7. Kết cấu của đề tài
2.2. Tình hình thực hiện chính sách phát triển giáo dục tại quận Thanh Xuân
2.2.3. Công tác tuyên truyền chính sách phát triển giáo dục; thực hiện công tác
công tác thống kê, thông tin, báo cáo theo định kỳ.
Quận Thanh Xuân đặc biệt quan tâm, chú trọng, thường xuyên đổi mới nội dung, hình thức nhằm nâng cao hiệu quả cơng tác tun truyền chính sách phát triển giáo dục. Chủ động tuyên truyền, quán triệt sâu rộng về Nghị quyết số 29-NQ/TW; Chương trình hành động số 27-CTr/TU của Thành ủy, Kế hoạch 140/KH-UBND của UBND Thành phố, Kế hoạch số 10257/KH-SGDĐT của Sở GD&ĐT Hà Nội về việc thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW; chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, phương hướng, nhiệm vụ chủ yếu của ngành về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo cho CB, GV, NV, HS toàn ngành GD&ĐT và nhân dân trong Quận bằng các hình thức đa dạng, phong phú: Cập nhật thông tin, các văn bản chỉ đạo trên cổng/trang thông tin điện tử quận, phường; website phòng GD&ĐT và các nhà trường; tuyên truyền qua hệ thống loa truyền thanh các phường; bản tin tuyên truyền của Quận ủy; bảng tin của tổ
33
dân phố, khu dân cư; in tờ rơi, tờ gấp với hình ảnh trực quan, sinh động, nội dung cơ đọng, súc tích giúp người dân dễ hiểu, dễ nhớ.
Hằng năm, thực hiện chỉ đạo của Trung ương, Thành phố, quận Thanh Xuân đã tổ chức có hiệu quả các lớp giáo dục chính trị hè cho đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, GV và sinh hoạt chính trị đầu khóa cho HS các trường học trên địa bàn quận. Trong đó, các đồng chí Bí thư Quận uỷ, Phó Bí thư Quận uỷ, Chủ tịch UBND Quận đã trực tiếp lên lớp truyền đạt nhiều nội dung thiết thực, như: Công tác xây dựng Đảng, công tác cán bộ, quản lý tài chính cơng,... trong các trường học. Năm 2017, Quận ủy đã triển khai xây dựng đề án và tổ chức biên soạn, xuất bản, đưa vào giảng dạy chính thức từ năm học 2018 - 2019 “Tài liệu giáo dục lịch sử truyền thống quận Thanh Xuân” dùng cho GV và HS các trường phổ thơng trên địa bàn Quận, có ý nghĩa quan trọng trong cơng tác tun truyền, giáo dục trong nhà trường.
Phát động nhiều phong trào thi đua “Mỗi nhà giáo là một tấm gương đạo đức, tự học, sáng tạo”, “Học sinh thanh lịch văn minh”, “Nói lời hay, làm việc tốt”,... Xây dựng và triển khai bộ quy tắc ứng xử văn hóa trong trường học; các mơ hình phịng chống bạo lực học đường; triển khai bộ cơng cụ hỗ trợ phịng ngừa các nguy cơ về bạo lực học đường và kịch bản ứng phó với các tình huống bạo lực.
Tuyên truyền, phổ biến các biện pháp rèn luyện kỹ năng sống, nâng cao thể lực cho HS, giúp HS tự phòng ngừa phòng chống tệ nạn xã hội, phòng chống bạo lực học đường,… trên các phương tiện thông tin như loa truyền thanh (chương trình phát thanh măng non - thực hiện trước, sau các giờ học và giờ ra chơi), website của nhà trường (thành lập đường dây nóng, chuyên mục riêng: Câu lạc bộ em yêu thích, cung cấp số liệu xử lí lên hệ thống thơng tin điện tử về phịng chống bạo lực học đường); sân khấu hóa, sáng tác thơ, ca, hò, vè, vẽ tranh, viết báo tường, trang trí pano, khẩu hiệu, đẩy mạnh hiệu quả phòng tư vấn học đường; phát huy vai trò của đội ngũ GV chủ nhiệm trong việc giáo dục kĩ năng sống cho HS (lồng ghép trong q trình dạy học và giáo dục ngồi giờ lên lớp).
34
Trong q trình triển khai thực hiện chính sách, đảm bảo chế độ thơng tin, báo cáo đầy đủ, kịp thời, theo quy định.