6. Kết cấu của đề tài
1.3.1. Tác động của dịch bệnh Covid-19 đối với đời sống xã hội
Đại dịch Covid-19 xâm nhập vào Việt Nam cuối tháng 1- 2020 đã tác động tiêu cực đến mọi mặt đời sống xã hội và làm đảo lộn mọi thói quen sinh hoạt đời thường của người dân.
Khi dịch Covid-19 bùng phát ở Vũ Hán (Trung Quốc), nhóm doanh nghiệp FDI sản xuất chậm lại do thiếu vật tư, nguyên liệu, linh kiện sản xuất nhập từ Trung Quốc. Một số tập đoàn, doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là doanh nghiệp liên quan đến các mặt hàng xuất nhập khẩu không chỉ thiếu vật tư mà cịn do ách tắc, khó khăn thủ tục
ở cửa khẩu. Nhiều doanh nghiệp du lịch, khách sạn, nhà hàng đã ngừng hoạt động do khơng có khách vì nhiều nước trên thế giới đồng loạt đóng cửa biên giới và việc triển khai Chỉ thị số 16/CT-TTg, ngày 31-3-2020, của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp cấp bách phịng, chống dịch Covid-19. Khơng ít làng nghề sản xuất mặt hàng mỹ nghệ, thủ công xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, Nhật Bản, châu Âu cũng gặp khó khăn trong khâu tiêu thụ sản phẩm. Nhiều cửa hàng, hộ gia đình kinh doanh cá thể các mặt hàng không thiết yếu cũng phải dừng hoạt động để phòng, tránh dịch lây lan. Những chuyển biến theo hướng tiêu cực này nhanh chóng tác động đến thị trường lao động, việc làm, các lĩnh vực kinh tế, xã hội, đặc biệt là rất đông người lao động làm việc tại các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ, làng nghề, hộ kinh doanh cá thể, lao động trong khu vực kinh tế phi chính thức, như xe ơm, bán hàng rong, bán vé số, bán báo, đánh giầy, lao động giúp việc… ở thành phố nhanh
chóng bị mất việc làm. Một số lượng lớn lao động, trong đó có sinh viên phải di cư ngược trở lại vùng nơng thơn. Khơng ít
15
lao động mạo hiểm ở lại khu nhà trọ với mong muốn đợi dịch qua nhanh để làm việc. Nếu dịch bệnh kéo dài, cuộc sống của các nhóm này sẽ gặp nhiều khó khăn. Họ khơng có bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp. Và nếu các chính sách xã hội cũng như các gói hỗ trợ, tương trợ cộng đồng triển khai muộn rất có thể nảy sinh một số hệ lụy xã hội liên quan đến gia tăng mâu thuẫn, bạo lực, xung đột xã hội, vấn nạn trộm cắp, mại dâm, ma túy, rượu bia ở cả nông thôn và thành thị, hiện tượng khai phá tài nguyên...
Thị trường hàng hóa khơng khan hiếm nhưng hiện tượng đầu cơ, tích trữ, hàng giả, hàng nhái và khác biệt xã hội gia tăng. Tâm lý xã hội lo lắng thái quá, hình thành thái độ phân biệt, kỳ thị xã hội. Người dân lo lắng và có thái độ phân biệt, kỳ thị cũng xảy ra khi ca mắc Covid-19 đã dẫn đến hành vi thiếu hợp tác khai báo y tế, trốn tránh cách ly, phân biệt, kỳ thị xã hội, xúc phạm, xa lánh, lập rào chắn đường đi vẫn tồn tại ở nhiều cấp độ trong đời sống xã hội. Đáng quan tâm hơn là, một số cá nhân do thiếu hiểu biết, lợi dụng hiện tượng dịch bệnh đã xuyên tạc, bịa đặt, đưa thơng tin sai, dẫn đến xã hội hình thành luồng tin đồn không đúng về tình hình dịch bệnh ở các địa phương, về người mắc Covid-19 và nhân thân của họ, ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý người bệnh và gia đình, gây hoang mang trong cộng đồng, xã hội.
Tổ chức xã hội, hành vi văn hóa và các nghi lễ, tập tục trong đời sống xã hội cũng vì thế mà đảo lộn. Nếu trước khi chưa có dịch bệnh thì các hoạt động đều diễn ra theo bản sắc văn hóa riêng mang tính vùng miền. Nhưng từ khi có đại dịch Covid-19, mỗi người dân Việt Nam đã và đang điều chỉnh thói quen, hành vi xã hội, nghi lễ và tập tục phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh chống dịch, nhằm bảo đảm an toàn cho bản thân cũng như gia đình. Có thể nói, những bản sắc văn hóa có tính thương hiệu của người Việt như “món ăn vỉa hè”, “cà phê phố
cổ”, “phố đi bộ”, “chợ đêm” đã phải tạm gác lại bởi những thông điệp về
16
quy định mới trong thời dịch “giãn cách xã hội”, “cách ly xã hội”, “văn hóa khẩu trang”, “văn hóa online”.