Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lu động

Một phần của tài liệu 594 Lợi nhuận và các giải pháp góp phần tăng lợi nhuận tại Công ty cổ phần phát triển công nghệ nông thôn (86tr) (Trang 38 - 42)

3. Nhận xét chung

3.2.1.2 Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lu động

Để tiến hành sản xuất kinh doanh ngoài các t liêu lao động các doanh nghiệp cần phải có đối tợng lao động (nh nguyên vật liệu , bán thành phẩm ...) vốn lu động cùng một lúc đợc phân bổ trên khắp các gian đoạn luân chuyển và biểu hiện dới nhiều hình thức khác nhau. Muốn cho qúa trình tái sản xuất đợc thực hiện liên tục doanh nghiệp phải có đủ vốn lu động đầu t vào các quá trình khác nhau đó. Doanh nghiệp sử dụng vốn lu động hiệu quả bao nhiêu thì sản phẩm tiêu thụ đợc nhiều bấy nhiêu. Vì vậy nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lu động có vai trò quan trọng đối với việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nói riêng, hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung.

Tổ chức và quản lý tốt quá trình thu mua, dự trù vật t nhằm giảm bớt chi thu mua dự trữ vật t góp phần hạ giá thành, tăng lợi nhuận. Nh đã phân tích trong phần dự trữ hàng tồn kho, cho thấy mức dự trữ nguyên vật liệu ở đầu năm và cuối năm khá cao mà thực tế nhu cầu sản xuất của doanh nghiệp không thể dùng hết, mặt khác giá cả các loại nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất của công ty hầu nh không có sự biến đổi lớn vì thế nên chăng công ty nên giảm bớt lợng dự trữ này để tăng cờng lợng vốn ở các khâu khác. Công ty cần quản lý tốt khâu này để vật t phục vụ cho sản xuất có chất lợng tốt, giá cả thấp nhng vẫn cung cấp kịp thời.

Đẩy nhanh hơn nữa tốc độ chu chuyển của vốn lu động trong khâu lu thông. Đây là điểm yếu của Công ty vì giá trị của thành phẩm và các khoản phải thu trong vốn lu động của công ty là rất lớn . Cụ thể các khoản phải thu

chiếm tỷ trọng cao trong vốn lu động tăng mạnh nhất là ở năm 2001 làm cho kỳ thu tiền bình quân của công ty tăng lên, gây ứ đọng vốn trong khâu lu thông. Để đẩy nhanh tốc độ chu chuyển vốn lu động trong khâu lu thông công ty cần giảm các khoản phải thu xuống, tăng cờng công tác thu nợ, điều chỉnh lại chính sách tín dụng thơng mại sao cho hợp lý. Công ty cần giảm bớt thành phẩm tồn kho bằng cách tăng lợng bán ra, cân đối giữa sản xuất và nhu cầu thị trờng, mở rộng thị trờng tiêu thụ ... cùng với việc đẩy mạnh tốc độ chu chuyển vốn lu động trong khâu lu thông và khâu sản xuất sẽ làm cho tốc độ chu chuyển của vốn lu động tăng lên.

Làm tốt công tác hoạch định ngân sách tiền mặt để dự báo nhu cầu chi tiêu hợp lý và chính xác. Cần phải xác định đúng lợng dự trữ tiền mặt cần thiết để đảm bảo sự an toàn trong thanh toán . Cũng nh trong quá trình sản xuất kinh doanh, giảm tối đa rủi ro về lãi suất. Cần áp dụng các biện pháp tăng tốc độ thu tiền, giảm tốc độ chi, có nhiều cách tăng tốc độ thu tiền mặt nh áp dụng chính sách chiết khấu hợp lý, thiết lập hệ thống thanh toán qua ngân hàng đối với những khách hàng lớn, tổ chức bộ phận làm công tác nhắc nhở và thu hồi nợ.

Khai thác triệt để nguồn tiền mặt nhàn rỗi của doanh nghiệp nhằm giảm chi phí về vốn và tăng thu. Có nhiều cách để thực hiện nh đem gửi ngân hàng, cho các doanh nghiệp có uy tín sử dụng, bổ xung vốn cho các dự án đầu t đang hoạt động hiệu quả ...

Kết luận

Vốn là một trong những yếu tố quan trọng của quá trình sản xuất kinh doanh.Việc sử dụng vốn hợp lý luôn là mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp. Giải quyết vấn đề quản lý và sử dụng vốn trong doanh nghiệp nh thế nào để có hiệu quả tốt nhất tôi đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp với đề tài “ Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH TM-CN Thanh Tùng”.

Nội dung luận văn đề cập đến các vấn đề về lý thuyết cũng nh thực trạng sử dụng vốn của các doanh nghiệp Nhà nớc nói chung và Công ty TNHH TM-CN Thanh Tùng nói riêng. Trong đó đã đi sâu nghiên cứu, phân tích về hiệu quả sử dụng vốn cố định, vốn lu động và một số chỉ tiêu tài chính phản ánh thực trạng quản lý tiền mặt của công ty trong các năm 2000, 2001, 2002.

Bằng phơng pháp tổng hợp và phân tích số liệu, với ý thức nghiên cứu nghiêm túc tôi nhận thấy tình hình sử dụng vốn tại Công ty TNHH TM-CN Thanh Tùng trong những năm qua là tơng đối tốt, tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế về tính ổn định của sự tăng trởng vốn cố định, về hiệu quả sử dụng vốn lu động, và những bất cập về khả năng thanh toán của công ty nhất là khả năng thanh toán tức thời các khoản nợ ngắn hạn.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trên trong đó có những nguyên nhân về yếu tố quản lý, điều hành sản xuất của công ty. Với những nhận xét trên cùng với sự hớng dẫn, góp ý của cô giáo Phan Thị Hạnh, tôi đã mạnh dạn đa ra một số giải pháp để hoàn thiện hơn việc sử dụng vốn tại Công ty TNHH TM-CN Thanh Tùng.

Song thời gian tiếp xúc với thực tế có hạn, hiểu biết trong lĩnh vực còn nhiều hạn chế nên những phân tích trong đề tài cũng nh những suy nghĩ ban đầu có tính chất gợi mở sẽ không tránh khỏi những khiếm khuyết. Tôi rất mong các thầy cô giáo, các bạn sinh viên quan tâm đến vấn đề hiệu quả sử dụng vốn nói chung, nghiên cứu và đóng góp ý kiến với mục đích hoàn thiện

hơn công tác quản lý và sử dụng vốn ở công ty ngày một tốt hơn, thích hợp hơn trong điều kiện hiện nay.

Tôi xin chân thành cám ơn các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế pháp chế trờng Cao đẳng kinh tế kỹ thuật công nghiệp I, tập thể cán bộ phòng Tài chính – Kế toán Công ty TNHH TM-CN Thanh Tùng, đặc biệt gửi lời cám ơn sâu sắc tới giáo viên hớng dẫn cô Kim Anh đã tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành báo cáo tốt nghiệp này.

Một phần của tài liệu 594 Lợi nhuận và các giải pháp góp phần tăng lợi nhuận tại Công ty cổ phần phát triển công nghệ nông thôn (86tr) (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(42 trang)
w