1 .Lí do chọn đề tài
7. Bố cục của đề tài
2.3. Đánh giá hoạt động truyền thông trong phát triển du lịch làng gốm
Tràng
2.3.1. Những kết quả đã đạt được
Bát Tràng (huyện Gia Lâm, Hà Nội) là làng nghề truyền thống với hơn 700 năm tuổi đời. Trong lịch sử hình thành và phát triển của mình, Bát Tràng đã sản xuất ra nhiều sản phẩm độc đáo từ gốm sứ, như: men ngọc, hoa nâu, men rạn, hoa lam… Các sản phẩm gốm, sứ Bát Tràng đã đạt tới trình độ kĩ thuật chế tác cao, tính nghệ thuật và thẩm mỹ sâu sắc. Đề tài phổ biến trên các sản phẩm là hình rồng, phượng, thơ, câu đối, hoa văn; phản ánh thiên nhiên, đời sống tâm linh, sinh hoạt hàng ngày… qua con mắt và tâm hồn người thợ.
Từ 2002, các nghệ nhân Bát Tràng đã liên kết, cùng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thông qua Hiệp hội Gốm sứ Bát Tràng. Hiện tại xã Bát Tràng gồm 2 làng Bát Tràng và Giang Cao với hơn 1800 nhân khẩu. Nghề gốm của Bát Tràng không chỉ tạo công ăn việc làm trong xã mà tạo công ăn việc làm cho 4000 –
5000 lao động thường xuyên từ nơi khác đến. Sự phát triển của làng nghề Bát Tràng hiện nay đã góp phần khơng nhỏ vào tốc độ tăng trưởng kinh tế, giải quyết lao động, việc làm cũng như nhiều vấn đề xã hội khác cho các địa phương Quá trình xây dựng và phát triển của xã Bát Tràng, đặc biệt là từ khi bước vào thời kì đổi mới (1986) đến nay luôn nhận được sự quan tâm của các cấp chính quyền. Xây dựng thương hiệu “Gốm sứ Bát Tràng” luôn nằm trong tổng thể chiến lược phát triển kinh tế địa phương, liên tục được đầu tư, phát triển. Mơ hình kết hợp sản xuất, trưng bày sản phẩm với phát triển du lịch, xuất khẩu tại chỗ nhằm thương hiệu được áp dụng thành công và phát huy hiệu quả cao. Sản phẩm của làng nghề bắt đầu tham gia các hội chợ, triển lãm quốc tế và bước đầu được đón nhận. Người Bát Tràng cũng chủ động tìm hiểu, nắm bắt thông tin về thị trường, các kiến thức, cộng nghệ sản xuất tiên tiến, cũng như từng bước áp dụng công nghệ thông tin, thương mại điện tử để nâng cao năng lực cạnh tranh.
2.3.2. Những hạn chế còn tồn tại
Cần tổ chức đảm bảo an ninh, an toàn tuyệt đối cho khách và người lao động, thực hành nếp sống văn hóa, văn minh đơ thị.
Giá sản phẩm liên tục tăng do giá gia tăng là một trong những nguyên nhân cơ bản. Việc xây dựng các lò nung bằng ga là một bước tiến quan trọng góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm. Vì gốm, sứ sử dụng lị nung ga cho màu đều, đẹp, bóng và bền hơn, lại không ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên với việc giá ga liên tục tăng, chiếm tới 55% số tiền đầu tư, nhiều hộ đã quay trở về với lò than truyền thống.
Bên cạnh đó đối thủ cạnh tranh của Bát Tràng là gốm sứ Trung Quốc với cách làm công nghiệp (dán đề - can thay vì vẽ tay) đang tràn ngập thị trường quốc tế, trong nước, với ưu thế về mẫu mã, giá rẻ. Một số hộ tham lợi trước mắt thậm chí cịn tiếp tay cho hàng Trung Quốc xuất hiện ngay giữa làng thông qua việc bán hàng tàu dưới mác Bát Tràng.
Người tinh mắt có thể nhận ra sự khác biệt giữa sản phẩm công nghiệp và hàng thủ công. Sản phẩm kém chất lượng của Trung Quốc sau một thời gian sử dụng thường có một lớp cặn đen bên dưới (do sử dụng chì trong quá trình chế tác). Điều này sẽ gây mất niềm tin, ảnh hưởng đến thương hiệu Gốm sứ Bát Tràng. Việc đưa sản phẩm ra giới thiệu trên trường quốc tế cịn nhiều khó khăn do thiếu kinh nghiệm, chủ yếu mang tính cá nhân, tự phát, và nhất là thiếu… tiền. Chi phí cho mỗi lần triển lãm ở nước ngoài khá lớn, thường 300 – 500 triệu/lần. Việc này vượt quá sức của phần đa các doanh nghiệp, hộ kinh doanh Bát Tràng. Trong khi việc tiếp cận được nguồn vốn ngân hàng rất hạn chế. Việc cho vay để tham gia hội chợ, triển lãm ở nước ngồi là rất khó để thuyết phục được các ngân hàng. , bán hàng trực tiếp đã khó, nhưng việc “đánh bắt xa bờ” thơng qua Thương mại Điện tử (TMĐT) cũng khó khăn khơng kém. Các doanh nghiệp gốm sứ Bát Tràng đã sớm nhận ra tầm quan trọng của TMĐT trong kinh doanh, nhưng việc ứng dụng vẫn cịn rất nhiều hạn chế. Nhiều doanh nghiệp có website từ trước năm 2003. Nhưng chỉ một thời gian là ngừng hoạt động do các website này không đem lại hiệu quả. Sự nghèo nàn về thông tin, thiếu cập nhật, quản lý kém, nền tảng công nghệ yếu… khiến cho các website chỉ dừng ở mức cung cấp thông tin, giới thiệu trong khi yếu tố quan trọng nhất là khả năng giao dịch, bán hàng trực tuyến thì khơng có.
Là một sản phẩm thủ công truyền thống, được ghi nhận qua hàng trăm năm sử dụng cả trong và ngồi nước, Bát Tràng có nhiều thế mạnh để xây dựng thành cơng thương hiệu chung của làng nghề. Điều đó cần nhiều ngành, nhiều cấp và người Bát Tràng phải chung tay.
Với sự phát triển của các làng nghề nói chung và làng nghề Bát Tràng nói riêng hiện nay đã góp phần khơng nhỏ vào tốc độ tăng trưởng kinh tế, giải quyết lao động, việc làm cũng như nhiều vấn đề xã hội khác cho các địa phương. Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh gay gắt không chỉ ở trong nước mà cịn tại thị trường nước ngồi, làng nghề cùng với các sản phẩm của mình đang
đứng trước những thách thức để tìm cho mình một chỗ đứng. Hầu hết sản phẩm làng nghề đang gặp phải nhiều khó khăn, có sản phẩm xuất khẩu ra được một số thị trường nước ngồi nhưng cịn rất nhỏ lẻ, phải mang thương hiệu nước ngồi, rất ít sản phẩm có thương hiệu mang tầm quốc gia và quốc tế. Một trong những nguyên nhân chính là vấn đề xây dựng và phát triển thương hiệu chưa được quan tâm.
Tiểu kết chương 2
Trong chương 2 Nhóm tác giả đề tài đã đi sâu mô tả, khảo sát thực trạng hoạt động truyền thông cho phát triển du lịch tại làng gốm Bát Tràng. Theo đó các hoạt động truyền thơng ở đây bao gồm truyền thông trực tiếp, truyền thông qua tổ chức lễ hội, truyền thông qua các phương tiện thơng tin đại chúng như mạng xã hội, truyền hình, …Đây là những phương tiện truyền thông hết sức phổ biến và hiệu quả hiện nay, được nhiều nhóm cơng chúng theo dõi, sử dụng. Nhờ vậy đã thu hút lượng khách đến với Bát Tràng đều tăng qua các năm. Tuy vậy hoạt động truyền thông cho du lịch ở đây cũng bộc lộ một số mặt hạn chế. Đánh giá những điểm tích cực, thành cơng và những điểm hạn chế là cơ sở để Nhóm tác giả đề xuất một số giải pháp tăng cường hiệu quả truyền thông cho du lịch tại làng nghề Bát Tràng trong chương 3.
Chương 3
MỘT SỐ ĐỀ XUẤT ỨNG DỤNG TRUYỀN THÔNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀNG GỐM BÁT TRÀNG
Bát Tràng là một trong những làng nghề truyền thống về gốm sứ ở Việt
Nam , nơi đây không chỉ lưu giữ được những nét văn hóa của một làng nghề
truyền thống mà cịn nổi tiếng về làm gốm sứ hàng đầu ở nước ta. Trải qua bao thăng trầm của đất nước, Bát Tràng ngày nay còn là điểm du lịch thú vị đối với nhiều du khách muốn tìm hiểu và biết về kỹ nghệ làm gốm sứ lâu đời bậc nhất còn truyền được đến ngày nay. Tuy nhiên trong thời đại bùng nổ về mạng internet, sự tác động to lớn của cách mạng to lớn của cách mạng 4.0 đã làm đa dang và phong phú các phương tiện truyền thơng, để có thể nắm bắt và ứng dụng truyền thơng nhằm hình ảnh làng Gốm Bát Tràng, nhóm nghiên cứu đã đề xuất một số ứng dụng cụ thể như sau: