Báo mạng trong việc truyền thông các loại hình nghệ thuật truyền

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động truyền thông bằng báo mạng đối với các loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống (Trang 26)

7. Bố cục đề tài

1.3. Báo mạng trong việc truyền thông các loại hình nghệ thuật truyền

truyền thống

1.3.1. Vai trò của báo mạng trong việc truyền thơng các loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống

Thơng tin là nhu cầu của sự tồn tại và phát triển của con người và xã hội. Xã hội văn minh và dân chủ không thể thiếu thông tin. Khả năng đáp ứng nhu cầu thông tin là chỉ bảo quan trọng của sự phát triển. Thơng tin góp phần quan trọng thúc đẩy xã hội phát triển. Xã hội phát triển thế nào sự thuộc rất lớn vào cách chúng ta thông tin cho công chúng xã hội.

Thông tin thường xuyên, liên tục, công khai và đúng đắn sẽ trở thành nguồn lực thúc đẩy sự phát triển tiến bộ và ngược lại, thông tin thiếu minh bạch, sai lệch, thiếu chính xác, thiếu khách quan và không công bằng sẽ cản trở sự phát triển của xã hội. Do vậy, nếu làm tốt việc cung cấp thơng tin cho báo chí và tạo điều kiện cho báo chí thơng tin cho cơng chúng một cách cơng khai, minh bạch và đúng đắn, chính là đã làm cho báo chí phát triển đúng hướng, lành mạnh, và xã hội ngày càng văn minh.

Q trình báo chí phản ánh và truyền dẫn dư luận xã hội một cách hiệu quả, có thể coi q trình kích thích năng lực sáng tạo, tạo ra nguồn lực và định hướng tổ chức nguồn lực tin thần và vật chất phục vụ sự phát triển bền vững của cộng đồng xã hội.

Việc sở hữu nhiều yêu điểm nổi bật trong thời đại thơng tin 4.0, báo chí nói chung, báo mạng nói riêng, với những chức năng xã hội cơ bản của mình đã khiến nó đóng góp một vai trị rất quan trọng trong việc truyền thông và phát 21

huy giữ gìn những giá trị văn hóa truyền thống được truyền từ đời này sang đời khác của dân tộc Việt Nam, cụ thể ở đây là các loại nghệ thuật biểu diễn truyền thống.

Đầu tiên với chức năng thông tin – giao tiếp, có thể nói rằng, thơng tin – giao tiếp là chức năng khởi nguồn, chức năng cơ bản nhất của truyền thông. Truyền thông ra đời và phát triển, trước hết là nhằm thỏa mãn ngày càng cao nhu cầu thông tin của con người và xã hội. Thông tin khơng chỉ trở thành sức mạnh chính trị trong cuộc đấu tranh chính trị - tư tưởng mà cịn góp phần hình thành diện mạo văn hóa quốc gia cũng như nhân cách mỗi con người.

Mà việc đưa những thơng tin hữu ích một cách nhanh chóng, khách quan, chuẩn xác đến cơng chúng chính là bước mở đầu đầy quan trọng trong việc giữ gìn và phát huy các loại hình nghệ thuật biểu diễn.

Tại bối cảnh hội nhập và giao lưu văn hóa diễn ra mạnh mẽ, việc phát triển sức mạnh mềm được nhà nước hết sức quan tâm, chú trọng. Bởi vậy, truyền thông nên không ngừng phát huy những thế mạnh vốn có của mình, giữ gìn và những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, khẳng định sự hịa nhập chứ khơng hịa tan của Việt Nam trên trường quốc tế.

Tiếp đến, hiện nay Báo chí cịn đóng vai trị như một người “thầy”, thực hiện chức năng cung cấp kiến thức, chia sẻ kỹ năng và kinh nghiệm, mở mang hiểu biết, thuyết phục tư tưởng, cổ vũ hành động.

Không dừng lại ở việc chỉ đưa thông tin, như “Chiều 27/9, tại làng Diềm,

xã Hòa Long, thành phố Bắc Ninh, Nhà hát Dân ca Quan họ Bắc Ninh tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm thành lập và đón nhận Cờ thi đua của UBND tỉnh” 9

Mà ở rất nhiều các trang báo mạng, cịn dành riêng một chun mục như “Văn hóa” hay “Giải trí”… để đăng tải các bài viết về chuyên mục nghệt thuật biểu diễn, trong đó bao gồm cả thơng tin của nghệ thuật truyền thống cũng như hiện đại. Cung cấp những tri thức mới mẻ, phong phú, liên tục cập nhập chia sẻ về văn nghệ sĩ, về các sản phẩm nghệ thuật, về các vùng miền nơi lưu giữ nguồn

9Cổng Thông tin điện tử tỉnh Bắc Ninh (2019), Kỷ niệm 50 năm thành lập Nhà hát Dân ca Quan họ

Bắc Ninh.

22

gốc của các loại hình nghệ thuật biểu diễn. Tuy khơng thể trang bị một hệ thống kiến thức lịch sử - văn hóa như ở trường học, nhưng báo chí lại có khả năng thẩm định và cổ vũ cho những giá trị nghệ thuật.

Trong mối quan hệ với nghệ thuật, báo chí chịu sự ảnh hưởng sâu sắc từ trong bản chất của hệ thống, và cũng là phương tiện hữu hiệu có vai trị quan trọng góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa Việt Nam. Từ đó báo chí định hướng sự đánh giá với các loại hình nghệ thuật biểu diễn và bồi dưỡng con mắt thẩm mĩ của độc giả.

Có thể nói, sự phát triển như vũ bão của báo mạng điện tử trong những năm gần đây chính là yếu tố quyết định vai trị quan trọng của nó trong việc giữ gìn và phát huy tối đa những giá trị văn hóa truyền thống. Nếu những giá trị văn hóa truyền thống khơng được biết đến mạnh mẽ, xứng đáng với sự cuốn hút vốn có của nó thì chỉ có thể truyền thơng đã và đang chưa đủ quan tâm đối với những loại hình nghệ thuật đặc sắc này!

1.3.2. Nội dung truyền thơng các loại hình nghệ thuật biểu diễn truyềnthống trên báo mạng thống trên báo mạng

Nội dung truyền thông xoay quanh các mảng sau:

Đầu tiên là những nội dung, thông tin, kiến thức cơ bản như khái niệm, lịch sử hình thành, quá trình tồn tại và phát triển của các loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống.

Báo mạng góp phần quảng bá các sản phẩm nghệ thuật của các loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống, đem các tác phẩm đến gần hơn với khán giả, từ đó khán giả có thêm thơng tin kiến thức, thơng tin giải trí, nghệ sĩ được đón nhận và ghi nhận những thành tích của mình. Có thể nói báo mạng điện tủ là một trong những công cụ hỗ trợ hữu hiệu trong việc truyền bá các tác phẩm nghệ thuật.

Báo mạng đồng thời quảng bá, giới thiệu những giá trị văn hóa tốt đẹp, những loại hình nghệ thuật biểu diễn độc nhất vơ nhị chỉ có ở Việt Nam đến bạn bè quốc tế, cũng như đưa những loại hình nghệ thuật biểu diễn ở quốc tế về Việt Nam, tạo nên cầu nối giao lưu văn hóa giữa các quốc gia.

Khơng bó hẹp nội dung trong các thơng tin chính, báo mạng cịn đăng tải cả những thông tin bên lề như: các buổi tọa đàm về buổi diễn, loại hình biểu diễn; giới thiệu các tác giả, nghệ sĩ nổi tiếng, thông tin hậu trường, các buổi trao giải,...

Báo mạng cịn đóng vai trị là một nhà phê bình, đưa ra những bình luận, đánh giá các tác phẩm, các buổi biểu diễn nghệ thuật truyền thống,… dưới tư cách là những người có kiến thức chun mơn. Từ đó cơng chúng có thêm những cái nhìn đa chiều, có thêm kiến thức về các loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống, nâng cao thị hiếu thưởng thức nghệ thuật.

Yêu cầu về chất lượng nội dung.

Trong luận án thạc sĩ của tác giả Lê Thị Thúy Hà có đề cập đến một vài yê cầu như sau:

Để đáp ứng tất cả các đối tượng tiếp nhận thông tin truyền thống với sự đa dạng về độ tuổi, giới tính, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, sở thích, ... báo mạng phải có nội dung truyền thơng hấp dẫn và phù hợp.

Chắc chắn sẽ có rào cản nếu như thơng điệp truyền tải khơng rõ ràng, có nhiều chi tiết phức tạp, thậm chí là thơng điệp truyền tải khơng phù hợp với đối tượng tiếp nhận thơng tin. Vì vậy thơng điệp truyền thơng về các loại hình biểu diễn phải: rõ ràng, chính xác, thơng điệp phù hợp, đúng đối tượng (giới tính, độ tuổi, sở thích,... ), có tính chọn lọc,...

Bên cạnh đó, nó cịn phải có tính cập nhật cao, luôn theo sát các sự kiện mới để cập nhật tốt nhất. Đạt được điều đó, truyền thơng của báo mạng chắc chắn sẽ đạt được sự tin tưởng từ người xem. Nội dung truyền thơng cũng phải có tính chọn lọc và sáng tạo. Việc tuyên truyền cái mới, cái hay, cái đẹp tới cơng chúng địi hỏi sự nhanh nhạy và tỷ mỉ của người làm báo. Khơng phải cái gì cũng có thể cho lên trên báo. Chỉ những nội dung truyền thơng có tính thẩm mĩ, giáo dục. Ngay cả lời bình luận cũng phải chọn lọc, có tính thuyết phục cao và tn theo chuẩn mực của ngơn ngữ.

Tiếp theo, trong tình trạng loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống đang bị lu mờ thì việc dành thời lượng truyền thơng cho loại hình này là điều

đáng quan tâm. Báo mạng khơng chỉ “câu khách” với những trang tin về ca sĩ, nhóm hát,... mà cịn phải dành thêm “đất” tun truyền về văn hóa truyền thống. Điều căn bản là giới thiệu sao cho hấp dẫn để cơng chúng ham thích. Đồng thời, kho tư liệu về loại hình biểu diễn truyền thống cũng phải phong phú. Nội dung truyền thông của báo mạng về các loại hình nghệ thuật biểu diễn nên xoay quanh việc làm cơng chúng tiếp cận và u thích các thể loại nghệ thuật truyền thống này.[12, Tr28]

Tiểu kết chƣơng I

Chương 1 của đề tài đã làm rõ cơ sở lý luận bao gồm những khái niệm về truyền thông, khái niệm về báo mạng, khái niệm về nghệ thuật và nghệ thuật biểu diễn truyền thống. Ở chương 1 cũng đã giới thiệu qua về lịch sử hình thành của một số các loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống nổi bật ở nước ta.

Nêu lên một số ưu điểm của báo mạng, như khả năng truyền tải thơng tin nhanh chóng, q trình sản xuất thơng tin nhanh gọn, tiết kiệm chi phí cho cả người sản xuất lẫn cơng chúng đón nhận thơng tin, khả năng tìm kiếm chỉ bằng một cú click, khả năng lưu trữ thông tin hay cả khả năng đưa ra sự tương tác nhanh chóng giữa độc giả và nguồn cung cấp thơng tin… Bên cạnh đó nên lên những nhược điểm cịn tồn tại của báo mạng.

Qua đó sẽ thấy được khả năng truyền thơng các loại hình nghệ thuật truyền thống của báo mạng. Trong một phạm vi nhất định, tác giả xin đưa ra một vài đánh giá chung về hiệu quả truyền thông trên ba trang báo mạng điện tử lớn và có uy tín hiện nay là Dantri.com.vn, VnExpress.net, Vietnamnet.vn trong năm 2020 sẽ được làm rõ trong chương 2. Để thấy rằng, báo mạng đã thật sự truyền thơng có hiệu quả các loại hình nghệ thuật truyền thống đúng với những điểm mạnh vốn có của mình hay chưa.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG BẰNG BÁO MẠNG ĐỐI VỚI CÁC LOẠI HÌNH NGHỆ THUẬT BIỂU DIỄN

TRUYỀN THỐNG 2.1. Giới thiệu về 3 trang báo mạng

2.1.1. Báo Dân trí

Ngày ra đời: Báo mạng điện tử dân trí ra đời với tên miền Dantri.com vào tháng 4 năm 2005 [ PL - ảnh 7].

Trực thuộc: Bộ Lao đông - Thương binh và Xã hội (Từ 14/7/2020).

Địa chỉ: Tòa soạn nằm ở địa chỉ: số 2 (Nhà 48) Phố Giảng Võ, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội. Với những chuyên mục thiết thực và bổ ích, thông tin được cập nhập hàng ngày hàng giờ.

Dân trí dù là phiên bản điện tử của một tờ báo in nhưng là một trong số rất ít báo mạng điện tử ở Việt Nam có khả năng tồn tại độc lập. Dù “sinh sau đẻ muộn" hơn so với Vietnamnet, Vnexpress và nhiều tờ báo mạng điện tử khác nhưng chỉ sau 5 tháng ra mắt, Dân trí đã lọt vào top 3 tờ báo mạng điện tử hàng đầu Việt Nam theo kết quả từ trang web Alexa.com.

Cũng theo đánh giá của trang web này, hiện nay Dân trí là một trong 2 tờ báo có lượng người đọc đơng nhất, mỗi ngày có bình qn trên 10 triệu lượt người truy cập vào báo Dân trí tiếng Việt và tiếng Anh, trong đó 20% người truy cập từ nước ngoài, tờ báo này xếp thứ 9 trong top 10 từ khóa có tốc độ “tăng trưởng tìm kiếm nhanh nhất tồn cầu”. Đây cũng là từ khóa mang tên Việt Nam duy nhất trong bảng xếp hạng.10

Các tin, bài trên Dân trí đều được cập nhật hàng ngày, hàng giờ và liên tục nhận được phản hồi từ phía bạn đọc về các vấn đề kinh tế, chính trị, thể thao, văn hóa... Ngồi ra, mỗi ngày, Dân trí đều nhận được hàng trăm phản hồi từ phía độc giả gửi về mục “Gửi bình luận của bạn” nằm dưới mỗi bài viết. Đặc biệt là

10 https://www.alexa.com/siteinfo/dantri.com.vn

27

các chuyên mục như Blog, Bạn đọc, Diễn đàn, Tư vấn sức khỏe... thường xuyên nhận được sự quan tâm của công chúng.

Theo số liệu báo Dân trí thống kê được vào năm 2014 đã có trên 40 triệu bạn đọc từ hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới thường xuyên truy cập vào www.dantri.com.vn.

Vào tháng 5 năm 2014, số lượt đọc Dân trí trong tuần cán mốc 220 triệu lượt/tuần, tương đương với hơn 900 triệu lượt/tháng và trên dưới 30 triệu lượt/ngày. Riêng đối với phiên bản mobile (phiên bản trên thiết bị di động) của Dân trí, vị trí số 1 tại Việt Nam ln được giữ vững với khoảng 55 triệu lượt đọc/tuần.11

Gần đây nhất, báo Dân Trí đón nhận những đánh giá vơ cùng khả quan từ các ban lãnh đạo – những “độc giả đặc biệt”, một trong số đó:

Ơng Nguyễn Văn Cẩn - Tổng cục trưởng Tổng Cục Hải quan: Báo Dân trí

sẽ tiếp tục tạo thêm dấu ấn!

“Nhân kỷ niệm 15 năm thành lập Báo mạng Dân Trí (15/7/2005- 15/7/2020), thay mặt Tổng cục Hải quan, tôi xin gửi lời chúc đến tập thể lãnh đạo, phóng viên, biên tập viên, nhân viên, người lao động báo lời chúc mừng tốt đẹp nhất

Trong 15 năm xây dựng và trưởng thành, báo mạng Dân trí ln khẳng định được vị thế và sức ảnh hưởng to lớn của mình trong cơng tác truyền tải thơng tin đến cơng chúng với lượng bạn đọc lớn và trở thành báo mạng có uy tín hàng đầu.

Trong sự phát triển chung của kinh tế nước nhà, cùng với sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Đảng, Nhà nước, Chính phủ cùng sự đồn kết, nhất trí cao của tồn ngành Hải quan, cịn có những đóng góp to lớn của các cơ quan thơng tin đại chúng trong việc tun truyền chính sách, quyết sách và chỉ đạo kịp thời nhằm tạo đồng thuận xã hội của báo mạng Dân trí.

Hàng ngày, với các hoạt động của ngành tài chính nói chung và ngành Hải quan nói riêng, báo mạng Dân trí đã đăng tải, phản ánh, đưa tin ở mọi khía cạnh, 11Báo Dân trí, Báo mạng Dân trí - Người bạn gần gũi của hàng triệu độc giả

28

mọi vấn đề, phản ánh những thơng tin đa chiều, nóng hổi của kinh tế xã hội đất nước. Đối với hoạt động xã hội, Báo mạng Dân trí đã có dấu ấn xã hội rộng rãi ở Quỹ Nhân ái, với tiêu chí giúp đỡ, san sẻ và hỗ trợ người thiệt thòi trong xã hội, xây dựng những cây cầu, những trường học tại vùng sâu, vùng xa…

Tôi tin tưởng rằng, trong chặng đường sắp tới, với tinh thần trách nhiệm, nhiệt huyết, năng động, sáng tạo, chuyên nghiệp của đội ngũ lãnh đạo, cán bộ, phóng viên, biên tập viên, người lao động, báo Dân trí sẽ ngày càng đổi mới, phát triển, góp phần vào sự nghiệp đổi mới đất nước.

Chúc các đồng chí, gia đình mạnh khỏe, hạnh phúc và thành công!”12 Theo khảo sát của ThS. Trần Thị Như Quỳnh, thơng tin văn hóa – nghệ

thuật được tổ chức trong chun mục Văn hóa và Giải trí (thơng tin về thời trang, giải trí, giới showbiz, ngơi sao). Cả hai mảng Văn hóa và Giải trí này đều được chia thành nhiều phụ mục nhỏ như mảng văn hóa chia thành: Đời sống – Văn hóa, Sân khấu – Dân gian, Du lịch khám phá, Văn học, Điện ảnh, Âm nhạc. Mảng giải trí có các phụ mục như: Sao Việt, Châu Á, Thời trang, Xem – Ăn Chơi.

Đến nay giao diện này đã có chút thay đổi về tên gọi của một số phụ lục,

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động truyền thông bằng báo mạng đối với các loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(83 trang)
w