7. Kết cấu của đề tài
1.2. Lý luận về thực hiện chính sách phát triển giáo dục
1.2.4. Nội dung thực hiện chính sách phát triển giáo dục ở cấp huyện
Giai đoạn thực hiện chính sách phát triển giáo dục là giai đoạn quyết định, biến chính sách phát triển giáo dục thành hiện thực. Vì vậy, cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội cùng phối hợp thực hiện; đặc biệt cơ quan quản lý nhà nước ở cấp huyện - UBND cấp huyện cần chỉ đạo cụ thể việc thực hiện chính sách giáo dục trên ở địa phương với các nội dung sau đây:
1.2.4.1. UBND cấp huyện ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện cơ chế chính sách đặc thù về hoạt động giáo dục ở địa phương trên cơ sở các quy định về chính sách giáo dục của Chính phủ và các chủ trương của tỉnh/thành phố. Đặc biệt chú trọng đến xây dựng chiến lược phát triển giáo dục ở địa phương nhằm phục vụ công cuộc phát triển KT-XH của đất nước và tỉnh/thành phố.
1.2.4.2. Thường xuyên chỉ đạo Phòng GD&ĐT triển khai các quy định về hoạt động dạy, học, các hoạt động khác trong nhà trường, công tác thi cử, tuyển sinh, công tác phổ cập giáo dục, xây dựng xã hội học tập và các công tác khác
18
về giáo dục; cho phép và giám sát hoạt động của các cơ sở giáo dục khác theo quy định phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục.
1.2.4.3. Thường xuyên tuyên truyền về chính sách phát triển giáo dục ở cấp huyện cho cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân tại địa phương; vận động mọi lực lượng trong xã hội, nhất là các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm ở địa phương tham gia phát triển giáo dục góp phần và thực hiện nội dung xã hội hóa giáo dục trong chính sách giáo dục ở nước ta hiện nay. Hằng năm, tổ chức tốt thống kê, thông tin về giáo dục; báo cáo tình hình hoạt động giáo dục tại địa phương tới các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục cấp trên.
1.2.4.4. UBND cấp huyện xây dựng kế hoạch biên chế cho sự nghiệp giáo dục hàng năm. Trên cơ sở chiến lược phát triển giáo dục của địa phương, UBND cấp huyện xây dựng kế hoạch phát triển lâu dài đội ngũ giáo viên cho các bậc học ở địa phương thuộc cấp huyện quản lý. Từ thực trạng phát triển giáo dục ở cấp xã, UBND cấp huyện ra quyết định phân bổ biên chế cơ sở giáo dục thuộc thẩm quyền. Bên cạnh đó UBND cấp huyện tổ chức kiểm tra, thanh tra việc bổ nhiệm cán bộ quản lý nhà trường và công tác luân chuyển cán bộ quản lý, giáo viên kể cả ở các cơ sở giáo dục tư thục. Tiếp tục thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng, đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên; thực hiện chính sách đãi ngộ đối với nhà giáo tại địa phương.
1.2.4.5. Trên cơ sở chiến lược phát triển giáo dục và thực trạng phát triển KT-XH của cấp huyện, UBND cấp huyện xây dựng ngân sách cho giáo dục; phân bổ ngân sách cho từng cơ sở giáo dục ở địa phương thuộc cấp quản lý. Từ ngân sách được cấp tỉnh giao cho giáo dục, UBDN cấp huyện cần phối hợp với cơ quan tài chính, cơ quan chuyên môn về giáo dục xây dựng kế hoạch ngân sách hàng năm và kế hoạch ngân sách cho giáo dục trong những năm tiếp theo. UBND cấp huyện kiểm tra, giám sát việc sử dụng ngân sách Nhà nước và các nguồn thu hợp pháp khác cho giáo dục tại các nhà trường và các cơ quan chuyên môn giúp việc UBND cấp huyện.
1.2.4.6. Chỉ đạo các nhà trường và các cơ quan có liên quan thực hiện chính sách đổi mới giáo dục đi đơi với cải cách thủ tục hành chính; thực hành
19
tiết kiệm, phịng chống tham nhũng, lãng phí. Thực hiện chính sách khen thưởng