a, b, c, d, e, f tương ứng với hạt đậu tương các giống MTĐ 860, MTĐ 760-4, MTĐ 885-1, Edamame, HL 07-15, OMĐN 29, MTĐ 176
a b c d
e f g
3.2. Hiệu quả của các phƣơng pháp khử trùng hạt đậu tƣơng
Phƣơng pháp xử lý hạt đậu tƣơng với khí clo hoặc dung dịch Javel 50% ở các khoảng thời gian khác nhau đã đƣợc khảo sát. Với các nghiệm thức khử trùng bằng dung dịch Javel 50%, kết quả cho thấy thời gian xử lý mẫu có ảnh hƣởng đến hiệu quả khử trùng và khả năng nảy mầm của hạt (bảng 3.3). Ở thời gian xử lý 30 phút, vẫn còn mẫu nhiễm. Khi tăng thời gian khử trùng lên 40 phút và 50 phút đã tạo đƣợc mẫu sạch 100%, tuy nhiên tỉ lệ mẫu nảy mầm giảm đáng kể ở cả hai giống HL 07-15 và OMĐN 29. Nghiệm thức tối ƣu khi khử trùng bằng dung dịch Javel 50% tƣơng ứng với thời gian xử lý 40 phút có tỉ lệ hạt nảy mầm giảm cịn 75% (HL07- 15) và 77,78% (OMĐN 29).
Các nghiệm thức khử trùng bằng khí clo trong 16 hoặc 24 giờ đều tạo mẫu sạch 100%. Với thời gian xử lý 16 giờ nhận đƣợc tỉ lệ nảy mầm cao nhất là 94,44% (HL 07-15) và 91,67% (OMĐN 29), khi tăng thời gian xử lý lên 24 giờ làm giảm rõ rệt tỉ lệ nảy mầm (hình 3.2). Ngồi ra, khử trùng bằng khí clo giúp hạt nảy mầm đồng đều, thời gian nảy mầm ngắn, sau 5-6 ngày cây mầm vƣơn dài, lá mầm tách vỏ và chuyển màu xanh. Khử trùng bằng dung dịch Javel 50% làm thời gian cây nảy mầm chậm hơn 1-2 ngày, cây nảy mầm không đều. Nhiều nghiên cứu trên các giống đậu tƣơng khác nhau cũng ghi nhận thời gian khử trùng bằng clo phù hợp là khoảng 16 giờ [111][125][164], có thể kéo dài đến 24 giờ [126][165]. Thời gian khử trùng tối ƣu có thể cịn phụ thuộc vào điều kiện của hạt (mức độ sạch ban đầu, điều kiện bảo quản hạt...), tuy nhiên để đảm bảo tỉ lệ hạt nảy mầm, sức sống cây mầm, thời gian hạt tiếp xúc khí clo khơng nên kéo dài. Kết quả ghi nhận ở thí nghiệm này cho thấy thời gian khử trùng hạt chỉ nên giới hạn ở khoảng 16 giờ. Khử trùng hạt là bƣớc chuẩn bị mẫu đầu tiên trong thí nghiệm chuyển gen, đóng vai trị quan trọng ảnh hƣởng đến sự ổn định và thành công của các bƣớc tiếp theo. Ở giai đoạn này, mẫu hạt phải đƣợc khử trùng hoàn toàn đồng thời khả năng nảy mầm, sức sống của hạt không bị ảnh hƣởng nhiều, từ đó đảm bảo đƣợc khả năng tái sinh, tạo chồi cao của mẫu ở thí nghiệm tái sinh. Các yếu tố này sẽ góp phần quyết định sự thành cơng của q trình tạo mẫu, cây chuyển gen.
Tóm lại, khử trùng bằng khí clo trong thời gian 16 giờ đƣợc chọn áp dụng cho các giống đậu tƣơng trong nghiên cứu nhằm tạo ra nguồn nguyên liệu sạch, có sức sống, khả năng nảy mầm tốt và đồng đều giúp cho các thí nghiệm có thể bố trí ổn định, độ đồng nhất cao và hiệu quả. Thí nghiệm sử dụng hai giống HL 07-15 và OMĐN 29, kết quả tối ƣu đƣợc áp dụng cho giống MTĐ 176.