Khai thác tiềm năng văn hóa phát triển du lịch tại huyện Trùng

Một phần của tài liệu BẢO tồn và PHÁT TRIỂN văn hóa ẩm THỰC của NGƯỜI tày tại HUYỆN TRÙNG KHÁNH, TỈNH CAO BẰNG (Trang 55 - 57)

6. Kết cấu đề tài

3.1. Bảo tồn và phát huy văn hóa ẩm thực của người Tày huyện Trùng

3.1.2. Khai thác tiềm năng văn hóa phát triển du lịch tại huyện Trùng

ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ PHÁT TRIỂN DU LỊCH – GIẢI PHÁP PHÁT

TRIỂN

3.1. Bảo tồn và phát triển văn hóa ẩm thực của người Tày huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng

3.1.1. Định hướng và quy hoạch đầu tư phát triển du lịch của tỉnh Cao Bằng Bằng

Triển khai đề án phát triển du lịch tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn đến năm 2035, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch định hướng xây dựng 9 sản phẩm du lịch bền vững, khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế du lịch của tỉnh. 9 sản phẩm du lịch bền vững gồm: du lịch nông nghiệp; du lịch sinh thái; du lịch thiên nhiên; du lịch mạo hiểm; du lịch thể thao dưới nước và leo núi; du lịch văn hóa; du lịch lịch sử; du lịch ẩm thực; du lịch giải trí, nghỉ dưỡng.

Định hướng phát triển các sản phẩm du lịch bền vững, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Ban Quản lý Công viên địa chất Non nước Cao Bằng, các cấp, ngành, địa phương rà soát, thống kê tiềm năng, thế mạnh, lợi thế từng vùng để định hướng đầu tư phát triển các sản phẩm du lịch phù hợp, tạo sự hấp dẫn, mang đậm bản sắc riêng thu hút khách du lịch; xây dựng thương hiệu du lịch Cao Bằng, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế trọng điểm của tỉnh.

3.1.2. Khai thác tiềm năng văn hóa phát triển du lịch tại huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng Khánh, tỉnh Cao Bằng

Huyện Trùng Khánh nằm ở phía Đơng, cách trung tâm thành phố Cao Bằng khoảng 60 km. Nơi đây có thiên nhiên hùng vỹ cũng là nơi tọa lạc của thác Bản Giốc - thác nước đẹp nhất Đông Nam Á.

56

Thác Bản Giốc nằm trên con sông Quây Sơn, bắt nguồn từ các khe suối tại huyện Tĩnh Tây, thành phố Bách Sắc, tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc). Sơng chảy về phía Nam, đến xã Ngọc Cơn, huyện Trùng Khánh thì vào địa phận Việt Nam. Sơng tiếp tục chảy theo hướng Đơng Nam qua xã Đình Phong rồi đến xã Đàm Thủy (Trùng Khánh) thì bất ngờ đổ xuống độ cao hơn 30 m, tạo thành dòng thác kỳ vỹ. Trên đường chảy vào Việt Nam, Quây Sơn xuyên qua những dãy núi đá vôi và cánh đồng lúa, làng mạc tạo nên phong cảnh đẹp như một bức tranh thủy mặc.

Ngoài thác Bản Giốc, cũng trong lòng núi đá vơi xóm Bản Gun, xã Đàm Thủy, động Ngườm Ngao được hình thành bởi sự phong hóa lâu đời của địa hình các-tơ. Bước vào cửa động, từ trên vòm đá cao, rủ xuống những dải thạch nhũ kỳ diệu, lấp lánh cùng các “tượng đá” nhiều hình dáng quyễn rũ như bơng sen ngược, cây bạc, cây vàng, ruộng bậc thang, đàn đá... Sừng sững bên sườn núi, đối diện với thác Bản Giốc là Chùa Phật tích Trúc Lâm như cột mốc tâm linh vững chãi, khẳng định chủ quyền muôn đời của non sơng đất Việt.

Trùng Khánh cịn rất nhiều cảnh đẹp khác như: Hồ Bản Viết, đền thờ An Biên tướng qn Hồng Lục, Khu bảo tồn vượn Cao Vít (xã Ngọc Khê), thác Thoong Cót, thác Thoong Tắc (sơng Bắc Vọng) ở xã Thân Giáp.

Trùng Khánh cũng là vùng đất cổ xưa với những địa danh đã đi vào thơ ca, lịch sử như thị trấn Cô Sầu (nay là thị trấn Trùng Khánh), chợ Bản Rạ, chợ Thông Huề… Đây là địa bàn sinh sống chủ yếu của người Tày, có những nét giao thoa với văn hóa của người Hoa từ Trung Quốc.

Nơi đây ghi dấu được nhiều nét văn hóa mang đặc trưng với những ngôi nhà sàn cổ được xây bằng đá xanh, lợp ngói âm dương ít nơi nào có được. Khí hậu ở Trùng Khánh khá lạnh về mùa đông nhưng rất mát về mùa hè. Vùng đất này rất phù hợp với trồng lúa nếp và nổi tiếng với giống lúa nếp bản địa Pì Pất (có nghĩa là mỡ vịt).

57

Tại Đại hội Đại hội đại biểu lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2020 – 2025 của tỉnh Cao Bằng vừa qua, ơng Lại Xn Mơn, Bí thư Tỉnh ủy cũng đã có chỉ đạo về mục tiêu sắp tới là chú trọng xây dựng thành phố Cao Bằng trở thành điểm du lịch, hiện đại, văn minh, là trung tâm liên kết hội nhập với các vùng trong tỉnh. Ơng Phạm Văn Cao, Bí thư Huyện ủy Trùng Khánh cũng cho biết: Trùng Khánh có tiềm năng, lợi thế lớn về du lịch. Tuy nhiên, trước đây do chưa có điều kiện phát triển nên việc khai thác tiềm năng của địa phương rất hạn chế.

Sau khi, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch xây dựng khu du lịch thác Bản Giốc, trong đó xác định tương lai, nơi này sẽ trở thành trung tâm du lịch cấp quốc gia. Hy vọng rằng, du lịch huyện sẽ có những bước phát triển vượt bậc tương xứng với tiềm năng của mình.

Hiện nay, nhiều nhà đầu tư du lịch quốc tế đã tỏ ý quan tâm và nghiên cứu phương án đầu tư tại Trùng Khánh và cũng đang xây dựng nhiều chương trình, kế hoạch đầu tư hạ tầng, tạo các sản phẩm du lịch nhằm sớm đưa huyện phát triển. Nơi đây đã và đang hứa hẹn sẽ có số lượng du khách trong và ngoài nước đến tham quan, nghỉ dưỡng ngày càng nhiều, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện, tỉnh và khu vực.

Một phần của tài liệu BẢO tồn và PHÁT TRIỂN văn hóa ẩm THỰC của NGƯỜI tày tại HUYỆN TRÙNG KHÁNH, TỈNH CAO BẰNG (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)