Quy định về chuyển giá hiện nay mang nặng tính nghiệp vụ với mục đích xác định lại giá mà chưa có quy định cụ thể về điều kiện và trách nhiệm trong việc
thực hiện biện pháp này. Khơng có quy định nào buộc doanh nghiệp thực hiện chuyển giá phải chịu trách nhiệm pháp lý cho hành vi của mình. Biện pháp chuyển giá hiện chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi có các đơn vị liên kết. Trong khi đó, doanh nghiệp trong nước cũng thực hiện chuyển giá từ doanh nghiệp đang hoạt động sang doanh nghiệp mới thành lập hoặc đang được hưởng ưu
đãi thuế hay ngược lại. Doanh nghiệp đang hoạt động sẽ chấp nhận bán lỗ để
chuyển thu nhập sang doanh nghiệp đang hưởng ưu đãi. Như vậy ở những doanh nghiệp này mặc dù có thu nhập nhưng được miễn hay giảm thuế nên tránh được thuế một cách hợp pháp. Chính vì chưa có quy chế xử phạt, xác định trách nhiệm rõ ràng nên việc chuyển giá hiện nay chưa được kiểm sốt một cách có hiệu quả. Các biện pháp chống chuyển giá hiện mới chỉ được ghi nhận tại thông tư 13/BTC-
8/3/2001. Trong khi đó thực tế chuyển giá còn xảy ra rất đa dạng ở các loại hình kinh doanh khác. Do đó, để thực hiện biện pháp chống chuyển giá có hiệu quả
chúng ta cần lưu tâm các vấn đề sau:
Mở rộng phạm vi áp dụng biện pháp chuyển giá đối với các đơn vị liên kết
trong nước mà thực tế hiện nay xảy ra rất nhiều hiện tượng chuyển giá.
Cần quy định biện pháp xử lý đối với cán bộ thuế chuyên quản nếu bỏ qua hành vi chuyển giá ở các đơn vị mình quản lý và đối với các đơn vị có hành vi chuyển giá. Theo kinh nghiệm của các nước OEDC thì các doanh nghiệp sẽ bị phạt tỷ lệ rất cao trên khoản chênh lệch chuyển giá (khoảng 25%-40%).