.Tình hình chất lượng học trực tuyến của sinh viên

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng học trực tuyến của sinh viên trường đại học nội vụ hà nội (Trang 26)

Trong năm học 2020-2021, việc học trực tuyến của Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội được thực hiện bằng phần mềm Trans để giảng viên và sinh viên có thể triển khai hoạt động học tập trực tuyến theo thời khóa biểu được bố trí trong lịch trình học tập trên trang thông tin điện tử đào tạo đại học. Ngoài ra, với ứng dụng Google Calendar (https://calendar.google.com), giảng viên có thể lập lịch dạy trong quá trình đào tạo trực tuyến. Để thuận tiện cho việc tổ chức hoạt động đào tạo trực tuyến, nhà trường đã nhanh chóng sử dụng dịch vụ G-Suite cung cấp tài khoản cá nhân cho sinh viên thông qua địa chỉ email có tên miền @dhnv.edu.vn . Việc sử dụng tài khoản của nhà trường cung cấp giúp cho giảng viên và sinh viên có thể đăng nhập vào các hệ thống hỗ trợ đào tạo trực tuyến một cách đồng bộ và có kiểm sốt, tạo thuận lợi cho cơng tác quản lý dạy-học trực tuyến. Là chủ thể của quá trình học tập, việc chuyển đổi từ hình thức học tập truyền thống sang học tập trực tuyến đặt ra cho sinh viên những thay đổi cần thiết để đảm bảo hoạt động trực tiếp được diễn ra đúng yêu cầu. Theo đó, sinh viên cũng đã có những thích nghi nhất định trong việc sử dụng các phương tiện/thiết bị học tập trực tuyến.

2.2.Tình hình chất lượng học trực tuyến của sinh viên trường đại học nội vụ Hà Nội nội vụ Hà Nội

2.2.1. Khảo sát chất lượng học trực tuyến của sinh viên Nhà trường

Theo kết quả điều tra nghiên cứu được thể hiện rõ ở biểu đồ 2, điện thoại di động được xem là thiết bị học tập trực tuyến được sử dụng rộng rãi và phổ biến hơn cả (chiếm 71%) vì tính tiện lợi của nó. Một số cơng trình nghiên cứu khác cũng đã cho thấy sự thuận tiện của việc lựa chọn điện thoại di động như là thiết bị hỗ trợ học tập trực tuyến. Theo Elizabeth & Casey (2013), “điện thoại thông minh làm cho việc học tập thuận tiện hơn, cho phép sinh viên học bất cứ lúc nào và bất cứ nơi nào”. Bên cạnh đó, Lusekelo & Juma (2015), điện thoại thơng minh là một thiết bị có tính năng của cả máy tính và điện thoại di động. Nó có hệ điều hành và

27

có thể cài đặt các ứng dụng, hoạt động như các máy tính, có khả năng truy cập internet và giải trí ở bất kì nơi nào. Thiết bị sử dụng học tập Thiết bị Số lượng Tỷ lệ Điện thoại 87 71% Laptop 35 28% Máy tính 1 1% Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát, tháng 2/ 202227 Thực tế cho thấy, mặc dù điện thoại di động được sử dụng khá phổ biến trong q trình học tập trực tuyến hiện nay do tính tiện lợi của nó, nhưng so với laptop hay máy tính bàn thì mức độ hiệu quả vẫn còn là vấn đề cần được quan tâm và xem xét cụ thể hơn. Qua bảng 1, có thể thấy, sinh viên có khuynh hướng ưu tiên lựa chọn điện thoại di động để học tập trực tuyến và chiếm tỷ lệ 71%. Trong quá trình dạy học trực tuyến, địa điểm học tập được xem là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng học tập của sinh viên.

Bảng 1 .Thiết bị sử dụng học tập trực tuyến của sinh viên

Thiết bị Số lượng Tỷ lệ

Điện thoại 87 71%

Lap top 35 28%

Máy tính 1 1%

Nguồn :kết quả điều tra tháng 2/2022

Bảng 2 địa điểm học tập trực tuyến

72% 2% 22% 4% nhà trường kí túc xá ,nhà trọ học nhờ nhà bạn

28

Kết quả khảo sát cho thấy rằng, đa phần sinh viên trải qua hoạt động học tập trực tuyến tại gia đình (chiếm 72%). Tuy nhiên, đáng chú ý là 4% sinh viên vẫn phải học nhờ nhà bạn do thiếu phương tiện học tập, thiết bị kết nối hoặc có vấn đề về đường truyền mạng. Biểu đồ 2. Địa điểm học tập trực tuyến Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát, tháng 2/ 2022. Nhìn chung, qua các đợt triển khai học tập trực tuyến tại trường Đại học Nội Vụ Hà Nội trong thời gian từ năm 2020 đến nay, hầu hết sinh viên đã dần thích nghi với hình thức học trực tuyến. Tuy nhiên, qua quá trình khảo sát, nhiều sinh viên vẫn cho rằng bản thân còn gặp phải một số khó khăn và rào cản nhất định trong q trình học tập trực tuyến xuất phát từ từ chủ thể là người học và các tác động từ môi trường bên ngoài.

2.2.2. Đánh giá chất lượng học trực tuyến của sinh viên Nhà trường

Tác giả tiến hành phỏng vấn một số đối tượng là sinh viên, giảng viên và tiến hành thu thập thông tin của 328 đáp viên là sinh viên năm 1, 2, 3, 4 các ngành của Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội để tìm hiểu về nhận thức, thái độ, biểu hiện hành vi học tập,.... Số liệu được tác giả xử lý bằng SPSS để phân tích hiện trạng, mối tương quan giữa các đối tượng. Kết quả thu được cụ thể như sau.

Về nhận thức học tập trực tuyến

Theo kết quả khảo sát về nhận thức học tập trực tuyến trong giai đoạn dịch bệnh, đa số sinh viên cho biết, việc học trực tuyến là cần thiết chiếm tỉ lệ cao (89%). Bên cạnh đó, một tỷ lệ nhỏ sinh viên cho rằng học trực tuyến không cần thiết và ít cần thiết chiếm 11%. Điều đó cho thấy, dù có bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, nhưng hầu hết sinh đều mong muốn được học tập theo đúng tiến độ để sau 3,5 - 4 năm có thể tốt nghiệp, ra trường.

Biểu hiện thái độ trong học tập trực tuyến

Thái độ học tập đóng vai trị quan trọng. Thái độ tốt sẽ biểu hiện bằng những hành vi tích cực, mang lại sự hứng thú trong học tập và ngược lại. Chúng tơi tiến hành tìm hiểu thái độ trong quá trình học tập, kết quả được thể hiện tại Bảng 1.

29

Bảng 1. Thái độ của sinh viên khi tham gia học tập trực tuyến

Thái độ khi tham gia lớp học Số lượng Tỷ lệ (%)

Chủ động 213 65%

Vui vẻ ,sôi nổi 179 54%

Thờ ơ 37 11% Căng thẳng 83% 25% Nhàm chán 97 29% Bị bắt buôc 26 8% Tập chung cao độ 118 36% Ý kiến khác 43 13% Tổng 327 100%

Nguồn: Tác giả thực hiện

Số liệu tại Bảng 1 cho thấy, sinh viên có nhiều thái độ khác nhau trong quá trình học tập: Các thái độ tích cực như sự chủ động, sơi nổi, tập trung cao độ được sinh viên lựa chọn chiếm tỷ lệ khá cao, từ 55% trở lên. Các thái độ tiêu cực như sự nhàm chán, căng thẳng, chiếm tỷ lệ không nhỏ, từ 25 - 29%. Nếu thái độ học tập tiêu cực sẽ triệt tiêu sự hứng thú và khả năng tiếp thu bài học sẽ không đạt được hiệu quả.

Bên cạnh đó, chúng tơi đặt câu hỏi cho sinh viên về sự hứng thú khi tham gia học trực tuyến, kết quả như sau: 5,8% khơng hứng thú, 43,9% ít hứng thú, 45,7% hứng thú và 4,6% rất hứng thú. Số liệu này cho thấy, mức ít hứng thú chiếm tỷ lệ khá cao, điều này ảnh hưởng ít nhiều đến nhận thức và thái độ khi tham gia vào lớp học của sinh viên.

Kết quả cho thấy, tỷ lệ sinh viên hứng thú học tập trực tuyến đạt mức trung bình khoảng 50,3% và ít hứng thú hoặc khơng hứng thú 49,7%. Như vậy, số lượng sinh viên không hứng thú trong học tập chiếm ở mức cao.

Nguyên nhân giảm sự hứng thú trong học tập trực tuyến

Khi tiến hành tìm hiểu các nguyên nhân giảm sự hứng thú trong quá trình học tập trực tuyến, kết quả thu về được thể hiện tại Bảng 2.

30

Bảng 2. Nguyên nhân khiến sinh viên không hứng thú học tập

Nguyên nhân khiến sinh viên không hứng thú trong học tập

Số lượng Tỷ lệ (%)

Nội dung khó hiểu 111 33,8%

Phương pháp giảng dạy nhàm chán

95 29,0%

Vai trò của giảng viên 37 11,6%

Sĩ số lớp 37 11,0%

Thiết bị đường truyền 235 71,6%

Kiểm tra đường truyền 41 12,8%

Ý kiến khác 85 25,6%

Tổng 328 100,0%

Nguồn: Tác giả thực hiện

Tỷ lệ cao nhất thuộc về thiết bị đường truyền, chiếm 71,6%. Như vậy, việc học trực tuyến rất quan trọng ở thiết bị và kết nối đường truyền. Một sinh viên năm thứ 3 cho biết: Giảng viên dạy rất hay, nhưng đường truyền không ổn, khiến chúng em bị tụt hứng khi tham gia học tập, làm giảm bớt sự hứng thú. Tuy vậy, sinh viên cũng xác định nguyên nhân trong thời gian này, cả nước cùng tham gia học tập trực tuyến, nên việc bị ảnh hưởng về đường truyền do quá nhiều người cùng truy cập là tất nhiên. Sinh viên có thể xem lại bài giảng của giảng viên trong phần record, hoặc bài giảng được tải trên trang học trực tuyến (moodle của trường).

Ở các nguyên nhân tiếp theo, nội dung giảng dạy chiếm tỷ lệ cao 33,8%, phương pháp giảng dạy 29% và vai trò của người giảng viên chiếm 11,6%. Các số liệu này cho thấy, giảng viên đóng vai trị quan trọng trong quá trình giảng dạy. Một sinh viên năm thứ 4 cho biết: Do đang trong quá trình học tập chuyên ngành, vì vậy, những lý thuyết nền tảng cơ bản khơng cịn phù hợp với sinh viên nữa.

31

Theo đó, nên đưa những ví dụ thực tế về doanh nghiệp, tạo thêm nhiều tương tác trong giờ học. Không nên mời những người có kinh nghiệm trong làm việc, nhưng lại khơng có kỹ năng sư phạm để truyền đạt cho người khác hiểu về ngành học. Bài tập phải thực hiện quá nhiều, nên việc học khá căng thẳng, vậy nên giảng viên cần tạo một số trị chơi trên các cơng cụ để ôn lại kiến thức đã học, có khuyến khích cộng điểm cho sinh viên, tuần nào cũng làm bài tập và chạy deadline (hạn nộp bài), sinh viên khơng thích cách học nhàm chán như vậy.

Với yêu cầu này, mỗi giảng viên phải tự trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm để thiết kế bài giảng cho phù hợp, đồng thời cần thay đổi cách thức truyền đạt để thu hút sinh viên hơn, gây hứng thú cho sinh viên.

2.2.3. Kết quả và một số vấn đề đặt ra về chất lượng học trực tuyến của sinh viên Nhà trường

Kết quả

Học tập là quá trình trải nghiệm, với rất nhiều kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng mà giảng viên truyền đạt cho sinh viên. Đó sẽ là hành trang để sinh viên học tập ở những năm tiếp theo, có kinh nghiệm ứng xử với những vấn đề diễn ra trong đời sống và công việc sau này. Nếu người học không tỏ ra hào hứng với hoạt động học tập của mình, sẽ khó đạt mục tiêu như mong đợi. Tác giả đã tiến hành tìm hiểu về hậu quả của việc không gây hứng thú học tập trực tuyến của sinh viên. Việc không gây hứng thú sẽ ảnh hướng đến kết quả học tập của sinh viên được lựa chọn nhiều nhất, với tỷ lệ 68,5%; tiếp đó ảnh hưởng đến tiếp cận tri thức và học đối phó, học cho xong 66,7%, khơng đủ kiến thức để học tiếp chiếm 58,6%. Điều này càng thể hiện rõ qua ý kiến: Khi đến lớp học là để tiếp cận tri thức, nhưng chính sự truyền đạt nhàm chán làm cho các em không thật sự hứng thú, nguy cơ kết quả học tập yếu, ảnh hướng đến công việc sau này là đương nhiên - một sinh viên năm thứ 4 cho biết.

32

Ngồi ra, có đến 38,8% sinh viên lựa chọn nghỉ học nếu không thật sự hứng thú trong học tập. Một sinh viên năm thứ nhất cho biết: “nguy cơ bỏ học rất cao nếu bản thân không thật sự hứng thú, mặc dù khi tìm hiểu thì đây là ngành học mà mình rất u thích”.

Qua dữ liệu thu thập được, tác giả nhận thấy, việc gây hứng thú cho người học theo hình thức online là cần thiết. Trên thực tế, các trường cũng đã cố gắng đẩy mạnh và cải tiến chất lượng đảm bảo đào tạo trực tuyến, song vẫn còn rất nhiều điều bất cập. Việc đẩy mạnh cải tiến chất lượng chương trình, đội ngũ, tổ chức cơng tác đào tạo là cần thiết, góp phần tăng sự hứng thú cho người học.

Một số vấn đề đặt ra với việc dạy học trực tuyến

Trong thời gian đầu, việc triển khai hình thức dạy học trực tuyến cịn có sự lúng túng. Cán bộ quản lý, giáo viên chưa được tập huấn hình thức dạy học mới; học sinh, sinh viên chưa được chuẩn bị tâm thế; điều kiện hạ tầng kỹ thuật còn tự phát, chưa đồng bộ…

Các nhà trường thiếu điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị, thiếu nguồn tài liệu, học liệu số. Nhiều cơ sở giáo dục mầm non chưa được đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin để phục vụ công tác phối hợp giữa nhà trường với cha mẹ trong việc ni dưỡng chăm sóc giáo dục trẻ; đội ngũ giáo viên mặc dù đã được bồi dưỡng về nghiệp vụ nhưng còn hạn chế trong việc tiếp cận công nghệ để thực hiện chương trình giáo dục mầm non.Nguồn kinh phí để trả lương cho đội ngũ giáo viên cịn gặp khó khăn,việc khơng có lương dẫn đến giáo viên mầm phải chuyển đổi nghề nghiệp, bỏ việc, nhiều đơn vị phải dừng hoạt động.

Việc triển khai dạy học trực tuyến,đánh giá kết quả học tập của học sinh ở một số cơ sở giáo dục cịn gặp khó khăn.Khi số lượng học sinh lớn mà lượt truy cập diễn ra cùng lúc sẽ làm ảnh hưởng đến đường truyền mạng,thậm chí,một số gia đình có hồn cảnh khó khăn khơng đủ phương tiện học như:máy tính,điện thoại,…cho con cái.

33

Một số địa phương chưa thực sự quan tâm sâu sát trong việc triển khai dạy học trực tuyến, chưa chú trọng tăng cường kiểm tra, khảo sát để nắm tình hình triển khai và có phương án hỗ trợ kịp thời giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học.

Một bộ phận giáo viên,cán bộ giáo dục chưa chú trọng đến cải thiện phương thức dạy học mới.Tình trạng quản lý, tổ chức dạy học theo phương pháp truyền thống, nặng về truyền thụ kiến thức một chiều còn diễn ra phổ biến, chưa chú trọng đến việc tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh, sinh viên và vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các tình huống.Việc ứng dụng cơng nghệ thơng tin cịn hạn chế,hạ tầng và trang thiết bị còn thiếu đồng bộ,thiếu cả chất lượng lẫn số lượng,sử dụng hồ sơ,sổ điểm điện tử cịn hạn chế.

Để có những phương án khắc phục những hạn chế,Chính phủ cùng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội đã có những văn bản chỉ đạo cho các cấp học thực hiện triển khai dạy học trực tuyến.Từ đó, đã tạo hành lang pháp lý với mục đích hỗ trợ hoặc thay thế dạy học trực tiếp tại cơ sở giáo dục,nâng cao chất lượng dạy học và kiểm tra,đánh giá học sinh,sinh viên.

Tiểu kết chương II

Do tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp trên thế giới dẫn đến ảnh hưởng rất lớn đến tình hình học tập của sinh viên trên tồn thế giới chuyển từ trực tiếp sang trực tuyến, sinh viên của trường Đại Học Nội Vụ cũng khơng nằm ngồi vịng quay ấy. qua phần phân tích ở trên ta có thể thấy được đặc điểm, ngành học, giới tính, dân tộc, sinh lý, tâm lý, nguyện vọng của sinh viên trường đại học nội vụ. Do việc thay đổi hình thức học từ trực tiếp sang trực tuyến ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý sinh viên từ đó ảnh hưởng đến hứng thú trong học tập, từ khảo sát 328 sinh viên đã chỉ ra được nhận thức học tập, hứng thú khi phải học trực tuyến, nguyên nhân giảm mức độ tập trung và hứng thú trong giờ học từ đó chỉ ra hậu quả của việc tâm lý hứng thú đối với giờ học mất đi ảnh hưởng như thế nào đến nhà trường, giảng viên, sinh viên của nhà trường qua thực trạng đó có thể giúp tìm ra giải pháp nâng cao chất lượng trong giờ học trực tuyến.

34

CHƯƠNG III:QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC TRỰC TUYẾN CHO SINH VIÊN

3.1. Quan điểm nâng cao chất lượng học trực tuyến

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19,một số tỉnh thành ở nước ta áp dụng giảng

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng học trực tuyến của sinh viên trường đại học nội vụ hà nội (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)