Nam
Xuất phát cùng nguồn cội tuy nhiên lại phát triển ở 2 quốc gia khác nhau chính điều này đã tạo nên nhiều điều khác biệt, những điều này chính đã tạo nên những đặc trưng mà chỉ riêng Hip-hop ở quốc gia đó mới có.
Tương đồng:
Giữa Hip-hop Việt và Mỹ có rất nhiều điểm tương đồng, bởi lẽ chúng có cùng cội nguồn, giá trị và mục đích phát triển. Đầu tiên chúng ta có thể thấy rõ nhất chính là yếu tố phản ánh hiện thực, phản ánh hiện thực là giá trị quan trọng của Hip-hop, dù có ở quốc gia, khu vực nào cũng khơng thể chối bỏ nó. Chính nó đã tạo nên giá trị tuyệt vời của Hip-hop, ở Mỹ chúng ta thấy Hip-hop đấu tranh cho người da màu, bóc trần cảnh sát, nạn phân biệt chủng tộc, ở Việt Nam cũng thế, Hip-hop Việt Nam lên án những góc tối của xã hội, những câu chuyện chưa được kể về một thành phố xa hoa nhưng đâu đó vẫn tồn tại những mặt xấu.
Điểm giống nhau tiếp theo của Hip-hop Mỹ và Việt Nam chính là kết nối con người, Hip-hop là nghệ thuật của tự do, những con người yêu nó chỉ cần có cùng chí hướng đều có thể gặp nhau và làm bạn. Một cú bắt tay là đủ để hai con người xa lạ trở thành bạn, điều này dễ bắt gặp nhất trong các chương trình Hip- hop, những con người xa lạ đứng cạnh nhau để có thể khốc vai, bắt tay để cùng hịa mình cùng bầu khơng khí sơi động ở đó. Sự kết nối này khơng phân biệt sắc tộc, giới tín, tơn giáo, nếu bạn u Hip-hop, chúng ta có thể làm bạn, đây được
35
xem là điều hết sức ý nghĩa của Hip-hop, nó kết nối con người lại với nhau mà không cần công cụ nào hết, một điều tuyệt vời từ Hip-hop.
Thực tế cho thấy, những tác phẩm của cả hai nền nghệ thuật Hip-hop của Việt Nam và Mỹ có những nét tương đồng dễ nhận thấy. Trong đó, đặc điểm dễ nhận ra nhất chính là việc phản ánh xã hội, đây là đề tài thu hút được nhiều ngòi bút của các tác giả, với yếu tố chân thực, phản ánh xã hội tạo nên sức hút đối với tác phẩm của mình, hơn hết là mang một ý nghĩa cao đẹp. Điển hình cho phản ánh xã hội ở Mỹ chúng ta có tác phẩm “I’m Not Racist” của Lucas Joyner, trong tác phẩm có đoạn:
“I'm sorry you can never feel my life, tryna have faith, but I never felt alright
It's hard to elevate, when this country's ran by whites Judging me by my skin color, and my blackness Tryna find a job but ain't nobody call me back yet
Now I gotta sell drugs to put food in my cabinet You crackers ain't slick, this is all a part of your tactics
Don't talk about no motherfucking taxes when I ain't making no dough” [TLTK - 11]
Tạm dịch:
“Xin lỗi, các người khơng thể hiểu điều đó, muốn có lòng tin nhưng chẳng thấy an tồn
Thật khó để thăng tiến khi đất nước lãnh đạo bởi bọn da trắng Phán xét ta qua văn hóa và màu da
Muốn tìm việc làm lắm chứ nhưng không ai tuyển dụng Nên ta phải sống bằng những trò bất lương để qua ngày
Bọn da trắng lười biếng nhưng kiểu gì cũng có việc làm Đừng than vãn về thuế với chúng tôi
Khi tiền kiếm được còn không đủ ăn”
Thực tại xã hội nước Mỹ với nạn phân biệt chủng tộc được tác giả làm sáng tỏ trong tác phẩm của mình, ở một xã hội mà người da trắng nắm mọi quyền hành
36
từ các vị trí lớn nhỏ, đối với người da đen, cuộc sống của họ đầy những hoài nghi và đau khổ, với cái màu da đó họ khơng thể tìm được việc làm, vì mưu sinh những người da đen phải làm những cơng việc phi pháp để duy trì cuộc sống. Những sự bất công hiện rõ qua những câu từ trong tác phẩm của Joyner, điều này minh chứng cho việc ưa chuộng khai thác hiện thực của nghệ thuật Hip-hop Mỹ. Trở lại Việt Nam, ở đất nước chúng ta khơng có nạn phân biệt chủng tộc nhưng lại có những góc khuất xã hội mà ít ai biết đến, nỗi lo cơm áo gạo tiền cuốn con người vào vịng xốy của nó, để rồi dần dần con người trở nên cơ đơn ngay trong chính căn nhà của mình, đây là một hiện thực xã hội diễn ra phổ biến ở Việt Nam, dễ bắt gặp trong các gia đình có thu nhập trung bình thấp, tất cả những điều này được thể hiện rõ nét nhất trong tác phẩm “Cả Nhà Cơ Đơn” của Táo:
“Ngồi cửa sổ bầu trời lùa nắng tắt Sau cãi vã, thì cơn buồn thắng chắc, Vì khơng ai bằng lịng thì mong ai bằng mặt?
Thằng lầu trên là gay, bị tương lai dằn vặt “Được công nhận vẫn phải là cơng nhân Tìm đâu ra chỗ đứng trong nước nghèo đông dân
Tiền bạc tiêu hết cho áo và đóng quần Cuối tuần đám bạn lại kéo sang đóng qn Người ngồi trong nhắm mắt lịng bàn tay nắm chắc
Nghe bài hát được phát từ tầng trên Nhẩm theo gần hết, cũng có vài lần quên
Xã hội làm hư thằng con không cần đền Miễn trả đủ tiền đang nợ khi hạn đến, Nhìn nó bằng cách trìu mến nở nụ cười vơ ơn Một ngôi nhà tồn những người cơ đơn.” [TLTK - 12]
Cuộc sống dần đưa con người trở nên cơ đơn hơn, giữa Sài Gịn hoa lệ, kim tiền được xem là cuộc chiến sống còn, mọi người dần xa nhau lúc nào không hay, đồng tiền làm cho con người tha hóa theo cấp số nhân để rồi họ cơ đơn trong chính ngơi nhà của mình. Hiện thực xã hội ở 2 nơi hồn toàn khác nhau song đều được
37
những tác giả của nghệ thuật Hip-hop “tường thuật” một cách chân thực nhất trong tác phẩm của mình. Hip-hop dù bất cứ nơi đâu vẫn là chính nó, nói lên những góc khuất của xã hội một cách thật nhất.
Dị biệt:
Dù chúng có cùng nguồn cội tuy nhiên đặc trưng văn hóa cũng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển, vì thế chuyện dị biệt là không tránh khỏi.
Trước hết chính là việc giá trị hình ảnh, nghệ thuật ở Hip-hop tại Mỹ đã có gần 50 năm phát triển, hơn 4 thập kỷ tồn tại, Hip-hop tại Mỹ đã khẳng định được giá trị của mình, nó có tác động mạnh mẽ đến đời sống người Mỹ, hơn hết là được hưởng ứng một cách tích cực, họ cơng nhận Hip-hop là một văn hóa, một mơn nghệ thuật đường phố mang nhiều giá trị tốt đẹp. Tuy nhiên, ở Việt Nam, nghệ thuật Hip-hop du nhập và phát triển chỉ vừa hơn 10 năm nay, với độ “trẻ” của mình, Hip-hop Việt vẫn chưa có chỗ đứng trong lòng khán giả, người ta vẫn xem Hip-hop là một cái gì đó khơng rõ ràng và mang nhiều tai tiếng bởi những góc nhìn khơng đúng và hơn hết nó đi ngược lại với những gì người Việt xem là tốt đẹp. Hip-hop Việt cần thêm thời gian để có thể chứng minh giá trị của mình, để độc lập trở thành một bộ mơn văn hóa nghệ thuật chính thống tại Việt Nam
Tiếp theo, nét dị biệt giữa Hip-hop Việt và Mỹ chính là việc sống thực sự với Hip-hop hay nói dễ hiểu chính là kiếm tiền từ nó. Ở Mỹ, Hip-hop được cơng nhận, những nghệ sĩ có thể thoải mái sáng tác và sống với những sản phẩm của mình, được người hâm mộ đón nhận nhiệt tình khơng phải chật vật với cuộc sống. Còn ở Việt Nam, Hip-hop còn non trẻ những nghệ sĩ đa số khơng thể sống với nó mà phải làm một cơng việc khác và xem Hip-hop là đam mê, phát triển nó sau những giờ làm bởi lẽ ở thị trường Việt Nam, những sản phẩm Hip-hop chưa được đón nhận một cách tích cực, tâm lý nghe nhìn miễn phí đã ăn sâu vài tiềm thức người Việt, chính điều đó đã làm cho những sản phẩm Hip-hop giảm đi giá trị của nó. Minh chứng cho điều này, theo Forbes - tạp chí truyền thơng uy tín bậc nhất nước Mỹ, đã có 2 rapper chính thức trở thành tỉ phú thế giới là Jay-Z và Kanye West, ở Mỹ nghệ sĩ Hip-hop thực sự có thể sống với mơn nghệ thuật này, họ kiếm được tiền từ việc bán những tác phẩm của mình, đi biểu diễn và phát triển thương
38
hiệu cá nhân, điều này ngược lại ở Việt Nam, nghệ sĩ ở Việt Nam khó mà sống với tác phẩm của mình, đây là điều khác biệt đáng buồn của 2 khu vực.
Quan trọng nhất, chính là Hip-hop Mỹ tự do hơn Việt Nam ở mặc sáng tác, ở Việt Nam sản phẩm Hip-hop bị đưa vào khung và bị cầm tù bằng chiếc lồng vơ hình mang tên “thuần phong mỹ tục”, khơng riêng gì Hip-hop, nghệ thuật ở Việt Nam đều bị đưa vào khuôn khổ, không thể tự do như Mỹ. Ở Hoa Kỳ, sản phẩm Hip-hop có thể nói bất cứ điều gì, những thứ xấu xa nhất đều bị Hip-hop vạch trần trước ánh sáng nhưng ở Việt Nam, có khá nhiều vấn đề bị cản trở, nếu muốn những nghệ sĩ phải tạo ra sản phẩm của mình nhưng khơng tun truyền rộng rãi, dù điều đó chính là mặt tối cần phơi bày. Hip-hop Việt dám nói nhưng khán giả thì khơng dám đón nhận, đó chính là điều nghịch lý của Hip-hop Việt. Nói cụ thể hơn về vấn đề tự do trong sáng tác, đó chính là việc đưa chính trị vào Hip-hop, ở Mỹ các nghệ sĩ có thể thoải mái chỉ trích, châm biếm những gì bản thân hoặc xã hội cho là chưa đúng, cho là sai. Ví dụ như nghệ sĩ Snoop Dogg, trong tác phẩm
Lavender của mình, Snoop có quay một cảnh mình cầm súng chĩa thẳng vào người
mang mặt nạ tổng thống Donald Trump, giải thích vấn đề này Snoop cho rằng khơng đồng tình với những quyết định chính trị của tổng thống và ơng có quyền châm biếm. Dĩ nhiên điều này không thể xuất hiện ở Việt Nam do nhiều nguyên nhân khách quan và văn hóa mỗi khu vực khác nhau, Hip-hop ở Việt Nam khơng thể nói q nhiều về vấn đề chính trị vì vậy điều khác nhau lớn nhất là ở đó.
Dù có nhiều điểm giống và khác nhau nhưng Hip-hop Mỹ và Việt luôn giữ được những giá trị cốt lỗi của nó. Du nhập vào các quốc gia sẽ bị những văn hóa khu vực đó tác động ít nhiều, chính điều này đã tạo nên sự đa dạng và những đặc trưng của từng khu vực, tạo nên một cộng đồng nghệ thuật đa sắc màu mà vẫn duy trì những tinh hoa vốn có.