3.8 Kiến nghị với các cơ quan chức năng
3.8.2 Phát triển thị trường các công cụ phái sinh tại Việt Nam
Trong tiến trình hội nhập kinh tế Quốc tế, Hệ thống tài chính Việt Nam đã có những bước phát triển rất quan trọng theo hướng hội nhập với thông lệ và Chuẩn mực Quốc tế được chấp nhận chung. Đây là định hướng phát triển đúng đắn để Hệ thống tài chính Việt Nam phát triển ổn định, bền vững, tạo điều kiện cần cho phát triển kinh tế nước ta. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, công cụ tài chính phái sinh và thị trường cơng cụ tài chính phái sinh vẫn chưa phát triển; việc mua (bán) cơng cụ tài chính phái sinh được rất ít doanh nghiệp hoặc tổ chức tài chính thực hiện trong q trình hoạt động kinh doanh của mình, đồng thời thị trường chính thức chưa được thiết lập, thị trường phi chính thức nhỏ lẻ và hoạt động không thường xuyên.
Loại công cụ tài chính phái sinh được phổ biến nhiều nhất ở Việt Nam hiện nay là công cụ tài chính phái sinh tiền tệ. Ngồi ra, một số ít ngân hàng thương mại Việt Nam đang được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho phép thực
103
hiện thí điểm mua/ bán một số loại cơng cụ tài chính phái sinh khác như cơng cụ tài chính phái sinh về tín dụng, hốn đổi lãi suất, quyền chọn về vàng, kỳ hạn về hàng hóa.
Một trong những nguyên nhân làm cho thị trường các công cụ phái sinh chưa phát triển ở Việt Nam là do
(1) Khn khổ pháp lý: các luật lệ, các chính sách quản lý nhà nước còn thiếu; cơ chế nghiệp vụ chưa có.
Đối với các TCTD, năm 2006, sau khi được Bộ Tài chính chấp thuận, NHNN đã ban hành chế độ kế toán nghiệp vụ phái sinh tiền tệ tại các tổ chức tín dụng (TCTD) (thể hiện ở Quyết định số 29/2006/QĐ-NHNN ngày 10/07/2006 của Thống đốc NHNN; Công văn số 7404/NHNN-KTTC ngày 29/08/2006 của NHNN). Theo đó, các cơng cụ tài chính phái sinh tiền tệ ghi nhận lần đầu theo giá trị giao dịch, tiếp theo thường xuyên được đánh giá lại, ghi nhận trên sổ sách kế toán theo hoặc gần đúng theo giá trị hợp lý thị trường; đồng thời kết quả (lãi/ lỗ) của TCTD được xác định hợp lý, hạn chế bớt tình trạng lãi giả, lỗ thật hoặc lãi thật, lỗ giả. Tiếp đến, với Quyết định số 16/2007/QĐ-NHNN ngày 18/04/2007 của Thống đốc NHNN về Chế độ báo cáo tài chính đối với các TCTD, việc công bố thông tin về cơng cụ tài chính phái sinh trên báo cáo tài chính của các TCTD đã ở mức đầy đủ, chi tiết cần thiết cho những ai quan tâm. Chế độ báo cáo này gần như quán triệt tuyệt đối các chỉ tiêu cần công bố theo thông lệ Quốc tế về trình bày báo cáo tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính tương tự. Đáng lưu ý là các thơng tin sau: Loại cơng cụ tài chính phái sinh được mua/ bán; quy mô mua/ bán; giá trị ròng về tài sản/ công nợ theo giá trị hợp lý thị trường của các cơng cụ tài chính phái sinh; mức độ các loại rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá và rủi ro giá cả khác hiện có...
Đối với các doanh nghiệp, khi mua/ bán cơng cụ tài chính phái sinh, theo quy định tại khoản 1, Điều 7 của Luật kế toán về Nguyên tắc kế toán: "Giá trị
104
quy định tại Chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành (Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính), tuy nhiên chưa có hướng dẫn trực tiếp về xử lý kế tốn, về trình bày chỉ tiêu tài chính có liên quan trên báo cáo tài chính đối với các nghiệp vụ mua/ bán/ giao dịch cơng cụ tài chính phái sinh. Việc thiếu vắng các tiêu chuẩn kế toán chất lượng cao để ghi nhận, đánh giá giá trị cơng cụ tài chính nói chung và cơng cụ tài chính phái sinh nói riêng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc xác định kết quả tài chính, đến quản trị rủi ro tài chính của doanh nghiệp. Đồng thời cơ quan giám sát tài chính- ngân hàng- chứng khốn cũng khơng thể có được thơng tin đầy đủ, trung thực để giám sát thị trường chung, giám sát an toàn hoạt động của từng tổ chức tài chính. (2) Tham gia thị trường tài chính Việt nam còn thiếu các nhà đầu tư am hiểu về lợi ích cũng như kỹ thuật tính tốn lợi nhuận từ các loại nghiệp vụ này.
(3) Các nhà môi giới chuyên nghiệp, các trung gian tài chính đủ năng lực tổ chức thị trường phái sinh cịn q ít trên thị trường tiền tệ, thị trường tín dụng, thị trường chứng khoán Việt nam để thúc đẩy các nhà đầu tư tham gia mạnh mẽ vào thị trường phái sinh
(4) Chi phí giao dịch có liên quan để mua/ bán/ giao dịch công cụ tài chính phái sinh cịn cao. Chi phí giao dịch bao gồm:
. Chi phí tìm kiếm thơng tin; . Chi phí thương lượng với đối tác;
. Chi phí để điều chỉnh trạng thái nhằm thích nghi với điều kiện mới của thị trường và tài thương lượng;
. Chi phí phát sinh từ những yếu tố bất định và rủi ro về thông tin, thể chế... (uncertaily cost - chi phí rủi ro khơng dự đốn được);
. Chi phí ủy quyền tác nghiệp; . Chi phí thực hiện và giám sát.
Do đó, để phát triển thị trường các cơng cụ phái sinh ở việt nam, trước
hết các NHTM, ĐCTC phi ngân hàng cần chủ động xây dưng cơ chế, thiết kế các sản phẩm dự kiến sẽ xuất hiện tất yếu trong tương lai không xa, tổ chức phổ biến, thông tin, thậm chí tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho khách hàng để các
105
bên dễ dàng “hiểu biết” và trở thành những “nhân vật” chính trên sân chơi của thị trường các cơng cụ tài chính phái sinh;
- Các cơ quan quản lý: Chính phủ, các Bộ, NHNN cần phối hợp xây dựng khung pháp lý ngày càng hồn thiện cho sự phát triển thị trường các cơng cụ tài chính phái sinh.
- Các bên tham gia thị trường cũng như bản thân cơ quan quản lý và các cơ sở đào tạo đều rất cần và đã đến lúc phải có chương trình, lộ trình, giáo trình đào tạo chuyên nghiệp về các giao dịch cơng cụ tài chính phái sinh trên TTTC.
106
TĨM TẮT CHƯƠNG 3
Để có thể đứng vững và phát triển trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, địi hỏi cơng ty Tanimex phải khơng ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là phải nâng cao năng lực quản trị tài chính. Chính vì vậy, kể từ khi chuyển sang hình thức cổ phần, công ty Tanimex đã không ngừng được đổi mới, đẩy nhanh tốc độ phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường. Tuy nhiên, trong cơng tác quản trị tài chính vẫn cịn một số vấn đề hạn chế cần được hoàn thiện nhằm giúp cho công ty phát triển một cách vững chắc trong thời gian tới.
Do đó, Chương 3 của luận văn này đã trình bày một số giải pháp để nâng cao năng lực quản trị tài chính tại công ty Tanimex. Trước hết, muốn nâng cao
năng lực quản trị tài chính cần phải nhận thức đúng đắn về mục tiêu của cơng
tác quản trị tài chính hiện đại, từ đó cơ cấu tổ chức lại bộ phận tài chính kế tốn nhằm tạo khả năng thực hiện tốt các mục tiêu đã đề ra. Tiếp theo, từng bước xây dựng một cấu trúc vốn tối ưu để nâng cao hiệu quả chi phí sử dụng vốn, bao gồm việc tổ chức lại cấu trúc các nguồn vốn, thực hiện các biện pháp huy động vốn hiệu quả. Đồng thời nhận thức rõ tầm quan trọng của vấn đề minh bạch hóa thơng tin, tạo ra sự tin tưởng của nhà đầu tư, từ đó dễ dàng huy động vốn khi có nhu cầu với chi phí hợp lý. Cuối cùng là phải xây dựng được đội ngũ lao động có trình độ, chun mơn nghề nghiệp cao và tận tâm, gắn bó với cơng ty. Chỉ có xây dựng được một đội ngũ lao động vững mạnh mới có thể phát huy tối đa năng suất lao động hiện có tại Cơng ty, là tiền đề để công ty phát triển, nâng cao khả năng cạnh tranh và khẳng định thương hiệu của công ty trên thị trường, theo kịp tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Về phía các cơ quan quản lý nhà nước, luận văn cũng kiến nghị một số giải pháp phát triển ổn định thị trường chứng khốn và thị trường các cơng cụ phái sinh để tạo môi trường thuận lợi cho Công ty ứng dụng các biện pháp quản trị tài chính, qua đó hồn thiện hơn năng lực quản trị tài chính tại Công ty.
107
KẾT LUẬN
Thị trường kinh doanh ngày nay đang ngày một mở rộng hơn, một mặt mang lại những lợi ích dài hạn để Công ty lớn mạnh thông qua mở rộng thị trường và đổi mới cơ chế quản lý và kinh doanh theo yêu cầu cạnh tranh, mặt khác sẽ là thách thức không nhỏ đối với khả năng của Công ty, buộc Công ty phải cơ cấu lại sản xuất kinh doanh, chuyển dịch đầu tư và điều chỉnh các hoạt động sản xuất kinh doanh.
Q trình đối phó với các thách thức cạnh tranh đặt ra cho Công ty cần thiết có sự hỗ trợ từ nhiều phía nhằm tạo điều kiện để các nguồn vốn tài chính được nhanh chóng chuyển sang sử dụng ở các lĩnh vực kinh doanh khác, hiệu quả hơn. Đặc biệt, vấn đề quản trị tài chính doanh nghiệp là một vấn đề lớn địi hỏi Công ty rất cần phải quan tâm và chú trọng.
Qua phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình quản trị tài chính của Cơng ty Tanimex, cho thấy từ khi cổ phẩn hóa, tình hình quản trị tài chính cũng có những bước tiến triển và đạt được những thành quả nhất định. Tuy nhiên, vấn đề quản trị tài chính cịn bộc lộ nhiều nhược điểm ảnh hưởng đến chiến lược, mục tiêu phát triển của Công ty trong thời gian tới. Sự mất cân đối trong cấu trúc vốn, tình trạng nợ và chiếm dụng vốn lẫn nhau giữa các đơn vị thành viên đã làm hạn chế khả năng cạnh tranh và hiệu quả sử dụng nguồn vốn của Công ty.
Để phát huy thế mạnh và khắc phục những nhược điểm trong quản trị tài chính, chúng tơi đã đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản trị tài chính tại Công ty : tái cấu trúc vốn nhằm tiến tới một cấu trúc vốn tối ưu, tìm nguồn huy động vốn với chi phí hiệu quả, tăng cường công tác quản lý và sử dụng vốn, xây dựng một đội ngũ quản trị tài chính vững mạnh.
Vì thời gian và kiến thức còn hạn chế, những ý kiến nêu trên trong luận
108
trong nhận xét, đánh giá và đề xuất các giải pháp. Tác giả rất mong muốn được học hỏi nhiều hơn để hồn thiện chun mơn của mình.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS.TS Trần Ngọc Thơ (2005), “Tài chính doanh nghiệp hiện đại”, Nhà xuất bản thống kê, TP HCM.
2. TS. Nguyễn Ngọc Trang (2006), “Quản trị rủi ro tài chính”, Nhà xuất bản Thống kê, TP HCM.
3. TS. Phan Thị Bích Nguyệt (2006), “Đầu tư tài chính”, Nhà xuất bản Thống kê, TP HCM.
4. TS. Nguyễn Quang Thu (2005), “Quản trị tài chính căn bản”, Nhà xuất bản
Thống kê, TP HCM.
5. Công ty Cổ phần Sản xuất Kinh Doanh Xuất nhập khẩu Dịch vụ & Đầu tư Tân Bình – Tanimex (2006), “Báo cáo quyết tốn”, TP HCM.
6. Cơng ty Cổ phần Sản xuất Kinh Doanh Xuất nhập khẩu Dịch vụ & Đầu tư Tân Bình – Tanimex (2007), “Báo cáo quyết toán”, TP HCM.
7. www.saga.com.vn 8. www.youtemplates.com 9. www.fetp.edu.vn