1.4 Kinh nghiệm của Trung Quốc và Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam về
1.4.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam về tăng cường năng lực cạnh tranh
Ngân hàng thương mại trong bối cảnh hội nhập quốc tế
1.4.2.1 Về phía Chính Phủ
- Tạo một môi trường kinh doanh tiền tệ công bằng, mang tính thị trường để tăng
cường năng lực cạnh tranh bình đẳng cho các NHTM trong quá trình tự do hóa
theo một lộ trình có kiểm sốt, bao gồm: cải cách lãi suất nhằm đưa các mức lãi
suất về sát với cung cầu thị trường; tự do hoá lãi suất thị trường liên ngân hàng; dỡ
bỏ các hạn chế đối với việc cho vay bằng ngoại tệ; tiến tới tự do hoá lãi suất cho
vay và lãi suất tiền gửi.
Tiến trình này sẽ từng bước giảm bớt sự can thiệp của Nhà nước vào hoạt động
kinh doanh của NHTM, giúp các NHTM trong nước tăng cường tính chủ động
trong kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và tăng khả năng cạnh tranh.
- Ngồi ra, Chính phủ cũng cần có những biện pháp để hỗ trợ tăng cường năng lực
tài chính của các NHTM như: tăng vốn cho các NHTM để đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn theo thông lệ quốc tế; xử lý nợ xấu của các NHTM NN; khuyến khích các NHTM bán một phần cổ phiếu cho nhà đầu tư nước ngoài như một biện pháp tăng vốn, tăng cường năng lực quản lý, tiếp thu công nghệ mới; và nâng cao công tác kiểm tra, giám sát năng lực quản trị, năng lực tài chính của các NHTM theo thơng lệ quốc tế.
1.4.2.2 Về phía các Ngân hàng thương mại
Tăng cường năng lực cạnh tranh thông qua phát triển sản phẩm dịch vụ để chiếm lĩnh
thị phần, tăng lợi nhuận. Các sản phẩm dịch vụ này phải được thực hiện thành một
chiến lược kiên quyết, triệt để, trên cơ sở xem xét các thế mạnh cũng như điểm yếu
của các NHTM trong nước trong tương quan so sánh với NHTM nước ngồi. Bên cạnh đó, tạo được sự tin tưởng và lòng trung thành của khách hàng đối với ngân hàng là hết sức quan trọng để làm cơ sở cho ngân hàng đưa ra những sản phẩm mới đến với khách hàng, từ đó mở rộng thị phần. Việc phát triển các sản phẩm mới không loại trừ
31
sản phẩm dịch vụ là thế mạnh của NHTM nước ngoài tại nước sở tại nhưng NHTM trong nước có thể tận dụng lợi thế đi trước và sự am hiểu truyền thống, tập quán văn hóa xã hội của quốc gia để phát triển các dịch vụ này như một thế mạnh cạnh tranh.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 đã nêu lên một cách khái quát về năng lực cạnh tranh của NHTM, những tiêu chí để đánh giá năng lực cạnh tranh của NHTM dựa trên chính những đặc điểm của các NHTM và những yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của NHTM.
Bên cạnh đó, chương 1 cũng nêu lên ý nghĩa của việc nâng cao năng lực cạnh tranh
của các NHTM đối với sự phát triển kinh tế của một quốc gia trong thời kỳ hội nhập. Cuối cùng, chương 1 đưa ra một tham khảo về tiến trình nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM Trung Quốc trong giai đoạn chuẩn bị và sau khi gia nhập WTO để các NHTM Việt Nam có thể xem xét như một bài học kinh nghiệm.
Những cơ sở lý luận này là tiền đề để phân tích năng lực cạnh tranh của hệ thống
NHTM Việt Nam ở chương 2 tiếp theo đây và đưa ra một số đề xuất nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM Việt Nam trong chương 3.
32
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM HIỆN NAY
33