chương trình, kế hoạch cơng tác thường kỳ:

Việc lập chương trình, kế hoạch cơng tác thường kỳ là đặt ra các mục tiêu cơ bản theo các hoạt động của tổ chức, đồng thời xác định các phương pháp và cách thức để xác định phương hướng và biện pháp để đạt được mục tiêu trong thời gian xác định. Chương trình, kế hoạch cơng tác là phương tiện giúp người lãnh đạo cơ quan, tổ chức điều hành, quản lý và xem xét các hoạt động của cơ quan mình quản lý.

- Xây dựng kế hoạch cho việc tổ chức hội họp:

Hội nghị, cuộc họp giúp cho Lãnh đạo kiểm sốt và điều hành cơng việc. Mục đích của việc tổ chức hội nghị nhằm tổng kết, đánh giá công việc, thông báo các nhiệm vụ cần triển khai, đảm bảo quyền làm chủ của nhân viên trong cơ quan đối với nhiệm vụ, chung, xây dựng tinh thần đồn kết…Vì vậy việc lập kế hoạch, xác định mục tiêu và phương hướng cho hoạt động tổ chức hội nghị của một cơ quan là cơng việc có vai trị rất quan trọng. Kết quả của các hội nghị có thành cơng, hiệu quả hay khơng một phần phụ thuộc vào kế

hoạch tổ chức hội nghị. Chương trình kế hoạch hội nghị là một loại văn bản có tính định hướng, trình bày tất cả những vấn đề liên quan đến việc tổ chức hội nghị, hội họp của cơ quan, tổ chức.

- Xây dựng chương trình, kế hoạch cho chuyến đi công tác của lãnh đạo:

Các chuyến đi công tác của lãnh đạo bao giờ cũng gắn với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan cho dù là chuyến đi để giải quyết công việc cụ thể hay thiết lập mối quan hệ. Do đó việc xác định mục đích chính xác nó sẽ giúp các chuyến đi công tác của Lãnh đạo được chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết cũng như phương án hỗ trợ để đảm bảo cho sự thành công của chuyến đi. Kế hoạch cho các chuyến đi công tác của Lãnh đạo là một loại văn bản dùng để trình bày một cách có hệ thống những cơng việc hay các cá nhân, đơn vị liên quan đến chuyến đi cơng tác. Kế hoạch đó là cơ sở để đánh giá kết quả của, chuyến đi.

- Xây dựng kế hoạch cho hoạt động quân lý cơ sở vật chất, trang thiết bị:

Quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị là một trong những hoạt động của VP và cũng là một chức năng mà VP phải thực hiện. Hoạt động này nhằm cung cấp nguồn thiết bị, máy móc, cơ sở vật chất... cho các hoạt động của cơ quan, tổ chức và đảm bảo hoạt động của nó để khơng làm ảnh hưởng đến tiến độ, q trình giải quyết cơng việc. Quản lý về trang thiết bị, cơ sở vật chất không chỉ đơn thuần là thực hiện việc quản lý chung mà nó cần phải thực hiện hoạt động xây dựng kế hoạch để làm sao cho cơ sở vật chất, trang thiết bị được sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả, thực hiện các hoạt động mua mới, cung cấp, bảo quản, nâng cấp, sửa chữa.

* Tiểu kết

Trong chương 1 tơi đã trình bày cơ sở lý luận về cơng tác xây dựng chương trình, kế hoạch; Các yêu cầu, nguyên tắc và căn cứ khi xây dựng

chương trình kế hoạch; Quy trình xây dựng chương trình kế hoạch ở trên thế giới nói chung cũng như ở Việt Nam nói riêng. Những nội dung trên là tiền đề cho tôi triển khai Chương 2 được tốt hơn.

Chƣơng 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH, KẾ HOẠCH TẠI VĂN PHÕNG HĐND - UBND HUYỆN MƢỜNG LA 2.1. Lịch sử hình thành HĐND - UBND và Văn phòng HĐND -

UBND huyện Mƣờng La

Huyện Mường La được thành lập từ năm 1954, có thị trấn Chiềng Lề và 25 xã: Chiềng An, Chiềng Ân, Chiềng Cọ, Chiềng Cơi, Chiềng Công, Chiềng Đen, Chiềng Hoa, Chiềng Lào, Chiềng Muôn, Chiềng Ngần, Chiềng San, Chiềng Sinh, Chiềng Sung, Chiềng Xơm, Hua La, Ít Ong, Mường Bằng, Mường Bú, Mường Chum, Mường Trai, Nậm Giôn, Nậm Păm, Ngọc Chiến, Pi Toong, Tạ Bú.

Theo chiều dài của lịch sử, trải qua nhiều lần chia tách và sáp nhập thì hiện nay HĐND - UBND huyện Mường La có đặt tại Tiểu khu 3, Thị trấn Ít Ong, huyện Mường La.

Điều kiện tự nhiên

Huyện Mường La là một huyện vùng núi có độ cao trung bình từ 500 - 700m so với mặt nước biển, có nhiều mặt giáp núi cao, đặc biệt có sơng Đà chảy qua cùng các con suối lớn như suối Nậm Chiến, Nậm Mu, Nậm Trai, Nậm Pia và Nậm Pàn. + Tổng diện tích : 142.535,94 ha + Đất Nông nghiệp : 21.007,51 ha + Đất Lâm nghiệp : 76.527,26 ha + Đất chưa khai thác: 36.276,50 ha Đơn vị hành chính:

Tồn huyện Mường La có tất cả 16 đơn vị hành chính trong đó chỉ có 01 Thị trấn và cịn lại là 15 xã. Do đặc thù là hiện miền núi đặc biệt khó khăn của huyện hiện nay tại huyện Mường La còn 09 xã thuộc giai đoạn II của Chương trình 135 là: Chiềng Lao, Nậm Giơn, Mường Trai, Chiềng Muôn, Chiềng Ân, Chiềng Công, Ngọc Chiến.

Dân số - Dân tộc:

Tổng số hộ là 21.795 hộ với 97.720 nhân khẩu, trong đó hộ nghèo là 7.754 hộ chiếm 35,6 %; hộ cận nghèo 2.780 hộ, chiếm 12,32 % (Số hộ nghèo, cận nghèo điều tra năm 2018) gồm 5 dân tộc anh em cùng sinh sống: dân tộc Thái, Kinh, Mông, La ha, Kháng và một số dân tộc khác.

Một phần của tài liệu Công tác xây dựng chương trình, kế hoạch tại văn phòng HĐND UBND huyện mường la, tỉnh sơn la (Trang 27 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(77 trang)
w