Các giải pháp điều kiện

Một phần của tài liệu Tín dụng chứng từ trong hoạt động nhập hẩu tại Trung tâm XNK - Tổng công ty cơ khí xây dựng (Trang 38 - 41)

III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THANH TOÁN BẰNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TRONG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU

7. Các giải pháp điều kiện

7.1. Giải pháp của ngân hàng trong giao dịch thanh toán tín dụng chứng từ chứng từ

Trong điều kiện kinh doanh hiện nay, vốn rất cần để mỗi đơn vị thực hiện các hoạt động kinh doanh và đem lại hiệu quả cao.

Như chúng ta đã biết trong hoạt động xuất nhập khẩu thì việc nhận hàng và thanh toán sẽ mất nhiều thời gian do cả hai bên đều tốn thời gian do ở những nước khác nhau và do tính chất của phương thức tín dụng chứng từ đòi hỏi người bán phải lập bộ chứng từ phù hợp với thư tín dụng. Về phía mình để đảm bảo an toàn tiền vốn của mình ngân hàng đã bắt người nhập khẩu khi mở thư tín dụng phải ký quỹ, đa số phải ký quỹ cao tới 100% giá trị của hợp đồng. Đối với ngân hàng mà Trung tâm có mối quan hệ uy tín lâu năm thì tỷ lệ ký quỹ có thấp hơn nhưng ngân hàng lại phải xem xét kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh có đạt không, phương án kinh doanh như thế nào, tài sản thế chấp để xác định hạn mức tín dụng mở L/C. Ngân hàng xem xét số lượng L/C mà các đơn vị xuất trình qua ngân hàng được thanh toán là bao nhiêu so với số lượng L/C mở. Đối với khách hàng đa số ngân hàng tạo điều kiện thuận lợi để họ mở L/C bằng tỷ lệ ký quỹ thấp tương đối. Việc xác định tỷ lệ ký quỹ L/C, xác định hạn mức tín dụng cấp cho khách hàng là bao nhiêu, trên cơ sở nào để đảm bảo cho ngân hàng không gặp rủi ro và tạo điều kiện thuận lợi kinh doanh cho khách hàng.

7.2. Một số kiến nghị về luật nhà nước trong thanh toán

Việt Nam bước vào nền kinh tế thị trường. Hoạt động ngân hàng sôi động nhất khi có sự hiện diện ngày càng nhiều của các nhà đầu tư nước ngoài đặc biệt là các chi nhánh ngân hàng lớn trên thế giới. Thanh toán xuất nhập

khẩu của các nước tăng không những về kim ngạch mà còn về quy mô nhưng mặt trái của nó là tranh chấp phát sinh ngày càng nhiều và phức tạp đòi hỏi sự xét xử kịp thời và công minh của các cơ quan pháp luật đưa vào pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế. Nhưng hiện nay không có văn bản nào trong luật của Việt Nam đề cập đến mối quan hệ pháp lý giữa giao dịch hợp đồng ngoại thương của người mua hoặc người bán với giao dịch chứng từ ở ngân hàng.

Để thực thi cơ chế quản lý ngoại hối, ngân hàng Việt Nam có những văn bản quy định trách nhiệm kiểm tra của các chứng từ có liên quan khi chuyển tiền ra nước ngoài của khách hàng. Thế nhưng trong nghiệp vụ thanh toán xuất nhập khẩu các ngân hàng không được hướng dẫn cụ thể việc kiểm tra giấy phép khi phát hành thư tín dụng. Cho nên cần có những văn bản quy định các ngân hàng trong việc kiểm tra giấy phép nhập khẩu khi ngân hàng phát hành thư tín dụng.

Trong nghiệp vụ thanh toán xuất nhập khẩu, các ngân hàng thương mại đã và đang vận dụng các thông lệ quốc tế không chỉ trong lĩnh vực ngân hàng mà còn trong các lĩnh vực khác như vận tải, bảo hiểm nhằm bảo vệ quyền lợi của mình. Tuy nhiên các biện pháp này đạt hiệu quả như thế nào còn tùy thuộc vào các quy định trong nước. Vì vậy cần phải có văn bản pháp lý quy định rõ vấn đề này trong quá trình thực hiện hợp đồng.

Giao dịch tín dụng chứng từ là dịch vụ của ngân hàng. Mối quan hệ này cũng cần phải được pháp lý hóa trên cơ sở luật pháp quốc gia. Vì vậy cần phải có quy chế văn bản hướng dẫn giao dịch thanh toán xuất nhập khẩu, giao dịch này tuy là của ngân hàng nhưng liên quan đến nhiều ban ngành trong nước như Bộ Thương mại, Tổng cục Hải quan, phòng Thương mại… Nên cần sự chặt chẽ của các cơ quan hữu quan tạo sự nhất quán cho việc ban hành cũng như áp dụng và thi hành để phân định rõ quyền lợi và trách nhiệm của các bên trong giao dịch thanh toán.

KẾT LUẬN

Thanh toán là khâu quan trọng trong kinh doanh nhập khẩu của Trung tâm. Kinh doanh hàng nhập khẩu có hiệu quả kinh doanh không cũng dựa vào một phần lớn trong thanh toán. Vì thế việc tổ chức tốt công tác thanh toán tín dụng chứng từ trong Trung tâm có phần rất lớn trong việc thúc đẩy Trung tâm phát triển và tăng lợi nhuận cho Trung tâm và góp phần cải thiện các mối quan hệ kinh tế.

Trong xu thế toàn cầu hóa, đòi hỏi Trung tâm phải nhanh chóng mới có thể thích ứng với hoàn cảnh mới, có như vậy Trung tâm mới có thể tồn tại và phát triển được. Những kết quả đạt được trong những năm qua về hoạt động kinh doanh nhập khẩu là tiền đề để Trung tâm đạt được kết quả cao hơn những năm tiếp theo.

Qua thời gian thực tập tại Trung tâm, bằng kinh nghiệm thực tế trong quá trình thực tập cùng những vốn tích lũy tại nhà trường, em đã cố gắng đề cập tới mọi khía cạnh của công tác thanh toán tín dụng chứng từ trong hoạt động nhập khẩu tại Trung tâm. Tuy nhiên do kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế nên bài viết không tránh khỏi thiếu sót. Rất mong ý kiến đóng góp của thầy Lê Nam Long để bài viết được hoàn thiện.

Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Lê Nam Long và các anh chị phòng kinh doanh xuất nhập khẩu Trung tâm XNK - Tổng công ty cơ khí xây dựng đã giúp em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này.

Sinh viên

Một phần của tài liệu Tín dụng chứng từ trong hoạt động nhập hẩu tại Trung tâm XNK - Tổng công ty cơ khí xây dựng (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(41 trang)
w