Đánh giá chung

Một phần của tài liệu Đào tạo trực tuyến ở trường đại học nội vụ hà nội, thực trạng và giải pháp (Trang 66)

2.1 .Khảo sát thực trạng đào tạo trực tuyến tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

2.2. Đánh giá chung

2.2.1. Ưu điểm

Giai đoạn 2013 – 2018 đào tạo trực tuyến tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội còn khá mờ nhạt, tuy nhiên giai đoạn này, Nhà trường đã có những bước chuẩn bị cơ bản cho triển khai dạy học trực tuyến sau này. Cụ thể:

- Chủ trương của Nhà trường đối với dạy – học trực tuyến;

- Đào tạo chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cho đội ngũ giảng viên toàn trường;

- Tổ chức các hội nghị, hội thảo về ứng dụng công nghệ trong dạy học, hội thảo về đổi mới phương pháp dạy học;

- Tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học liên quan đến công nghệ, ứng dụng công nghệ vào đào tạo và chuyển giao kết quả nghiên cứu vào thực tiễn hoạt động trong Nhà trường;

- Ứng dụng các phần mềm vào trong quá trình dạy – học và quản lý đào tạo, tập huấn cho giảng viên các kỹ năng sử dụng phần mềm;

- Xây dựng, điều chỉnh và cập nhật thường xuyên chương trình đào tạo, đề cương chi tiết học phần;

Giai đoạn 2019 – nay, đào tạo trực tuyến đã được hiện thực hóa trong điều kiện học tập cụ thể của Nhà trường. Các ưu điểm cũng như lợi thế để tổ chức đào tạo trực tuyến của Nhà trường được thể hiện khá rõ:

- Chủ trương của Nhà trường là khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho triển khai đào tạo trực tuyến một cách chuyên nghiệp, quy mô và đồng bộ;

- Các đơn vị trong Nhà trường đã nhận thức đầy đủ hơn về bản chất, vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của đào tạo trực tuyến;

- Đội ngũ giảng viên, chuyên viên đã có kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình giảng dạy trực tuyến, quản lý khóa học, và tổ chức kiểm tra đánh giá; cũng như có kinh nghiệm trong việc lựa chọn mơ hình đào tạo trực tuyến phù hợp;

- Nhà trường tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng đặc biệt là hạ tầng công nghệ cho đào tạo trực tuyến; có lộ trình xây dựng các điều kiện để giảng dạy trực tuyến;

- Chương trình đào tạo tiếp tục được xây dựng, điều chỉnh, cập nhật thích hợp với đào tạo trực tuyến;

- Tinh thần sẵn sàng chuẩn bị và triển khai đào tạo trực tuyến của tồn thể cán bộ, giảng viên, cơng nhân viên chức nhà trường;

- Các cơng trình nghiên cứu khoa học về ứng dụng đào tạo trực tuyến trong phạm vi quốc gia cũng như Nhà trường ngày càng được quan tâm triển khai;...

Có thể thấy, về cơ bản việc lập kế hoạch, lựa chọn mơ hình và tổ chức đào tạo trực tuyến của Nhà trường trong thời gian tới có nhiều thuận lợi. Tận dụng được các lợi thế này là cơ sở quan trọng để đào tạo trực tuyến ở Trường Nội vụ sớm được triển khai chuyên nghiệp, đồng bộ, nâng cao hiệu quả kinh tế cho Nhà trường cũng như tiết kiệm chi phí cho bản thân người học mà vẫn đảm bảo chất lượng, thậm chí nâng cao được chất lượng đào tạo.

2.2.2. Hạn chế

Từ phân tích thực trạng, có thể thấy bên cạnh những ưu điểm, việc đào tạo trực tuyến của Nhà trường trong thời gian tới khơng phải khơng có những hạn chế, khó khăn. Những hạn chế, khó khăn đến từ nhiều yếu tố khác nhau, nhưng tổng hợp chung có một số điển hình dưới đây:

- Mặc dù lãnh đạo nhà trường đã có những chỉ đạo, hướng dẫn nhưng đơn vị đầu mối về quản lý đào tạo chưa chủ động trong việc lựa chọn phương án, phần mềm phù hợp nên giai đoạn đầu áp dụng dạy học trực tuyến (tháng 03/2020) đã gặp phải nhiều khó khăn, dẫn đến gián đoạn cơng tác giảng dạy, học tập của trường từ tháng 2/2020 đến giữa tháng 3/2020;

- Việc thích nghi phương thức giảng dạy, học tập mới của giảng viên và người học chưa thực sự sẵn sàng ở giai đoạn đầu. Chính vì vậy dẫn đến một số

giờ dạy, hoạt động trên lớp trực tuyến chưa thật sự hiệu quả, đúng với yêu cầu đề ra;

- Do sử dụng phần mềm dạng video conference nên ngoài thời gian giảng viên và sinh viên kết nối trực tuyến thì khơng có kênh thơng tin hay mơi trường chính thức để liên lạc, trao đổi nội dung kiến thức cũng như các hoạt động khác dẫn đến thụ động và chưa hiệu quả như mong đợi;

- Chưa có lộ trình cụ thể và đơn vị chủ trì xây dựng hệ thống ĐTTT đầy đủ theo dạng LMS để vận hành tại trường dẫn đến các hoạt động chỉ dừng lại ở các hoạt động giảng dạy theo phương thức trực tuyến video conference.

Từ một số hạn chế, khó khăn điển hình nêu trên chúng ta thấy điểm xuất phát từ hai phía:

Về khách quan

- Dạy học trực tuyến là một hình thức dạy học còn tương đối mới mẻ, áp dụng dạy học trực tuyến ở Trường đại học Nội vụ Hà Nội sẽ địi hỏi phải có q q trình để thay đổi tư duy đã ăn sâu trong cách thức giảng dạy và làm việc theo phương pháp giáo dục truyền thống;

- Có quá nhiều việc cần triển khai đồng thời trong quá trình chuẩn bị các điều kiện đào tạo trực tuyến, kết hợp với các nội dung công việc hiện tại đang thực hiện để duy trì hoạt động đào tạo và các hoạt động khác của Nhà trường. Điều này có thể tạo ra áp lực tương đối lớn cho đội ngũ nhân sự cũng như tiềm lực tài chính;

- Đặc thù người học của Nhà trường có thành phần xuất thân từ các vùng có điều kiện kinh tế khó khăn với tỉ lệ tương đối cao, thêm vào đó, do Nhà Trường có tới 3 cơ sở đào tạo ở ba miền khác nhau, sẽ khó đồng đều về điều kiện và năng lực ứng dụng công nghệ. Điều này đặt ra thách thức đối với yêu cầu về sự đồng bộ của đào tạo trực tuyến trong Nhà trường.

Về chủ quan

- Đội ngũ giảng viên của Nhà trường chưa thực sự đồng đều về chất lượng và năng lực ứng dụng công nghệ hiện đại trong dạy học. Trong khi đó, những thách thức về khả năng ứng dụng cơng nghệ hiện đại là tất yếu. Người tham gia bắt buộc phải có những nền tảng cơ bản về cơng nghệ thơng tin hoặc có ý thức học hỏi. Mọi trục trặc về thiết bị điện tử cũng như sự lúng túng của người dùng có thể mang lại những kết quả khơng mong muốn, làm giảm hiệu quả giờ học.

- Sự quan tâm đối với mục tiêu đào tạo trực tuyến của Nhà trường không giống nhau ở các cơ sở đào tạo. Điều này chúng tôi nhận thấy khi tiến hành phát phiếu khảo sát bằng google forms, có tới 80% số phiếu thu về từ cơ sở Hà Nội, 20% từ TP. Hồ Chí Minh, trong khí đó tỉ lệ này ở phân hiệu Quảng Nam là 0%. Thiếu sự quan tâm cũng là nguyên nhân làm giảm hiệu quả triển khai đào tạo trực tuyến.

Tiểu kết chương 2: Chương 2 của đề tài tập trung phân tích thực trạng đào

tạo trực tuyến của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội trong thời gian từ 2013-2020 bằng phương pháp quan sát, thống kê và khảo sát ý kiến. Kết quả phân tích, giúp nhóm tác giả rút ra được các ưu điểm và hạn chế trong đào tạo trực tuyến của Nhà trường trong thời gian vừa qua. Đây là cơ sở để nhóm tác giả đề xuất mơ hình và đưa ra các giải pháp ứng dụng mơ hình đào tạo trực tuyến cho Nhà trường trong thời gian tới.

Chương 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI HIỆN NAY 3.1. Nguyên tắc đề xuất giải pháp

3.1.1. Nguyên tắc kế thừa và phát triển

Đề tài Đào tạo trực tuyến tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội – Thực trạng

và giải pháp mà nhóm tác giả lựa chọn nghiên cứu được thực hiện trong bối cảnh

Nhà trường đã và đang tiến hành đào tạo trực tuyến. Có thể thấy, đây là một thuận lợi lớn cho nhóm tác giả trong q trình nghiên cứu và ứng dụng đề tài.

Với thuận lợi trên, nhóm tác giả xác định cần phát huy các ưu điểm và lợi thế sẵn có của Nhà trường khi lựa chọn ứng dụng mơ hình đào tạo trực tuyến trong thời gian tới. Các yếu tố có thể kế thừa đó là kinh nghiệm giảng dạy và học tập trực tuyến, hệ thống cơ sở vật chất phục vụ đào tạo trực tuyến, tinh thần sẵn sàng học hỏi và ứng dụng các công nghệ mới vào giảng dạy và học tập, sự nhạy bén và sẵn sàng đầu tư của lãnh đạo Nhà trường cho đào tạo trực tuyến,...

Tuy nhiên, trong q trình kế thừa, nhóm tác giả cố gắng hướng tới sự phát triển trong ứng dụng đào tạo trực tuyến. Cụ thể: Đưa ra phương án lựa chọn mơ hình đào tạo tối ưu nhất; phát huy tối đa những ưu điểm cũng như hạn chế các nhược điểm trong ứng dụng đào tạo trực tuyến hiện tại; triển khai đào tạo trực tuyến có tính chun nghiệp, hệ thống, khoa học; làm cho người dạy và người học thấy được ưu điểm vượt trội của đào tạo trực tuyến so với dạy học truyền thống; phá vỡ sự khô cứng trong đào tạo trực tuyến hiện tại...

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hợp lý

Dạy học trực tuyến là mơ hình học tập tương đối mới mẻ ở Việt Nam. Việc ứng dụng dạy học trực tuyến phụ thuộc vào nhiều yếu tố: điều kiện vật chất của cơ sở đào tạo, khả năng ứng dụng công nghệ dạy học hiện đại của người dạy, khả năng sử dụng cơng nghệ thơng tin của người học, tính phù hợp của chương trình đào tạo...Như vậy, nếu khơng đảm bảo ngun tắc tính vừa sức có thể dẫn đến sự thất bại trong q trình ứng dụng cơng nghệ dạy học trực tuyến.

Đối với Trường Đại học Nội vụ Hà Nội, việc lựa chọn mơ hình đào tạo trực tuyến, có thể xem xét các yếu tố sau đây:

- Tình hình xây dựng, điều chỉnh, cập nhật chương trình đào tạo của Nhà trường;

- Năng lực của đội ngũ giảng viên;

- Năng lực và đặc thù sinh viên Nhà trường.

Như vậy, việc ứng dụng dạy – học trực tuyến tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội trong thời gian tới sẽ có những thuận lợi và khó khăn nhất định. Thực hiện tốt nguyên tắc tính vừa sức sẽ là cơ sở, điều kiện để lựa chọn mơ hình đào tạo trực tuyến phù hợp và hiệu quả nhất.

3.1.3. Nguyên tắc hệ thống và đồng bộ

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội hiện có cơ sở chính tại Hà Nội cùng hai phân hiệu Nhà trường tại Quảng Nam và Thành phố Hồ Chí Minh, việc triển khai đào tạo trực tuyến để đảm bảo hiệu quả cần quán triệt chặt chẽ nguyên tắc đồng bộ và hệ thống. Nguyên tắc này địi hỏi xun suốt từ khâu lựa chọn mơ hình đến khâu chuẩn bị các điều kiện thực tiễn để áp dụng.

Hiện tại, cả ba cơ sở của Nhà trường đều đảm nhiệm cả hai chức năng là đào tạo và bồi dưỡng, trong đó cơ sở chính của Nhà trường đảm nhiệm chức năng quản lý chung các mặt về đào tạo, kiểm tra, đánh giá...các phân hiệu thực hiện đào tạo và kiểm tra đánh giá theo quy định và hướng dẫn của cơ sở chính. Chính vì vậy, khi lựa chọn mơ hình đào tạo trực tuyến cần tính tốn đến khả năng phù hợp của cả ba cơ sở, tránh tình trạng chỉ xem xét đến tính phù hợp của cơ sở chính mà thiếu sự quan tâm đến các phân hiệu.

Việc lựa chọn mơ hình và phương thức triển khai đồng bộ cho cả ba miền trong quá trình chuẩn bị các điều kiện đào tạo trực tuyến cần có sự tính tốn kỹ lưỡng về năng lực tài chính, năng lực của đội ngũ giảng viên và sinh viên sao cho đảm bảo sự tương quan nhất định. Tuy nhiên, bên cạnh việc đảm bảo nguyên tắc hệ thống và đồng bộ cũng cần tính tốn đến tính đặc thù của từng cơ sở để tạo sự hài hòa và chủ động cho mỗi cơ sở trong quá trình triển khai ứng dụng.

3.2. Lựa chọn mơ hình triển khai đào tạo trực tuyến ở Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

3.2.1. Tiêu chí lựa chọn

Các tiêu chí lựa chọn mơ hình đào tạo trực tuyến của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội:

- Bám sát thực tiễn đào tạo đại học và sau đại học của Nhà trường giai đoạn 2020-2030;

- Thích hợp với nền tảng cơng nghệ của Nhà trường;

- Đón đầu cơng nghệ mới để đạt hiệu quả, dễ áp dụng và thân thiện với người dùng.

- Phù hợp với năng lực sử dụng công nghệ của người dạy và người học; - Đáp ứng yêu cầu đào tạo theo định hướng ứng dụng.

3.2.2. Phương án lựa chọn

Sau khi phân tích ba (03) mơ hình đào tạo trực tuyến phổ biến hiện nay, phân tích thực trạng đào tạo trực tuyến tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội và các điều kiện phục vụ đào tạo trực tuyến của Nhà trường trong thời gian tới, xem xét đến yếu tố trình độ, năng lực, điều kiện kinh tế của người dạy và người học. Chúng tơi có một số kết luận sau đây:

- Trường Đại học Nội vụ Hà Nội hồn tồn có đủ điều kiện tổ chức cả ba (03) hình thức dạy học trực tuyền bao gồm dạy học kết hợp, dạy học kết hợp tiếp cận năng lực và dạy học trực tuyến đầy đủ;

- Sinh viên, học viên của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội về cơ bản có thể bắt nhịp được với hoạt động dạy – học trực tuyến;

- Đội ngũ giảng viên có khả năng giảng dạy trực tuyến theo cả 3 hình thức dạy – học trực tuyến nêu trên.

Tuy nhiên để lựa chọn mơ hình dạy học phù hợp nhất với bối cảnh 3-5 năm tới của Nhà trường, chúng ta cần xem xét thêm một số yếu tố sau đây:

- Định hướng của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội về đào tạo trực tuyến. Căn cứ Kế hoạch số 81/KH-ĐHNV Kế hoạch triển khai Thông tư số 08/2021/TT- BGDĐT ngày 18/3/2021 của Bộ Trưởng bộ Giáo dục và Đào tạo và bản phân công nhiệm vụ thực hiện kế hoạch 81/KH-ĐHNV, chúng ta có thể thấy Nhà Trường đã có sự tính tốn đầu tư cơ sở vật chất hạ tầng và các điều kiện cho đào tạo trực tuyến tương thích với hình thức đào tạo kết hợp (Blended learning);

- Với công tác quản lý đào tạo, Trường Đại học Nội vụ Hà Nội đang tiến hành điều chỉnh lại chương trình đào tạo theo hướng chuẩn đầu ra và gắn với vị trí việc làm. Do vậy tồn bộ chương trình đào tạo trong Nhà trường sẽ được chuẩn hóa và gắn liền với chuẩn đầu ra.

- Giảng viên của Nhà trường về cơ bản số lượng đông là giảng viên trẻ tuổi, khả năng thích ứng với cơng nghệ mới khá tốt. Tuy nhiên, đội ngũ giảng viên chưa thực sự đồng đều về trình độ và chất lượng đặc biệt là khả năng ứng dụng công nghệ mới vào giảng dạy, nghiên cứu;

- Một bộ phận sinh viên của Nhà trường là người thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn, vì vậy, khả năng học tập trực tuyến hồn tồn sẽ cịn hạn chế;

- Sự thích nghi của người dạy và người học từ trực tiếp hoàn toàn sang trực tuyến sẽ cần có lộ trình để đạt hiệu quả cao nhất;

Từ các phân tích nêu trên, chúng tơi xác định lựa chọn mơ hình đào tạo trực

tuyến kết hợp tiếp cận năng lực là hình thức đào tạo phù hợp nhất với năng lực và

điều kiện của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội trong thời gian tới. Việc lựa chọn mơ hình này chắc chắn sẽ đem lại hiệu quả đào tạo, cũng như nâng tầm của Trường

Một phần của tài liệu Đào tạo trực tuyến ở trường đại học nội vụ hà nội, thực trạng và giải pháp (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)