Thang đo và mã hóa thang đo bổ sung sau nghiên cứu định tính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng không gian dịch vụ đến xu hướng trung thành của khách hàng tại các nhà hàng ở TPHCM , luận văn thạc sĩ (Trang 42 - 52)

STT Mã hóa Diễn giải

Âm nhạc

1 AN1 Âm nhạc của nhà hàng hay

2 AN2 Thể loại, dịng nhạc thích hợp khung cảnh

3 AN3 Âm lượng vừa phải, phù hợp

4 AN4 Chất lượng âm thanh tốt

Vệ sinh

5 VS1 Sàn nhà, các lối đi sạch sẽ

6 VS2 Nhà vệ sinh sạch sẽ

7 VS3 Chén, đĩa, ly, tách, … vệ sinh

8 VS4 Nhìn chung việc giữ gìn vệ sinh nhà hàng được thực hiện tốt

Thiết kế, bày trí

9 TK1 Nội thất của nhà hàng được trang trí thời trang hấp dẫn

10 TK2 Kiến trúc nội thất nhà hàng thể hiện cá tính hấp dẫn

11 TK3 Độ cao giữa ghế ngồi và bàn phù hợp, thoải mái

12 TK4 Chỗ để chân của ghế ngồi phù hợp

13 TK5 Nói chung, nội thất của nhà hàng hấp dẫn

Năng lực nhân viên

14 NV1 Nhân viên phục vụ phục vụ yêu cầu của bạn kịp thời

15 NV2 Nhân viên phục vụ hiểu và thực hiện đúng yêu cầu ngay từ lần đầu tiên

16 NV3 Nhân viên phục vụ hiểu nhu cầu của bạn

17 NV4 Nhân viên phục vụ thể hiện sự tận tụy trong việc làm thỏa mãn nhu cầu của bạn 18 NV5 Nhân viên phục vụ có khả năng giải quyết các vấn đề của bạn

Hình thức bên ngồi nhân viên

19 HT1 Nhân viên phục vụ dễ nhìn, thu hút

20 HT2 Nhân viên phục vụ lịch thiệp

21 HT3 Nhân viên phục vụ có ngoại hình đẹp

22 HT4 Nhân viên phục vụ xuất sắc

Xu hướng trung thành

23 TT1 Tôi sẽ nói những yếu tố tích cực của nhà hàng này cho người khác biết

24 TT2 Tôi sẽ xem xét nhà hàng này như sự lựa chọn đầu tiên khi chọn nhà hàng

25 TT3 Tơi sẽ khuyến khích người thân, bạn bè đến nhà hàng này

26 TT4 Tôi sẽ đến nhà hàng này thường xuyên trong thời gian tới

3.3.1.2. Thang đo chính thức

Thang đo chính thức là thang đo được bổ sung, hiệu chỉnh cho phù hợp

với điều kiện thực tế sau bước thảo luận nhóm. Các thang đo chính thức này được đưa vào thiết kế thành bảng câu hỏi hoàn chỉnh để tiến hành khảo sát thử

nghiệm trên phạm vi hẹp. Nội dung bảng câu hỏi được kết cấu gồm các phần: Phần I. Câu hỏi gạn lọc – Phần này giúp tác giả loại bỏ các mẫu không

đạt yêu cầu trong quá trình thu thập dữ liệu. Câu hỏi đưa vào phần gạn lọc có 2

câu: một là, độ tuổi và hai là, mức độ thường xuyên đến nhà hàng của các đối

tượng được khảo sát. Khảo sát sẽ không thực hiện với các đối tượng tuổi dưới

18. Các đối tượng khảo sát phải có mức độ thường xuyên lui tới nhà hàng yêu

thích nhất từ 2 lần trở lên trong mỗi tháng. Để khảo sát thực hiện đúng đối

tượng và phạm vi, các đáp viên trong khảo sát phải sinh sống và làm việc tại

TPHCM.

Phần II. Câu hỏi khảo sát chính – Phần này được thiết kế gồm 27 biến

quan sát. Trong đó, 13 biến quan sát dùng để đo lường khía cạnh vật chất của

không gian dịch vụ, 9 biến quan sát đo lường khía cạnh xã hội của không gian

dịch vụ và 5 biến quan sát đo lường xu hướng trung thành của khách hàng đối với nhà hàng (xem Bảng 3.2).

Phần III. Câu hỏi bổ sung – Phần này sẽ cho biết thông tin đề phân loại

các đối tượng được khảo sát.

Bảng câu hỏi sau khi được thiết kế xong được tiến hành phỏng vấn thử

trên 15 mẫu để kiểm tra mức độ rõ ràng, dễ hiểu của bảng câu hỏi và thông tin

thu về được. Sau khi điều chỉnh từ ngữ tránh những sai lệch trong cách hiểu của

từng đối tượng khác nhau, bảng câu hỏi khảo sát chính thức được cập nhật lại và tiến hành gửi đi lấy mẫu khảo sát thử nghiệm trên phạm vi hẹp.

3.3.1.3. Thang đo hoàn chỉnh

Bảng câu hỏi được cập nhật và tiến hành lấy mẫu nghiên cứu phạm vi

hẹp giúp tác giả nhận biết thêm các cụm từ, khái niệm chưa được đối tượng hiểu

đối tượng mẫu với các mục hỏi. Sau khi thực hiện các hiệu chỉnh dựa trên kết quả

này, tác giả phát hành được các thang đo hoàn chỉnh với bảng câu hỏi được hiệu

chỉnh lần cuối để tiến hành nghiên cứu định lượng chính thức. Thang đo hoàn

chỉnh được thiết kế theo thang đo Likert với 5 mức độ đánh giá.

3.3.2. Nghiên cứu chính thức

Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng nhằm kiểm định lại thang đo trong mơ hình nghiên cứu thơng qua

bảng câu hỏi khảo sát.

3.3.2.1. Phương pháp thu thập thông tin và cỡ mẫu

Việc thu thập dữ liệu được tiến hành trên bảng câu hỏi được hoàn tất.

Trước hết, đối tượng được khảo sát là những người sinh sống và làm việc tại

TPHCM có số lần đi nhà hàng yêu thích của họ từ 02 lần trở lên trong mỗi tháng. Về độ tuổi, mẫu khảo sát phải đảm bảo điều kiện không dưới 18 tuổi.

Về việc chọn mẫu, phương pháp chọn mẫu thuận tiện là phương pháp

được sử dụng trong nghiên cứu này. Phân tích nhân tố khám phá EFA và phân

tích hồi qui bội là phương pháp chủ yếu trong nghiên cứu này, do vậy để tiến hành phân tích nhân tố khám phá EFA tốt, số mẫu nghiên cứu cần đạt ít nhất là 5 mẫu tương ứng với một biến quan sát (Bollen, 1989 được trích dẫn trong Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2008).

Mơ hình nghiên cứu của đề tài có 27 biến quan sát, vì thế kích thước

mẫu cần thiết để kiểm định mơ hình là n ≥ 30 x 5 = 150.

3.3.2.2. Phương pháp phân tích dữ liệu

Các dữ liệu sau khi thu thập sẽ được làm sạch và xử lý thông qua phần

mềm SPSS 16.0. Các phương pháp phân tích được sử dụng trong nghiên cứu:

Thứ nhất, lập bảng tần số

Lập bảng tần số để mô tả mẫu thu thập theo giới tính, độ tuổi, thu nhập,

mục đích thường tới nhà hàng, nghề nghiệp và mức độ thường xuyên đến nhà

Thứ hai, tính tốn Cronbach alpha

Hệ số Cronbach alpha là một phép kiểm định thống kê về mức độ chặt

chẽ mà các mục hỏi trong thang đo tương quan với nhau. Vì vậy, với phương

pháp này, người phân tích có thể loại bỏ các biến khơng phù hợp và hạn chế các biến rác trong quá trình nghiên cứu và đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua

hệ số Cronbach alpha. Những biến có hệ số tương quan biến tổng (item-total correlation) nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại (Nunnally và Burnstein, 1994 được trích dẫn

trong Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2008).

Theo qui ước, một tập hợp các mục hỏi dùng để đo lường được đánh giá

tốt phải có hệ số Cronbach alpha lớn hơn hoặc bằng 0.8. Thang đo có Cronbach

alpha từ 0.7 đến 0.8 là sử dụng được. Mặc dù vậy, thang đo có hệ số Cronbach

alpha từ 0.6 trở lên vẫn có thể sử dụng trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu là khái niệm mới (Nunnally và Burnstein, 1994 được trích dẫn trong Nguyễn

Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2008).

Thứ ba, phân tích nhân tố khám phá (EFA)

Phân tích nhân tố khám phá (EFA) là kỹ thuật được sử dụng chủ yếu để

thu nhỏ và tóm tắt dữ liệu sau khi đã đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ

hệ số Cronbach alpha và loại đi các biến không đảm bảo độ tin cậy. Phương

pháp này phát huy tính hữu ích trong việc xác định các tập hợp biến cần thiết

cho vấn đề nghiên cứu cũng như được sử dụng để tìm mối liên hệ giữa các biến

với nhau.

Trong phân tích nhân tố khám phá, trị số KMO (Kaiser – Mever – Olkin) là chỉ số dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố. Phân tích được

xem là thích hợp nếu trị số KMO có giá trị trong khoảng 0.5 đến 1. Ngược lại,

nếu trị số KMO nhỏ hơn 0.5 thì phân tích nhân tố có khả năng khơng thích hợp với các dữ liệu.

Mặt khác, phân tích nhân tố còn dựa vào eigenvalue để xác định số

lượng nhân tố. Chỉ những nhân tố có eigenvalue lớn hơn 1 thì mới được giữ lại trong mơ hình. Đại lượng eigenvalue đại diện cho lượng biến thiên được giải

thích bởi nhân tố. Những nhân tố có eigenvalue nhỏ hơn 1 sẽ khơng có tác dụng tóm tắt thơng tin tốt hơn một biến gốc. Thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích được phải ≥ 50% (Gerbing và Anderson, 1988 được trích dẫn trong

Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2008)

Một phần quan trọng trong phân tích nhân tố là ma trận nhân tố (Component Matrix) hay ma trận nhân tố khi các nhân tố được xoay (rotated

component matrix). Ma trận nhân tố chứa các hệ số biểu diễn các biến chuẩn hóa bằng các nhân tố (mỗi biến là một đa thức của các nhân tố). Những hệ số tải nhân tố (factor loading) biểu diễn tương quan giữa các biến và các nhân tố. Hệ số này cho biết nhân tố và biến có liên quan chặt chẽ với nhau. Nghiên cứu sử dụng phương pháp trích nhân tố principal components nên các hệ số tải nhân tố phải có trọng số lớn hơn 0.5 thì mới đạt yêu cầu (Nunnally và Burnstein, 1994 được

trích dẫn trong Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2008) .

Thứ tư, phân tích hồi qui để xem xét mơ hình nghiên cứu

Một công việc quan trọng của bất kỳ thủ tục thống kê xây dựng mơ hình từ dữ liệu nào cũng đều cần chứng minh sự phù hợp của mơ hình. Với mơ hình được đề cập trong tại chương 2, phương pháp phân tích hồi qui bội sẽ được thực

hiện để xem xét mức độ tác động của các yếu tố đến xu hướng trung thành.

Tóm tắt chương 3

Chương này trình bày phương pháp nghiên cứu gồm hai bước chính nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện

bằng nghiên cứu định tính thơng qua thảo luận nhóm. Nghiên cứu chính thức được thực hiện nghiên cứu định lượng. Chương này cũng trình bày qui trình, kế

hoạch thu thập và phân tích dữ liệu thu thập được. Chương tiếp theo sau đây sẽ

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Giới thiệu

Sau khi thu thập dữ liệu và thực hiện các bước phân tích như đã trình bày

ở Chương 3, Chương 4 này sẽ trình bày kết quả của nghiên cứu.

Kết quả của nghiên cứu được trình bày trong chương này bao gồm: (1) Mô tả mẫu

(2) Kết quả kiểm định thang đo thông qua hệ số Cronbach alpha và phân

tích nhân tố

(3) Kiểm định và trình bày kết quả kiểm định của mơ hình nghiên cứu

và giả thuyết nghiên cứu bằng phương pháp phân tích hồi qui bội. Các kiểm

định này được thực hiện thông qua phần mềm SPSS 16.0.

4.2. Kết quả nghiên cứu định lượng 4.2.1. Mô tả mẫu 4.2.1. Mô tả mẫu

Khảo sát được thực hiện với đối tượng là những người sinh sống

tại TPHCM, độ tuổi giới hạn từ 18 tuổi trở lên và có mật độ đi đến nhà hàng ít từ 2 lần trở lên trong mỗi tháng. Sau khi tiến hành thu thập và loại bỏ các mẫu không

đạt yêu cầu, số mẫu được đưa vào phân tích và kiểm định là 220 mẫu. Ngoại trừ

những mục hỏi phục vụ thống kê mô tả bị bỏ trống, đặc điểm mẫu khảo sát được thể hiện như sau:

Bảng 4.1. Mô tả mẫu Mục Mơ t Mục Mơ t Giới tính Nam Nữ Độ tuổi 18-30 31-4 Trên Thu nhập < 5 tri 5 - 10 tri > 10 tri

Nghề nghiệp Liên doanh Cán b Kinh Số lần đi nhà hàng/tháng 2-5 l >5 lầ Mục đích đến nhà hàng Giải Ăn u Thư gi Thể hi Về giới tính, có 202 người được phỏng vấn là n Về độ tuổi, trong số tuổi 18 đến 30, chiếm tỷ l tỷ lệ 46.4 %; 49 người thuộ Về thu nhập, có 8 đồng/tháng, chiếm tỷ lệ 39.1 tỷ lệ 37.7% và có 51 người ơ tả Số mẫu Nam 202 18 30 tuổi 69 45 tuổi 102 Trên 45 tuổi 49 22.3 triệu 86 10 triệu 83 10 triệu 51 Liên doanh – Nước ngoài 33

Cán bộ công chức 151

Kinh doanh tư nhân 36

lần 137

lần 83

ải quyết công việc 11

Ăn uống 98

Thư giãn 92 41.8

ể hiện bản thân 19 8.6

202 người được phỏng vấn là nam – chiếm tỷ l nữ - chiếm tỷ lệ 8.2 %.

ố các đối tượng được phỏng vấn, có 69 ngư

lệ 31.4%; 102 người thuộc độ tuổi từ 31 đế

ộc độ tuổi trên 45, chiếm tỷ lệ 22.3%.

86 người được phỏng vấn có thu nhập d

39.1%; 83 người có thu nhập từ 5-10 triệu i có thu nhập trên 10 triệu đồng, chiếm tỷ lệ

Tỷ lệ (%) 91.8 8.2 31.4 46.4 9 22.3 39.1 37.7 23.2 15.0 68.6 16.4 62.3 37.7 5.0 44.5 92 41.8 n thân 19 8.6 lệ 91.8%; 18 ười thuộc độ ến 45, chiếm dưới 5 triệu đồng, chiếm 23.2%.

Về nghề nghiệp, trong các đối tượng được phỏng vấn có 33 mẫu (tỷ lệ

20.6%) là liên doanh, nước ngoài, 151 mẫu (chiếm 68.6%) là cán bộ - công chức, 36 mẫu (tỷ lệ 16.4%) là kinh doanh tư nhân.

Về mức độ thường xuyên đến nhà hàng, có 137 người được phỏng vấn có

số lần đi nhà hàng từ 2 lần đến 5 lần trong một tháng (chiếm tỷ lệ 62.3%), 83

người được phỏng vấn có số lần đi nhà hàng trên 5 lần trong một tháng (chiếm

37.7%)

Về mục đích đến nhà hàng của các đối tượng được phỏng vấn, mục đích ăn uống giữ vị trí cao nhất với 98 mẫu, chiếm tỷ lệ 44.5% trong tổng số mẫu

khảo sát; tiếp đến là mục đích đến nhà hàng để thư giãn có 92 mẫu khảo sát lựa

chọn, chiếm tỷ lệ 41.8%; mục đích đến nhà hàng để thể hiện bản thân là 19,

chiếm 8,6% và cuối cùng để giải quyết cơng việc có 11 mẫu khảo sát lựa chọn,

chiếm tỷ lệ 5.0%.

4.2.2. Kiểm định độ tin cậy của thang đo

Hệ số Cronbach alpha là một phép kiểm định thống kê về mức độ chặt

chẽ mà các mục hỏi trong thang đo tương quan với nhau. Vì vậy, với phương

pháp này, người phân tích có thể loại bỏ các biến không phù hợp và hạn chế các biến rác trong quá trình nghiên cứu và đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach alpha.

Kết quả kiểm định hệ số Cronbach alpha được thực hiện đối với từng

thành phần trong các yếu tố giả định tác động lên xu hướng trung thành của

khách hàng đối với các nhà hàng. Việc kiểm định được thực hiện trên các thang đo:

(1)Các yếu tố vật chất gồm âm nhạc, vệ sinh và thiết kế, bày trí;

(2)Các yếu tố xã hội gồm năng lực nhân viên và hình thức bên ngồi của nhân viên phục vụ.

(3)Xu hướng trung thành

Kiểm định độ tin cậy của các thang đo được thể hiện tổng hợp tại bảng

4.2.2.1. Âm nhạc

Thang đo yếu tố âm nhạc với 04 biến quan sát có hệ số cronbach alpha là 0.856, tất cả cronbach alpha của các biến còn lại nếu bị loại đều có hệ số

cronbach alpha nhỏ hơn mức 0.856, điều này cho thấy đây là thang đo lường có

thể sử dụng được. Mặt khác, hệ số tương quan biến tổng giữa các biến đều đạt

mức tốt. Tương quan biến tổng cao nhất là AN4 với 0.736 và nhỏ nhất là AN2 là 0.668. Với kết quả này, thang đo lường yếu tố âm nhạc được giữ nguyên cho việc phân tích nhân tố khám phá EFA.

4.2.2.2. Sự vệ sinh

Thang đo sự vệ sinh với 04 biến quan sát có hệ số cronbach alpha là

0.859, tất cả cronbach alpha của các biến còn lại nếu bị loại đều có hệ số

cronbach alpha nhỏ hơn mức 0.859, điều này cho thấy đây là thang đo lường có

thể sử dụng được.

Mặt khác, hệ số tương quan biến tổng giữa các biến đều đạt mức tốt.

Tương quan biến tổng cao nhất là VS2 với 0.785 và nhỏ nhất là VS4 là 0.606. Với kết quả này, thang đo lường sự vệ sinh được giữ nguyên cho việc phân tích

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng không gian dịch vụ đến xu hướng trung thành của khách hàng tại các nhà hàng ở TPHCM , luận văn thạc sĩ (Trang 42 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)