Trong cách thức kinh doanh

Một phần của tài liệu Giá trị văn hoá phở cồ ( nghiên cứu trường hợp tại xã đồng sơn huyện nam trực tỉnh nam định ) (Trang 37 - 41)

7. Bố cục của đề tài

2.2. Các giá trị văn hóa củaphở Cồ xãĐồng Sơn – huyện Nam Trực –tỉnh

2.2.4. Trong cách thức kinh doanh

Trong bối cảnh cơng nghệ 4.0 như hiện nay thì mọi loại mặt hàng, hàng hóa đều phải có những bí quyết riêng để phát triển kèm với theo những yếu tố xưa cũ làm nền tảng vững chắc tạo ra các giá trị mới trong cách thức kinh doanh sáng tạo. Đối với phở Cồ cũng vậy qua khảo sát rất nhiều chủ tiệp, khách du lịch, người dân tại chính xã Đồng Sơn đạt được những con số rất ấn tượng như: 80% các cửa hàng đều áp dụng các công nghệ khoa học tiên tiến

vào kinh doanh, 77% số lượt khách đến thưởng thức là nhờ vào marketing quảng cáo. Điều đó thể hiện trong bất cứ cơng việc gì để đạt được những giá trị tốt nhất, hiệu quả nhất thì yếu tố con người ln là yếu tố quyết định cho sự thành bại và phở Cồ đã thể hiện giá trị cách thức kinh doanh sáng tạo qua các điểm nổi bật:

Thứ nhất, phở Cồ đã và đang hiểu rõ được thị trường và các đối thủ cạnh tranh (đối tượng là các chủ tiệm phở Cồ). Hiện nay có rất nhiều thương

hiệu phở khác nhau mở ra để cạnh tranh với phở Cồ nhưng điểm đặc biệt nhất đó chính là giá trị truyền thống vốn có nằm trong phở Cồ là điều kiên quyết để các đối thủ cạnh tranh như phở cụ Tặng (43 – Hàng Đồng – tp. Nam Định), chi nhánh phở Lý Quốc Sư và trên 40% các thương hiệu khác cũng phải rè trừng với anh cả phở Cồ. Mà điểm nổi bật là giá trị về bí quyết, cách thức nấu của phở Cồ. Trong cơng thức nấu thì những nguyên liệu chủ yếu như: Xương và thịt bò, nước nắm, các gia vị tươi từ rau củ mà thương hiệu phở nào cũng phải dùng nhưng ở phở Cồ theo tôi được quan sát và phỏng vấn thì hai nguyên liệu khơng thể thiếu trong bí quyết nấu của phở Cồ đó chính là sá sùng và một đặc chế trộn từ đường phèn và một số loại thảo mộc trong các vị thuốc của dân gian Việt Nam.

Phỏng vấn A Daniel một giáo viên dạy tiếng anh tại Trung tâm văn hóa thể thao thanh thiếu niên tỉnh Nam Định, đã ở Nam Định được 7 năm và ăn rất nhiều các quán phở, thương hiệu phở khác nhau thì được hỏi Anh Daniel điểm gì và sức thu hút gì khiến anh nhớ đến phở Cồ Anh cho biết: “The point

that I remember Pho Co is that the taste of Pho Co is very different from the water dishes he has ever eaten, the bold taste of the broth, the softness of the noodles and the one thing I really like about Pho Co. Is to eat without getting bored, this makes me very fond of this dish. And I will definitely be a loyal customer – tạm dịch: Điểm khiến tôi nhớ ở Phở Cồ là hương vị của Phở Cồ rất khác so với những món nước mà tôi đã từng ăn, vị đậm đà của nước dùng, độ mềm của sợi mì và một điều tơi rất thích ở Phở Cồ là ăn hồi mà khơng

khách hàng thân thiết”. Như vậy chúng ta có thể thấy được bí quyết, cách

thức nấu và nguyên liệu để tạo ra phở Cồ rất công phu và phức tạp. Các nguyên liệu để tạo ra giá trị của phở Cồ là một sự lựa chọn rất khéo léo, tỉ mỉ của dân gian để lại, rất có lợi cho sức khỏe với sự kết hợp hài hòa cùng với các yếu tố của văn hóa – xã hội đã tạo ra giá trị văn hóa thì chính bí quyết, cách thức đã là điều tất yếu để tạo ra cái giá trị văn hóa của phở Cồ.

Thứ hai tiêu chuẩn và chất lượng tạo nên giá trị trong kinh doanh sáng tạo của phở Cồ. Nghiên cứu khảo sát giá trị văn hóa cịn được thể hiện ở các

khía cạnh khác nhau trong tiêu chuẩn và chất lượng của phở Cồ, tôi đã tiến hành khảo sát thu thập trên 80 người thuộc ba nhóm đối tượng là: Những người đã đi làm (1), những người chưa đi làm (2) và nhóm nghiên cứu chuyên sâu của các giảng viên, sinh viên đại học trong lĩnh vực về văn hóa (3). Các số liệu, số phần trăm thể hiện rất rõ mức độ hài lòng, biểu hiện của việc thừa nhận các giá trị của phở Cồ.

Trong phiếu khảo sát: Nhóm Đối tượng (1), (2) nữ chiếm 65%, nam chiếm 35% lượng khách hàng tham gia vào đánh giá trong số đó các nhận định đều đạt đến 90% cho rằng phở Cồ đang đạt chuẩn về cả hai tiêu chí tiêu chuẩn và chất lượng, cịn đối với nhóm số (3) chỉ đạt 69% lý do tại đâu: thứ nhất nhóm (1), (2) chủ yếu có thiên hướng là người lao động chân tay nên việc thẩm định chất lượng và tiêu chuẩn của phở Cồ nó đạt ở mức ăn ngon, ăn no và giá cả hợp lý, thứ hai phở Cồ một món ăn mang đủ các yếu tố về dinh dưỡng vì thế mà phở là sự lựa chọn phù hợp so với các món ăn nhanh khác ở ngồi thị trường, thứ ba người dân Nam Định chuộng và u thích món ăn này nên không mấy ngạc nhiên khi đạt con số hơn 90%, tần suất lấy trong một tuần của nhóm (1), (2) về mức độ dùng món ăn này đạt đến hơn 65% là rất thường xuyên, 25% là thường xuyên, 10% còn lại là thỉnh thoảng. Những số liệu trên dựa vào trên q trình tìm hiểu cũng như chính nơi tơi đang sinh sống và hiểu được tâm lý kinh doanh của chủ tiệm cùng như tâm lý của khách

hàng để tơi có thể khẳng định qua những con số vơ cùng sát với thực tế. Cịn đối với nhóm thứ (3) chỉ đạt 69% là do: Các giảng viên, sinh viên chuyên ngành họ có cái nhìn chặt hơn về các khía cạnh của giá trị, và cảm giác khá nhạy về văn hóa cho nên đó là điều dễ hiểu khi khảo sát nhóm đối tượng này.

Tiếp đến bên cạnh việc thể hiện sự hài lòng và biểu hiện của khách hàng thì điểm mới trong kinh doanh sáng tạo để tạo ra giá trị cho phở Cồ đó chính là linh hoạt trong giá cả, thu hút trong cách thức giới thiệu và gìn giữ được bản sắc riêng của phở Cồ trong niên đại cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Thứ nhất về giá cả nó khơng là yếu tố quyết định tạo nên giá trị nhưng tại sao lại nói là linh hoạt trong giá cả là vì trong hai năm đổ lại đây (năm 2020 và năm 202) chúng ta bị chịu ảnh hưởng rất lớn từ đại dịch covid – 19 và xã Đồng Sơn cũng khơng ngoại lệ. Theo khảo sát có 91% (khoảng 11 hộ kinh doanh phở Cồ) phải tăng hạ liên tục giá cả vì những nguyên vật liệu lúc thừa lúc thiếu và thậm chí cịn khan hiếm vì do dịch nơng dân khơng thể làm việc được một cách bình thường để cung cấp các nguồn nguyên liệu cho các quán, 9% ( 3 hộ kinh doanh) không trụ nổi do dịch covid – 19. Thứ hai sức hút trong cách giới thiệu và gìn giữ bản sắc riêng của phở Cồ, phở Cồ gắn liền với vị trí địa lý rất đắc địa, gần chùa Đại Bi và các di tích lịch sử khác, có Chợ Viềng vào đầu năm hàng năm. Lượng khách tham quan, chiêm bái rất lớn ở khu vực này chính vì thế mà phở Cồ đã vơ hình chung được lồng ghép vào với các giá trị truyền thống này. Khảo sát cho thấy vào dịp đầu năm cứ 10 người thì hết 8 người chọn các quán phở Cồ là điểm thưởng thức món ăn thương hiệu của nơi đây, nó tạo ra một hiệu ứng về quảng bá giới thiệu vô cùng tốt về giá trị của món phở Cồ cổ được nằm trên chính nơi nó được bắt nguồn. Điều đó thể hiện độ uy tín trong chất lượng, tiêu chuẩn để tạo ra giá trị kinh doanh trong thời buổi cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa đúng chất với câu tục ngữ “ Con người ăn ở có đức thì mặc sức mà ăn”.

Thứ ba, kiểm soát được tất cả các yếu tố ngoại lai. Yếu tố ngoại lai ở đây ý muốn nói đến các phương thức áp dụng mới như khoa học công nghệ,

xây dựng mơ hình mang lại giá trị kinh doanh cao, kiểm soát và tìm được hướng mới trong kinh doanh nhưng khơng bị mất đi tính giá trị vốn có của phở Cồ (các chương trình ưu đãi, truyền thơng, tiếp thị sáng tạo,….). Theo thu thập số liệu và đồng thời tiếp tục trao đổi với Anh C.V.V về cách áp dụng các khoa học công nghệ vào kinh doanh phở Cồ thì anh cho hay: “Hiện nay hầu

như tất cả các quán phở đã chuyển sang các cơng nghệ hầm, ninh có tính chính xác cao nhờ vào các nồi hầm, đun có dung tích lớn và có các chế độ phù hợp làm giảm bớt công sức cho những người nấu phở như Anh”. Ngoài ra

theo khảo sát tại xã Đồng Sơn có hẳn một CLB kỹ năng về chia sẻ cách thức kinh doanh cũng như tạo ra giá trị của chung để nâng tầm món ăn Cổ của xã. CLB hiện có 15 thành viên là các chủ tiệm nấu phở và 19 thành viên khác là cửa hàng chuyển nhượng thương hiệu của các tỉnh lân cận chia sẻ về các phương thức mới trong kinh doanh và học hỏi lẫn nhau. Ngoài áp dụng khoa học - cơng nghệ thì việc xây dựng mơ hình và kiếm sốt các chương trình quảng bá, giới thiệu giúp tăng giá trị về kinh doanh sáng tạo là sự cần thiết. theo số liệu khảo sát thì 54% số các cửa hàng có sử dụng các trang web để giới thiệu cửa hàng của hình và 36% các cửa hàng sử dụng các phương tiện truyền thơng như báo chí để quảng bá và giới thiệu và 10% còn lại các cửa rất kịp chạy theo xu thế là sử dụng các KOL (người có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội), như là facebook, youte và ứng dụng mới nổi titok. Điều đó đã làm nên các trào lưu review các món ăn có tính xưa cũ truyền thống như phở Cồ và tạo nên được một làn sóng mới, các giá trị mới để lưu giữ và phát huy quảng bá hình ảnh của con người Việt Nam nói chung và ở xã Đồng Sơn nói riêng

Một phần của tài liệu Giá trị văn hoá phở cồ ( nghiên cứu trường hợp tại xã đồng sơn huyện nam trực tỉnh nam định ) (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)