Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2001 –

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp để phát triển thị trường chứng khoán việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 28 - 31)

giai đoạn 2001 – 2010

Trên cơ sở nghiên cứu xuất phát điểm của nền kinh tế đất nước, thực trạng hệ thống tài chính cũng như thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian qua, và mục tiêu, yêu cầu phát triển thị trường tài chính Việt Nam từ nay đến năm 2010, chiến lược phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010 cần tập trung vào những nội dung chính sau đây:

3.1.1. Phát triển thị trường chứng khoán tập trung theo mơ hình từ Trung tâm giao dịch chứng khốn lên Sở giao dịch chứng khốn

Q trình phát triển thị trường chứng khốn đến năm 2010 có thể chia làm hai giai đoạn. Giai đoạn một từ năm 2001 đến 2004 là giai đoạn xây dựng và hoàn thiện hoạt động của 2 Trung tâm giao dịch chứng khốn tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, chuẩn bị các điều kiện về cơ sở hạ tầng và khung pháp luật để từng bước phát triển Trung tâm giao dịch chứng khoán (TTGDCK) thành Sở giao dịch chứng khoán (SGDCK). Với đặc thù kinh tế nước ta và các yêu cầu phát triển của thị trường chứng khốn, thiết nghĩ thời gian 4 năm là thích hợp.

Giai đoạn hai từ năm 2005 đến 2010, là giai đoạn vận hành SGDCK với quy mô

hiện đại.

3.1.2. Xây dựng thị trường chứng khoán phi tập trung (OTC)

Hiện nay, nhu cầu mua bán chứng khốn của cơng chúng đầu tư là rất lớn, trong khi đó, số lượng chứng khốn niêm yết trên TTDGCK cịn q ít ỏi và chiếm tỷ trọng thấp trong tổng số chứng khoán hiện đang lưu hành trên thị trường. Do vậy, hoạt động mua bán chứng khoán chưa niêm yết bên ngoài TTGDCK diễn ra hết sức sơi động, nằm ngồi sự quản lý kiểm sốt của Nhà nước. Điều đó đặt ra yêu cầu khách quan cho việc xây dựng một thị trường chứng khoán phi tập trung (OTC) giao dịch những loại chứng khốn này.

Để có thể đưa thị trường OTC đi vào vận hành trong thời gian sớm nhất, mơ hình giao dịch của thị trường OTC dự kiến được thiết kế sử dụng mạng máy

tính cục bộ (LAN) như hệ thống Put Through hiện nay của TTGDCK TP. HCM. Qua mạng này, các cơng ty chứng khốn sẽ liên tục đưa các chào giá hai chiều và khối lượng chứng khoán giao dịch vào hệ thống. Các thành viên đối tác có thể dị tìm các lệnh đối ứng và thỏa thuận với nhau về các mức giá, khối lượng chứng khoán giao dịch.

Dự kiến việc xây dựng thị trường OTC ở Việt Nam được chia làm hai giai đoạn: năm 2003 đưa vào vận hành thị trường OTC dạng đơn giản dành cho các chứng khốn có chất lượng thấp hơn các chứng khoán được niêm yết trên TTGDCK. Từ năm 2009 trở đi sẽ xây dựng thị trường phi tập trung theo tiêu chuẩn quốc tế và được tổ chức thành 2 dạng thị trường: (i) thị trường theo kiểu NASDAQ của Mỹ cho chứng khốn có chất lượng thấp hơn chứng khoán được niêm yết; và (ii) thị trường OTC đầy đủ cho các chứng khốn cịn lại theo kiểu thị trường thứ ba.

3.1.3. Phát triển hàng hố cho thị trường

Tính đến thời điểm 28/07/2001, tổng giá trị chứng khoán được niêm yết trên TTGDCK TP. HCM là 1.580 tỷ VNĐ, chiếm khoảng 0.57% GDP. Mục tiêu đến năm 2010 khối lượng chứng khoán niêm yến sẽ đạt 15 – 20% GDP.

Đối với cổ phiếu: Có thể chia thành hai giai đoạn. Giai đoạn 1 từ năm

2000 – 2006: là giai đoạn cơ bản hồn thành q trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước. Sở dĩ cần đến 7 năm cho giai đoạn một là do q trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước gặp nhiều khó khăn và diễn ra quá chậm so với mục đề ra, nên việc phát triển cổ phiếu cho thị trường chứng khoán cần nhiều thời gian hơn. Tính đến thời điểm 28/07/2001, chúng ta đã tiến hành cổ phần hóa hơn 600 doanh nghiệp Nhà nước, trong đó mới chỉ có khoảng 80 doanh nghiệp đủ điều kiện niêm yết trên thị trường chứng khốn, vẫn cịn khoảng 5.800 doanh nghiệp Nhà nước chưa được cổ phần hóa. Mục tiêu đến năm 2006 sẽ tiến hành cổ phần hóa cho tồn bộ các doanh nghiệp nhà nước mà Nhà nước không cần giữ 100% vốn. Giai đoạn 2 từ năm 2007 – 2010: mục tiêu sẽ đưa một số lượng lớn các doanh nghiệp cổ phần hóa đủ điều kiện vào niêm yết trên SGDCK, ban hành các chính sách cần thiết để khuyến khích và hỗ trợ các cơng ty cổ phần khơng thuộc diện doanh nghiệp nhà nước đã tiến hành cổ phần hóa niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khốn để tăng lượng hàng hóa giao dịch trên thị trường.

Đối với trái phiếu: Ngồi trái phiếu Chính phủ vẫn được coi là hàng hóa

chính trên thị trường, mục tiêu đặt ra là cần tập trung phát triển các loại công cụ nợ khác như trái phiếu doanh nghiệp, trái phiếu ngân hàng thương mại, các trái phiếu chính quyền địa phương, trái phiếu cơng trình… thơng qua các giải pháp như: xây dựng một khung pháp lý đầy đủ, đồng bộ quản lý việc phát hành và

29

giao dịch trái phiếu doanh nghiệp, áp dụng các biện pháp mang tính hành chính bắt buộc như điều chỉnh các chính sách cấp phát vốn ngân sách nhà nước, hạn chế và tiến tới xóa bỏ các tiêu chuẩn cho vay ưu đãi, áp dụng các chính sách ưu đãi về thuế, lệ phí đối với doanh nghiệp tham gia vào thị trường trái phiếu, thành lập và phát triển hệ thống các tổ chức định mức tín nhiệm làm cơ sở cho việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp khi phát hành …

3.1.4. Phát triển các định chế tài chính trung gian

Hiện nay, mặc dù thị trường chứng khoán Việt Nam đã đi vào vận hành, song mới chỉ ở giai đoạn thử nghiệm, các thiết chế vận hành, quy mô và đối tượng tham gia vào thị trường, đặc biệt là các định chế tài chính trung gian, cịn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu của một thị trường vốn đầy đủ về cả số lượng và chất lượng. Vì vậy, trong chiến lược phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010, cần có chiến lược cụ thể cho việc phát triển các định chế tài chính trung gian của thị trường, bao gồm các cơng ty chứng khốn, cơng ty quản lý quỹ và các Quỹ đầu tư, các ngân hàng lưu ký, tổ chức định mức tín nhiệm và các tổ chức kiểm tốn độc lập. Riêng đối với công ty chứng khốn, trong tương lai nếu có đủ điều kiện sẽ cho phép các cơng ty chứng khốn 100% vốn nước ngồi có thể thành lập và hoạt động tại thị trường Việt Nam.

3.1.5. Chiến lược hội nhập quốc tế

Nằm trong xu thế chung khi Việt Nam chuẩn bị tham gia vào các tổ chức quốc tế quan trọng (AFTA, WTO…) thì việc tham gia vào các tổ chức quốc tế về chứng khoán và thị trường chứng khoán được đặt ra như một nhân tố cần thiết nhằm tạo ra một cơ chế hợp tác quốc tế trong quản lý các hoạt động đầu tư chứng khốn xun biên giới. Điều đó cũng có nghĩa là thị trường chứng khốn Việt Nam cần có sự chuẩn bị về nhiều mặt cho việc hội nhập, mà trước hết là một chiến lược hội nhập đúng đắn và phù hợp, trong đó quan trọng nhất phải kể đến:

- Kế hoạch hành động Hà Nội tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ VI tổ chức tại Hà Nội vào tháng 12/1998 và các cam kết hợp tác và phát triển thị trường vốn giữa các nước ASEAN nhằm xây dựng một cơ chế niêm yết chéo giữa thị trường chứng khoán các nước ASEAN vào năm 2003.

- Gia nhập Hiệp hội các SGDCK Đông Á và Châu Đại Dương (EAOSEF): quá nửa trong số các SGDCK thành viên là thuộc các nước ASEAN, và hầu hết các thành viên của EAOSEF cũng đồng thời là thành viên của Hiệp hội quốc tế các SGDCK (FIBV). Vì vậy, gia nhập EAOSEF là nền tảng quang trọng cho việc triển khai kế hoạch hợp tác về phát triển thị trường vốn giữa các nước ASEAN và gia nhập FIBV sau này.

- Gia nhập Hiệp hội quốc tế các SGDCK (FIBV): Việc trở thành thành viên chính thức của FIBV là rất thuận lợi và hoàn toàn phù hợp với xu thế hội nhập vào khu vực vì phần lớn các nước thành viên ASEAN đã có thị trường chứng khoán đều đã gia nhập Hiệp hội này.

3.1.6. Đào tạo, nâng cao dân trí trong lĩnh vực thị trường chứng khoán khoán

Chiến lược đào tạo, nâng cao dân trí trong lĩnh vực thị trường chứng khốn bao gồm đào tạo một đội ngũ cán bộ có năng lực, tâm huyết với sự nghiệp của ngành chứng khoán, đồng thời với việc tăng cường sự hiểu biết của dân chúng về chứng khoán và thị trường chứng khoán, mà trước hết là phổ cập các kiến thức cơ bản về thị trường chứng khốn cho tồn dân trên các phương tiện thơng tin đại chúng.

Để có thể đảm đương tốt cơng tác đào tạo cho tồn ngành chứng khoán, trong mục tiêu chiến lược phát triển thị trường chứng khoán từ nay đến năm 2010, cần xây dựng và mở rộng phạm vi cũng như nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm Nghiên cứu khoa học và Bồi dưỡng nghiệp vụ Chứng khoán hiện nay lên ngang tầm với các Học viện nghiên cứu và đào tạo chứng khoán của thị trường chứng khoán các nước trên thế giới và trong khu vực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp để phát triển thị trường chứng khoán việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)