Định dạng công chúng mục tiêu

Một phần của tài liệu CÁC PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG với PHÁT TRIỂN KHU DU LỊCH văn hóa LÀNG gốm bát TRÀNG – hà nội (Trang 42 - 45)

1 .Lí do chọn đề tài

7. Bố cục của đề tài

3.1. Định dạng công chúng mục tiêu

3.1.1. Khách thăm quan, du lịch nội địa

Xây dựng các ứng dụng du lịch thông minh bao gồm tất cả chủ đề liên qaun đến Bát Tràng, bao gồm 23 điểm di tích lịch sử văn hóa, danh sách các nghệ nhân, các dịng sản phẩm gốm…Du lịch thơng minh sẽ giúp du khách nội địa dễ dàng tìm hiểu thơng tin, có sự chuẩn bị trước khi tham quan làng nghề Bát Tràng.

Tuyên truyền, truyền thông rộng rãi về công tác bảo vệ cảnh quan, môi trường; tổ chức lại giao thông nội vùng; tăng cường kết nối giao thông, du lịch với các địa phương lân cận cũng như cần chủ động liên kết với các đơn vị kinh doanh du lịch có phương án đưa, đón khách nội địa đến Bát Tràng thăm quan, mua sắm…

Ảnh du khách Việt Nam đang say mê chọn lựa đồ gốm. (Ảnh: Trung Hiếu)

3.1.2. Khách tham quan, du lịch nước ngoài

Phát triển các trang web du lịch quốc tế về hình ảnh Bát Tràng, phối hợp với các cơng ty cơng nghệ triển khia du lịch 4.0, số hóa tồn bộ dữ liệu về điểm di tích, tour du lịch, điểm mua sắm đạt chuẩn, giới thiệu làng nghề bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau.

Bồi dưỡng kiến thức về hoạt động du lịch cộng đồng để thuyết minh, hướng dẫn khách du lịch quôc tế, phát triển cổng thông tin điện tử và ứng dụng riêng về du lịch Bát Tràng, ra mắt các doanh nghiệp du lịch lũ hành địa phương chuyên đón du khách quốc tế.

Thực hiện chiến lược marketing và xúc tiến du lịch để khuyến khích sự cộng tác giữa các chủ thể du lịch. Thực hiện đồng bộ các chính sách thị trường, hỗ trợ làng nghề phát triển ổn định, thị trường du lịch và tăng cường khả năng để du khách quốc tế tiếp cận thông tin về làng nghề.

Xây dựng trang Web, đĩa CD giới thiệu chung về làng nghề và du lịch làng nghề Việt Nam đến du khách quốc tế. Tích cực tham gia các hội chợ thương mại, du lịch quốc tế, các chương trình du lịch tại nước ngoài để giới

thiệu tiềm năng du lịch làng nghề Bát Tràng, mở rộng thị trường và tổ chức liên hoan du lịch làng nghề.

Thiết lập thương hiệu và lôgô cho sản phẩm làng nghề, qui định những tiêu chuẩn cho sản phẩm của làng nghề. Xây dựng phịng đón tiếp khách quốc tế, trưng bày giới thiệu sản phẩm để du khách quốc tế thưởng lãm. Tổ chức hướng dẫn tại điểm làng nghề, có thể tổ chức cho du khách quốc tế thử nghiệm tham gia vào quá trình tạo ra sản phẩm tạo sự thích thú và hấp dẫn đối với khách, đồng thời phải đảm bảo vệ sinh môi trường của làng nghề, phát triển các dịch vụ bổ sung phục vụ nhiều đối tượng của khách du lịch.

Liên kết với các đại lý du lịch, công ty lữ hành để phối hợp tiến hành khảo sát và sử dụng tour du lịch, tạo sự nhận thức về tiềm năng du lịch của làng nghề. Phối hợp với các khách sạn trong khu vực để bán hàng lưu niệm, giới thiệu sản phẩm làng nghề, có chính sách khuyến khích việc sử dụng các phương pháp thủ cơng đối với các công ty, đại lý lữ hành, khách sạn trong và ngoài nước như bán các sản phẩm làng nghề của mình cho họ với mức giá ưu đãi hay tặng quà kỷ niệm.

Ảnh du khách nước ngồi đang chế tác sản phẩm thủ cơng(st)

Một phần của tài liệu CÁC PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG với PHÁT TRIỂN KHU DU LỊCH văn hóa LÀNG gốm bát TRÀNG – hà nội (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(57 trang)
w