Tiếp cận với thị trường vốn quốc tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá năng lực cạnh tranh của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 80 - 82)

5. Kết cấu luận văn

2.4.2 Tiếp cận với thị trường vốn quốc tế

Mở cửa sẽ khiến các rào cản với thị trường quốc tế nói chung và thị trường vốn nói riêng dần được dỡ bỏ. Các doanh nghiệp nước ta, trong đó có các NHTM, sẽ tiếp cận được với nhiều nguồn vốn, nhiều hình thức huy động vốn đa dạng ở các nước tiên tiến trên thế giới.

Gia nhập WTO sẽ giúp hệ thống NHTM Việt Nam tiếp cận một cách dễ dàng với các nguồn vốn từ thị trường tài chính quốc tế thông qua việc phát hành trái phiếu, niêm yết cổ phiếu trên các thị trường chứng khoán quốc tế để thu hút nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài. NHTM Việt Nam sẽ trở nên linh hoạt hơn trong việc phản ứng với các diễn biến của thị trường trong nước và quốc tế để tối đa hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro.

Từ đầu năm 2009, khi Chính phủ phát hành thành cơng đợt chào bán trái phiếu tại thị trường vốn quốc tế đã góp phần mở rộng hơn cơ hội huy động tại thị trường nước ngoài cho các doanh nghiệp Việt Nam. Vincom và KBC đã phát hành thành công trái phiếu chuyển đổi tại thị trường chứng khốn nước ngồi; gần đây nhất Hoàng Anh Gia Lai cũng bán thành công cho Temasek (Singapore) hơn 1.000 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi… Hiện một số doanh nghiệp niêm yết lớn như Vinamilk, REE, Sacombank, PVFC... cũng đã có dự tính hoặc đang tiến hành các thủ tục niêm yết tại Singapore.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải đối mặt với 3 khó khăn chủ yếu trong việc niêm yết tại thị trường nước ngồi. Đó là:

 Thứ nhất là sự khác biệt về chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) và chuẩn mực kế

toán Việt Nam (VAS), mặc dù chuẩn mực kế toán Việt Nam cũng vận dụng chuẩn mực kế toán quốc tế. Khác biệt lớn nhất, theo IAS, giá trị tài sản được ghi nhận theo giá trị thị trường, trong khi theo VAS, giá trị tài sản lại ghi nhận theo nguyên tắc giá gốc. Do đó, doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp Nhà nước, thường được định giá thấp hơn giá trị thị trường khi tiến hành cổ phần hóa liên quan đến vấn đề sở hữu và phạm vi quyền sử dụng đất tập thể.

 Thứ hai, ngoài các yêu cầu về vốn và lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh

doanh như quy định phải có lợi nhuận trước thuế tích lũy ít nhất 7,5 triệu USD trong 3 năm tài chính gần nhất khi niêm yết trên thị trường chứng khoán Singapore – một thị

trường nước ngoài tiêu biểu, các doanh nghiệp Việt Nam cịn gặp khó khăn trong việc đáp ứng các quy định về quản trị cơng ty, kiểm sốt nội bộ.

 Thứ ba là khung pháp lý cho họat động niêm yết trên thị trường nước ngồi đã

có nhưng chưa đủ và thiếu các văn bản hướng dẫn cụ thể.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá năng lực cạnh tranh của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)